05 décembre 2015

ĐAN VIỆN THIÊN AN HUÊ BÁO TIN KHẨN VÀ MỜI HIỆP THÔNG

ĐAN VIỆN THIÊN AN HUÊ
BÁO TIN KHẨN VÀ MỜI HIỆP THÔNG
Phóng viên FNA từ Huế ngày 04-12-2015



Kính thưa Quý vị
        Như đã loan trong bản tin của chúng tôi ngày 21-11-2015 (Nhà cầm quyền tiếp tục cướp đất Đan viện Thiên An-Huế), Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công ty HACO Huế, Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong và Công ty dịch vụ Vân Hải đang toa rập với nhau để dứt khoát chiếm đoạt lấy đồi/rừng thông Thiên An, xây dựng nhiều công trình trên đó với mục đích kinh doanh, phá tan môi trường sinh thái, đồng thời xóa hẳn bầu khí thanh tịnh để buộc Đan viện phải di dời.
        Mới đây, Giám đốc Công ty Tiền Phong là Tôn Thất Ái Tín cùng nhân viên của mình gia tăng hăm dọa Đan viện bằng lời khẳng định vô bằng cớ: Lâm trường Tiền Phong là chủ sở hữu vùng đất rừng thông Thiên An. Nhưng không chỉ nói, Công ty này còn phối hợp với Công ty Vân Hải (chuyên cung cấp vệ sĩ) quyết dùng vũ lực để chiếm đồi Đức Mẹ (nẳm trên đường lên tu viện) hòng bán cho một công ty Tàu (Đài Loan) xây dựng khu biệt thự nghỉ mát.
        Trước tình thế đó, Đan viện Thiên An đã gởi thư phản hồi đến Công ty Tiền Phong, cho họ biết tất cả sự thật của vấn đề, đồng thời cũng thông báo tin khẩn đến công luận, với ước mong mọi người cầu nguyện và hiệp thông với Đan viện trong công việc bảo vệ và gìn giữ gia sản của các đan sĩ mà cũng là gia sản chung của nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Thiên An, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Thư phản hồi

        Kính gi : Công ty TNHH Một Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong
        Thưa ông Giám đốc Tôn Thất Ái Tín,
        Kể từ ngày 01-01-2015 (ngày Đan viện Thiên An lợp mái che tượng Đức Mẹ trên phần đất của Đan viện) đến nay, Đan viện Thiên An được nghe trực tiếp từ ông cũng như các nhân viên Lâm trường Tiền Phong về việc Lâm trường Tiền Phong là chủ sở hữu vùng đất rừng thông Thiên An.
        Sau nhiều lần lắng nghe ý kiến của cộng đoàn, nay Đan viện Thiên An chính thức gửi thư phản hồi tới Lâm trường Tiền Phong như sau:
        1. Nguồn gốc:
        Đan viện Thiên An đã hiện diện ở thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế kể từ năm 1940 cho đến nay một cách hợp pháp, được các chế độ Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa nhn quyền pháp nhân. Tài sản đất đai mà Đan viện Thiên An sở hữu là do các Đan sĩ mua từ các thửa đất rừng hoang; được bàn tay các Đan sĩ khai phá, trồng trọt và được chính quyền Việt nam Cộng hòa cấp giấy xác nhận.
        2. Xác lp quyền sở hữu:
        Quyền sở hữu này được (chính quyền) Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam minh nhiên thừa nhn qua Bộ luật Dân dự 2005, điều 170, khoản 1 như sau :
        Căn cứ xác lp quyền sở hữu : Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.
        Đừng tưởng rằng giấy tờ cũ không còn hiệu lực.
        Quyền sở hữu đất đai và quyền được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất của Đan viện Thiên An tiếp tục được Luật Đất đai 2013, điều 170, mục (e) thừa nhn như sau:
        Cấp Giấy chứng nhn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loi giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
        Vậy, chiếu theo các điều luật vừa trích trên thì Đan viện Thiên An chính là sở hữu chủ hợp pháp của rừng thông Thiên An (107 hecta). Đan viện Thiên An chưa nói đến các điều khoản khác của các Bộ Luật để xác minh thêm nơi đây về quyền sở hữu, kể cả sở hữu theo thời hiệu của luật pháp nữa.
        3. Lâm trường Tiền Phong vi phạm Hiến pháp và Pháp luật:
        Tuy nhiên, vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Vì ngày 19-01-1976, ông Lâm Hồng Phấn, Trưởng ty Nông lâm Huế đã đệ đơn xin Đan viện Thiên An nhường ngôi trường Thánh Mẫu của Đan viện cho ty Lâm nghiệp để phục vụ cho việc sản xuất của ty. Và dù chưa được sự đồng ý của Đan viện, Lâm trường Tiền Phong vẫn cho nhân công đến ở và chiếm dụng ngôi trường. Hành động nầy minh chứng Lâm trường Tiền Phong đã vi phạm Hiến pháp 2013, điều 22, khoản 2. Việc chiếm dụng bất hợp pháp có tổ chức nầy xứng đáng để bị qui trách hình sự theo Bộ luật Hình sự 2005 điều 133, điều 135, điều 139 và Bộ luật Hình sự 2009 sửa đổi bổ sung cũng không loại trừ hành vi chiếm đoạt tài sản có tổ chức nầy trong điều 133, điều 135, điều 137, điều 142.
        4. Ai có quyền và ai không có quyền:
        Chiếu theo Luật Dân sự 2005, Điều 173:
        c quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản. 1- Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.
        Do đó, khi chưa có được sự đồng ý của Đan viện Thiên An mà Lâm trường Tiền Phong đã sử dụng và cải tạo ngôi trường theo ý riêng, thì rõ ràng Lâm trường đang đi ngược lại Luật pháp và Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.
        Mặc khác, theo đơn đệ trình vào ngày 19-01-1976 của ông Lâm Hồng Phấn thì ty Lâm nghip chỉ xin Đan viện Thiên An nhường ngôi trường Thánh Mẫu để làm nơi sản xuất chkhông hề xin nhượng quyền sở hữu đất, và Đan viện Thiên An chưa nhượng quyền sở hữu đất cho ai bao gi, ngoại trừ trường hợp vi Ban chỉ huy Quân sự (nhượng ngôi nhà bệnh xá và đất nơi đó).
        Chiếu theo luật Dân sự 2005, điều 599, điều 600, điều 601, Lâm trường Tiền Phong có nghĩa vụ phải hoàn trả cho chủ sở hữu khi chủ đòi lại, vì "không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình" (điều 169, khoản 2).
        5. Đâu là sự thật?
        Việc ông giám đốc Tôn Thất Ái Tín và c nhân viên lâm trường Tiền Phong đã xác định với Đan viện Thiên An rằng: "UBND tỉnh giao đất và quyền sử dụng đất Thiên An cho Lâm trường" thì đâu là sự thật? Có đúng là UBND tỉnh đã có một hành vi hành chánh như thế không? Nếu có sự thật như thế đối với Đan Viên Thiên An, có nghĩa là vi phạm pháp luật về lạm dụng quyền hạn và chức vị để chiếm đoạt tài sản là điều bị nghiêm cấm theo Luật Đất đai 2013, điều 12, khoản 8, và bị qui trách theo Luật Hình sự 2003 và 2009 như đã nói trong số 3 của Thư phản hồi nầy.
        Việc quyểt định giao đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó.
        Thực tế nơi đây:
. Cho đến nay UBND tỉnh chưa hề có giấy thu hồi đất của Đan viện Thiên An.
. Đất chưa thu hồi, đất chưa có trình tự thủ tục và quyết định thu hồi; chưa cho biết lý do thu hồi, chưa làm việc với bên bị thu hồi và nhất là chưa bồi thường thỏa đáng với bên bị thu hồi… mà đã cấp giy quyền sử dụng đất cho lâm trường Tiền Phong là trái với Luật pháp – Hiến pháp của Nhà nước.
        Do đó, chiếu theo Luật Dân sự 2005, điều 256 (Quyền đòi lại tài sản: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoc quyn chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này), thì Đan viện Thiên An buộc Lâm trường Tiền Phong phải hoàn trả lại ngôi trường, đất đai và tài sản mà Lâm trường đang chiếm dụng bất hợp pháp.
        5. Yêu cầu:
        Vậy, với văn thư này, Đan viện Thiên An yêu cầu ông giám đốc và các cơ quan hữu trách xem xét lại tất cả hành vi hành chánh của mình trong quá khứ, hiện tại, nghiêm chỉnh sống "có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và Pháp luật" (Hiến pháp 2013, điều 46) của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để bảo đảm sự công bằng cho cuộc sống cho mọi người và xã hội hôm nay, đặc biệt cho ĐAN VIỆN THIÊN AN chúng tôi.
        Rất mong Quí vị hợp tác và kính chúc Quí vị sức khỏe.


       



       



ĐAN VIỆN THIÊN AN, HUẾ
TIN KHẨN 01-12-2015

Sau tượng Chúa Giê-su bị đập nát, đến lượt tượng Đức Mẹ ở đồi Thiên An bị đe dọa

        Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, vào ngày 06-11-2015, hai ông Tôn Thất Ái Tín (giám đốc công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong) và ông Nguyễn Văn Anh (giám đốc công Ty TNHH Vân Hải, đ/c 50 Bến Nghé, thành phố Huế) đã gởi đến Đan viện Thiên An bản hợp đồng mà họ đã ký kết với nhau, và thông báo cho Đan viện biết:
        1. Công ty Vân Hải có nhiệm vụ bảo vệ rừng, đất rừng, và sẽ tháo dỡ - di dời mái che tượng Đức Mẹ trên đồi Đức Mẹ của Đan viện.
        2. Chưa hết, ngày 25-11-2015, ông Nguyễn Văn Anh, giám đốc Cty Vân Hải tiếp tục gởi giấy thông báo cho Đan viện và yêu cầu Đan viện phải tự tháo dỡ mái che tượng Đức Mẹ ở trên đồi Đức Mẹ Thiên An trước ngày 08-11-2015, nếu Đan viện không tự tháo dỡ thì công ty Vân Anh sẽ tháo dỡ.
        3. Đặc biệt vào đêm ngày 17-05-2015, chính quyền đã cho người tháo dỡ tượng Chúa Chịu Nạn trong khu vườn tràm phía sau Đan viện. Sau khi đập vỡ tượng, họ vứt tượng ở khe Độn Dài, cách Đan viện khoảng hơn Km. Đan viện đã tìm lại được và đang giữ để làm chứng cứ.
        Thưa quí vị, 107 hecta rừng thông Thiên An là tài sản mà Đan viện Thiên An đã bỏ ra bao công sức mồ hôi vun trồng. Hiện nay tổng diện tích 107 hecta này vẫn còn bìa đỏ hợp lệ (Bản đồ Giải thửa được Ty Điền địa Thừa Thiên-Huế cấp ngày 17-05-1969) và trên phần đất này vẫn còn đó các công trình của Đan viện như:
- Bệnh xá và trại ký nhi viện (nay là trường Chỉ huy Quân sự tỉnh)
- Trường tiểu học Thánh Mẫu (nay đang bị lâm trường Tiền Phong chiếm dụng).
- Hồ cá Thiên An (nay là trại cung cấp cá giống của tỉnh).
- Vườn cam và giếng nước ở đồi Đức Mẹ (đã bị nhân viên Lâm trường Tiền Phong bán cho bà Bội Trân, một vụ mua bán bất hợp lệ!!!).
- Đồi Đức Mẹ (xây dựng 1946)
- Đồi Thánh Giá1 (xây dựng 1948)
- Đồi Thánh Giá 2 (nghĩa trang Đan Viện + giáo xứ Thiên An).
        Thưa quí vị, 107 hecta rừng thông của Đan viện Thiên An, xét về mặt môi trường, nó là lá phổi của thành phố Huế; xét về mặt du lịch, nó là một cảnh quan du lịch sinh thái duy nhất mà thành phố du lịch Huế được thừa hưởng từ Đan viện. Vậy mà, vào năm 2002, chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã giao đất và rừng thông Thiên An cho Công ty Du lịch Cố đô Huế; họ đã ngang nhiên cưa, chặt, ủi và phá nát 49 hecta đất và rừng thông của Đan viện Thiên An. Tỉnh đã dùng hơn 70 tỷ đồng của ngân sách nhà nước để xây dựng khu Du lịch Vui chơi Thủy Tiên. Tuy nhiên, sau ba năm hoạt động, toàn bộ số tiền trên đã bốc khói, công trình khu du lịch Thủy Tiên đã đổ nát…; nơi mà trước đây họ dự trù sẽ là công viên cho người dân thành phố Huế đến vui chơi thì nay chỉ còn là chỗ để các nhân viên Cty Du lịch Cố đô Huế nuôi thả súc vật (thả bò - thả dê)… và cuối cùng, tỉnh đã bán công trình trên cho công ty TNHH HACO Huế.
        Sau khi đã thành công trong việc chiếm đoạt 49 hecta rừng thông Đan viện Thiên An, chính quyền tỉnh vẫn thấy chưa thỏa mãn, họ tiếp tục dùng công ty TNHH NN Lâm nghiệp Tiền Phong như một con bài để cướp phần đất còn lại của Đan việnThiên An. Chính ông giám đốc Tôn Thất Ái Tín và các nhân viên Lâm trường Tiền Phong lên gặp Đan viện và nói miệng với Đan viện rằng: Tỉnh đã giao đất và rừng thông Thiên An cho Lâm trường Tiền Phong rồi, từ nay Lâm trường Tiền Phong là chủ sở hữu đất – và rừng thông của Đan viện. Vì vậy, ngày 05-11-2014, báo Thừa Thiên Huế Online đã đăng bài viết của tác giả T. Hoài: Tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt chi tiết xây dựng Khu Du lịch Hồ Thủy Tiên, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, với tổng diện tích là 63 hecta. Công trình này được giao cho Công ty TNHH HACO Huế và các cơ quan liên quan thực hiện.
        Như đài Vatican đã loan tin, được biết trong buổi tiếp kiến sáng ngày 21-11-2015, Đức Thánh cha Phanxicô đã kêu mời ‘Nâng đỡ các đan sĩ’, ngài nói: “Để các cộng đồng chiêm niệm có thể chu toàn sứ mạng quan trọng trong kinh nguyện, trong thinh lặng cần cù làm việc, chúng ta đừng để họ bị thiếu sự gần gũi tinh thần và vật chất của chúng ta” (Vatican 18-11-2015. G. Trần Đức Anh OP). Vậy, trước tình hình Đan viện Thiên An đang bị bức tử, chúng tôi thông báo và xin mọi người, bằng nhiều cách: hãy cầu nguyện, và hiệp thông với chúng tôi trong công việc bảo vệ và gìn giữ gia sản mà cha ông đã bao đời gầy dựng nên. Chúng tôi xin hết lòng tri ân quí vị và xin Thiên Chúa chúc lành quí vị được an bình trong sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.        Kính chào quí vị !
        Thiên An, ngày 01 tháng 12 năm.2015…
        T/M Đan Viện Thiên An


       
        Antoine Nguyễn Huyền Đức OSB


       
        Thay lời kết
        Cách đây khoảng một tuần, trung tá công an tên Việt, đặc trách theo dõi Công giáo tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, có gặp vị đan sĩ mang nhiệm vụ chuyển tài liệu về vụ việc nói trên đến linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi để nhờ Linh mục phổ biến trên mạng. Trung tá Việt hăm dọa vị đan sĩ:
        - Thầy đưa tài liệu cho ông Lợi là một người đang làm chính trị, nhờ ông ta bình luận và phổ biến, như thế là biến công việc đấu tranh tôn giáo của mình thành công việc đấu tranh chính trị !?!
        (Ừ thì cứ cho là linh mục Lợi làm chính trị đi, nhưng đây là chính trị công dân, có nội dung bênh vực sự thật, đòi hỏi công lý, thực thi tình thương, nhất là đối với những ai đang bị áp bức. Đấu tranh tôn giáo của đan viện Thiên An trong trường hợp này cũng là đấu tranh chính trị theo nghĩa đòi lại nhân quyền bị bạo quyền bất công tước đoạt).
        Trung tá Việt còn hăm dọa tiếp:
        - Nếu thầy còn tiếp tục đi gặp ông Lợi thì tôi không bảo đảm an ninh cho thầy!
        (Công an ăn lương của dân mà không bảo đảm an ninh cho dân thì làm gì? Phải chăng sẽ hóa trang thành côn đồ để đánh dân, như hàng ngàn hàng vạn vụ đang từng ngày xảy ra trên đất nước. Hôm nào đó vị đan sĩ hiền lành ấy, chẳng bao giờ gây thù oán cho ai, mà bị chận đánh trên đường, thì thế giới hãy nhớ lại kẻ nào đã nói ra lời hăm dọa trên và biết ngay ai là thủ phạm).
        Phóng viên FNA (Free News Agency) tường trình từ Huế ngày 04-12-2015.

Dưới đây là một vài hình ảnh tài liệu


Tượng Đức Mẹ và mái che mà nhà cầm quyền đang muốn triệt hạ


Tượng Chúa Chịu Nạn bị đập vỡ đêm 17-05-2015


Công trình phục vụ đồng bào của Đan viện, nay đã không còn


Nhà vườn Bội Trân, xây trên đất cướp của đan viện