11 octobre 2015

Công an tuyên bố nạn nhân Đỗ Đăng Dư tử vong sau khi tạm giam trái phép gần 2 tháng

Huyền Trang

GNsP – Như GNsP đã loan tin, vào chiều ngày 07.10, tại bệnh viện Bạch Mai, bà Đỗ Thị Mai, mẹ của Đỗ Đăng Dư, từng quả quyết: “Có nhiều kiến bò xung quanh người của Dư và trên giường, chất dịch màu vàng từ người Dư chảy ra. Cháu chết rồi, chỉ còn mỗi tim đập một ít thôi” do được trợ giúp bằng máy thở. Nhưng mãi đến tối ngày 10.10.2015, Công an mới chính thức tuyên bố với gia đình thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, sống tại Hà Nội, đã qua đời, sau khi nạn nhân bị tạm giam trái phép gần 2 tháng với tình nghi lấy trộm hai triệu đồng của hàng xóm.


Công an yêu cầu gia đình ký vào lệnh thả người
Trước khi bệnh viện và bên phía công an công bố về cái chết của nạn nhân Dư, phía bệnh viện nói với gia đình Dư rằng, “Dư bị tiêu chảy, chuyển sang hôn mê, biến chứng sang viên màng não”, ông Trương Dũng, một người hoạt động xã hội, kể lại với GNsP khi bà Đỗ Thị Mai cho ông biết.
“Công an đề nghị và cố gắng thuyết phục gia đình Dư ký vào lệnh thả người, nhưng bà Mai kiên quyết không đồng ý, công an làm như thế để phủi trách nhiệm.” Ông Trương Dũng nói thêm.
Gia đình quyết tâm làm sáng tỏ vụ việc và giải oan cho Dư
Gia đình bà Mai kiên quyết đi tìm công lý cho em Dư. Chị của Dư là Đỗ Thị Trúc phẫn uất: “Tôi cảm thấy mất mát và đau buồn. Tôi muốn đòi lại công bằng cho em của tôi. Công an không có lương tâm gì cả, chỉ [tình nghi lấy cắp] hai triệu đồng mà họ đánh em tôi đến chết.”
“Tôi muốn giải oan cho em tôi. Tôi đi làm xa về thì thấy em tôi nằm bất động một chỗ, tôi rất cảm thương cho em tôi nhưng không biết làm thế nào. Trước khi bị bắt, em tôi là người khỏe mạnh, bây giờ lại…” Anh Đỗ Đăng Khoa, anh của Dư, chua xót.
Hiện nay, có hai Luật sư là Ls Trần Thu Nam và Ls Lê Văn Luân nhận lời tham gia bào chữa cho gia đình.
Nỗi đau xé lòng của bà Đỗ Thị Mai, mẹ của Dư. Ảnh: Châu Đoàn
Gia đình bà Mai cầm biểu ngữ trước nhà tang lễ bệnh viện. Anh Đỗ Đăng Khoa -anh của Dư, bà Đỗ Thị Mai -mẹ của Dư, chị Đỗ Thị Trúc -chị Dư (từ trái qua phải). Ảnh: Fb Nguyen Lan Thang
Cùng đồng hành với gia đình
Cảm thấu được nỗi đau mất mát tang thương của gia đình, khoảng 20 dân oan, những người hoạt động xã hội dân sự đến nhà tang lễ của bệnh viện, thức suốt đêm, đồng hành cùng với gia đình Dư trong đêm 11.10. Chị Thảo bày tỏ: “Tôi muốn cho xã hội biết rằng, nếu hôm nay, chúng ta không lên tiếng thì hôm nay là gia đình em Dư, ngày mai là chúng ta –hơn 90 triệu người dân VN- ai cũng có thể là nạn nhên của chế độ công an trị. Bước chân vào đồn công an như bước chân vào cửa tự, cuộc sống rất mong manh. Những người công an trên đất nước này và nhà chức trách phải chịu trách nhiệm về cái chết của em Dư.”
Có mặt tại bệnh viện an ủi gia đình Dư, nhà hoạt động xã hội, ông Nguyễn Lân Thắng, chia sẻ: “Không được vô cảm, thờ ơ trước tội ác của xã hội vì không ai có thể biết được là ngày mai chính mình, hay người thân của mình cũng sẽ trở thành nạn nhân và chúng ta phải đấu tranh tất cả sự nỗ lực để xã hội được tốt đẹp hơn. Ngoài sự ủng hộ về mặt tinh thần cho gia đình, chúng tôi tư vấn cho gia đình về các vấn đề như phương pháp truyền thông, đưa thông tin, trả lời phỏng vấn… các bước chuẩn bị mời luật sư và các vấn đề pháp lý đấu tranh để đòi lại quyền lợi của em Dư.”
Được biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, những người hoạt động xã hội kết nối các tổ chức xã hội nhân quyền quốc tế với gia đình Dư, và Cao Ủy LHQ đã tìm hiểu vụ việc của em Dư.
“Gia đình cảm thấy yên tâm khi có sự đồng hành của các anh chị, nếu không có họ thì gia đình không biết đòi lại công bằng cho em trai em như thế nào”, chị Đỗ Thị Trúc –chị Dư- cảm kích.
Theo những nhà hoạt động xã hội cho biết, luôn có công an mặc thường phục lẫn sắc phục túc trực 24/24 canh gác gia đình bà Mai.
Một số nhà hoạt động dân chủ đồng hành với gia đình và cầm biểu ngữ trước nhà tang lễ bệnh viện. Ảnh: Fb Nguyen Lan Thang
Blogger Nguyễn Lân Thắng và cô Thảo cầm biểu ngữ phản đối công an giết người. Ảnh: Fb Nguyen Lan Thang
Dư luận phẫn nộ
Người đầu tiên đưa tin về em Đỗ Đăng Dư trong tình trạng nguy kịch, sau khi bị tạm giam gần hai tháng do nghi lấy trộm 2 tiệu đồng của hàng xóm, là bà Thúy Nga, sống ở Hà Nam. Sự can đảm dấn thân của bà Nga cùng với lòng quan tâm, cộng hưởng của cộng đồng giúp người dân VN không thể câm lặng trước cái chết oan của em Dư. Mỗi người dân VN -chính là nạn nhân Dư- khi sống trong một xã hội phân hóa, đầy rẫy bất công, đạo đức luân thường đảo lộn.
Trên facebook, bà Thúy Nga viết: “Cảm ơn mạng FB mà nhiều người dân không vô cảm trước cái chết đau thương của em Đỗ Đăng Dư bị công an tra tấn cho tới chết. Khi người dân không vô cảm trước tội ác của công an thì ắt tội ác sẽ phải rút lui. Tôi tin là tình người sẽ cảm hóa được những người công an mang tư tưởng độc ác họ sẽ sớm biết thức tỉnh lương tâm để về với cái thiện. Công lý cho em Dư phải được thực thi vì tình người còn nhiều lắm em ạ, hãy sớm bình an trong giấc ngủ ở thế giới bên kia em nhé, chị luôn cầu nguyện cho em.”
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấu hiểu được cái chết oan của em Dư, nhiều dị nghị về cái chết oan uất này vẫn được đồn thổi. Anh Lý Quang Sơn, sống ở Hà Nội, cho biết: “Đang ngồi quán cơm, mình đọc to thông tin em Đỗ Đăng Dư bị công an đánh chết. Đọc xong, bà chủ quán bảo ‘phải thế nào thì mới…”. Khách nhao nhao lên nói ‘dù có thế nào cũng không được đánh’. Có người khách nói ‘vụ này có từ ba hôm nay rồi, thằng bé mới 17 tuổi, không được bắt nó chứ đừng nói là đánh chết’. Người khác lại nói ‘cái bọn tham nhũng, nó ăn cắp của dân hàng nghìn tỷ, nó chỉ bị tù vài năm, sao không xử hết tụi tham nhũng đi, công an giỏi lắm mà’. Một ông khách già già ngồi một mình trong một góc quán, từ đầu chỉ tập trung ăn, ngẩng mặt lên ‘địt mẹ bọn công an’. Vâng, chính xác hơn là ‘ĐM công an Chương Mỹ’. Xin Chia buồn cùng gia đình em Dư, mong hương hồn em an nghỉ.”
Theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự, công an chỉ có thể tạm giữ hình sự tối đa 9 ngày. Sau đó, buộc phải có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu không, phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Khi bắt người, tạm giữ, tạm giam… phải có căn cứ, phải theo trình tự, thủ tục Luật định, phải thông báo ngay cho gia đình. Đối với trường hợp cụ thể của em Dư, theo qui định khoản 1 Điều 88 BLTTHS, cho dù công an có đủ căn cứ xác định Dư lấy trộm 2 triệu của hàng xóm, cũng không được tạm giam.
12118898_923201014439054_2015436724578380173_n
Ai sẽ chịu trách nhiệm về cái chết của nạn nhân Dư?
Biến cố của nạn nhân Dư lan tỏa nhanh trên các trang mạng xã hội, công luận bày tỏ niềm thương cảm cho số phận của em, đau xót cho xã hội VN khi toàn quyền nằm trong tay một nhóm người đã sản sinh ra hệ thống công an trị, vô trách nhiệm với sinh mạng cao quý của người dân, và vi phạm ngay chính Công ước Quốc tế Chống tra tấn mà nhà cầm quyền đã tham gia ký kết.
Công an phải chịu trách nhiệm của chết của em Dư. Đó là nhận định của Nhạc sĩ Tuấn Khanh, sống tại Sài Gòn. Trên facebook cá nhân, Nhạc sĩ viết: “Lúc này, công an Quận Hà Đông, Hà Nội, không thể nào biến Công ước Quốc tế Chống tra tấn – đã được Việt Nam ký nhận – chính thức có hiệu lực từ 7-2-2015, trở thành một trò hề. Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết và phê chuẩn tham gia hiệp ước này vào ngày 28-10-2014. Công an Quận Hà Đông, Hà Nội không thể giữ im lặng, biến toàn bộ thành viên Quốc hội VN thành những thằng hề. Việc giam giữ và làm chết trẻ em vị thành niên mà không có người giám hộ, không có luật sư của đương sự tham gia theo đúng quy trình tố tụng, là cách mà công an Quận Hà Đông, Hà Nội đang khinh miệt chà đạp lên luật pháp, biến toàn bộ nền công lý Việt Nam trở thành một sân khấu hề. Phải có một ai đó chịu trách nhiệm. Chắc chắn, vì đất nước Việt Nam không phải đang ở trong tình trạng mất kiểm soát, vô chủ vì chiến tranh và công an Việt Nam cũng không phải đang ở vị trí là kẻ thù, nhằm chống lại nhân dân.”
Công an sẽ tìm mọi giá để phủi trách nhiệm, Blogger Người Buôn Gió, nhận xét: “Trong các vụ đánh chết người, cách giải quyết hàng đầu của công an là làm sao để gia đình mang xác đi tự làm lễ chôn cất. Đạt được điều đó là công an đã giải quyết được 80 % vấn đề. Vì khi xác đã được gia đình chôn rồi, mọi cái còn lại công an sẽ kéo dài lê thê đến khi nỗi đau nhạt dần cùng sự chán nản do theo đuổi kiện tụng. Lúc vận động gia đình đem chôn họ sẵn sàng hứa hẹn, cốp tiền, dùng người thân hay bạn bè thuyết phục đem chôn. Những người này thường đánh vào tâm lý là nên chôn cho người chết an nghỉ, đừng để xác đó đày đoạ người chết, hồn không siêu vong được. Cái này bọn nhà sư , thầy cúng sẽ phán thêm vào. Thường thì 10 trường hợp sẽ đem chôn cất cả 10, rồi nghĩ sẽ đấu tranh sau. Chẳng ai dám khuyên gia đình nạn nhân cứ để xác đó cả, vì như thế về tâm lý người Việt là khuyên ác. Đời cứ éo le thế.”
Được biết, 8 giờ sáng nay ngày 11.10.2015, cơ quan giám định pháp y sẽ mổ tử thi để khám nghiệm.
Xin được phép nhắc lại, nạn nhân Đỗ Đăng Dư bị tình nghi lấy trộm 2 triệu đồng của hàng xóm, bị phát hiện, được dẫn giải lên công an xã và bị tạm giam để điều tra xét hỏi gần hai tháng, sau đó rơi vào tình trạng nguy kịch với nhiều vết thương nặng, bầm tím trên cơ thể. Vào ngày 05.10, công an đưa nạn nhân vào bệnh viện Bạch Mai điều trị. Ngày 10.09, nạn nhân được tuyên bố chính thức là qua đời. Mặc dù, theo gia đình, trước đó em đã có dấu hiệu chỉ còn trái tim đập do sự giúp sức của máy thở.
Trong những năm vừa qua, tình trạng công an lạm quyền tra tấn dã man người dân có xu hướng gia tăng, một số vụ việc được cư dân mạng –cụ thể mạng facebook- tố cáo, vạch trần sự nhũng nhiễu, bạo lực của côn an đã buộc nhà cầm quyền phải đưa ra xét xử một vài vụ án giết người oan kiên này, nổi cộm nhất là vụ án nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên. Tất cả bắt nguồn từ một tiếng kêu than yếu ớt, nhỏ bé, vô vọng nhưng lại trở thành sức mạnh khi cộng đồng cùng góp sức.
Hôm nay, chúng ta không lên tiếng, ngày mai nạn nhân côn an côn đồ sẽ là chính con, em của chúng ta. Thế nhưng, một thông tin cho biết, 700 tờ báo của đảng, không có được một tiếng kêu cho nạn nhân