18 mars 2016

Người tự ứng cử tiếp tục ‘vượt rào’ ở Việt Nam

17-3-2016
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trước tòa thị chính của một thành phố ở Trung Quốc với chiếc áo No-U phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông là một trong những ứng viên đầu tiên tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa tới. Courtesy photo
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trước tòa thị chính của một thành phố ở Trung Quốc với chiếc áo No-U phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông là một trong những ứng viên đầu tiên tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa tới. Courtesy photo
Gần 50 người tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội vượt qua “trở ngại” là vòng hiệp thương thứ hai, sau khi xuất hiện cáo buộc rằng “có tổ chức phản động” đứng sau một số người.
Truyền thông trong nước đưa tin, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thủ đô của Việt Nam hôm 17/3 đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú
.Hàng chục người tự ứng cử trên địa bàn, trong đó có tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nằm trong danh sách gần 100 người đã được thông qua.
Ông Diện cho VOA Việt Ngữ biết:
“Sáng hôm nay, 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới thiệu, và 48 người, người ta tự ứng cử. Như vậy, có thể nói, đến 13 giờ chiều hôm nay, có thể khẳng định rằng trong 48 người tự ứng cử này thì không có một người nào được các thế lực thù địch, hay các tổ chức phản động, tài trợ cả. Nếu có như vậy thì người ta sẽ bị gạt trong danh sách ngay sáng hôm nay”. 
Một ngày trước đó, nhiều tờ báo trong nước dẫn nguồn tin giấu tên trong “tiểu ban an ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia cho rằng có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận động bầu cử cho một số người”.
Cáo buộc này, theo tiến sỹ Diện, ngay lập tức đã “gây bức xúc” trong “giới nhân sỹ trí thức, bản thân cá nhân, gia đình, bạn bè” [của những người tự ứng cử], và “họ đã nhanh chóng gửi đơn thư để yêu cầu Hội đồng Bầu cử Quốc gia làm rõ về vấn đề này”.
Trước đó, truyền thông trong nước đưa tin, trong một cuộc tiếp xúc cử tri cũng tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng “không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng, nhà nước những phần tử thế này thế khác”.
Sau những tuyên bố như vậy, hôm nay, tin cho hay, nhiều ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã bày tỏ quan điểm, trong đó có Thiếu tướng Lê Mã Lương. Báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Lương nói rằng ông nghĩ “không nên chỉ nói như thế, nếu được hãy cung cấp rõ ràng, cụ thể vì nói như vậy sẽ làm phương hại đến tất cả những người tự ứng cử”.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người tự ứng cử khác, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc các ứng viên tự đề cử được thông qua là một tín hiệu “tích cực”.
Ông nói thêm:
“Những người tham gia hội nghị hiệp thương lần thứ hai này, mấy hôm trước, họ còn nói loại người này, loại người kia, và họ cũng đưa những tin để lót đường cho việc loại này, nhưng mà sáng hôm nay, các vị tham gia hiệp thương đó đã thông qua mà không loại người nào cả. Trong bối cảnh hiện nay, theo quy định hiện hành, tôi nghĩ đấy là một dấu hiệu tốt”.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, hôm nay, 100% đại biểu có mặt tại hội nghị Hiệp thương lần thứ hai bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 đồng ý thông qua danh sách 197 ứng viên đại biểu Quốc hội khối trung ương, trong đó có 19 uỷ viên Bộ Chính trị.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau hội nghị lần thứ nhất ngày 23/2, Thường vụ Quốc hội đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương, và đây là con số tối thiểu dự kiến.
Ông Nhân cho biết biết thêm rằng sẽ có “những người ngoài Đảng tự ứng cử, và nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ sung ở các hội nghị hiệp thương tiếp theo”.
Chính quyền chưa công bố con số ứng viên tự ứng cử, nhưng theo các nguồn tin, có gần 100 người tự ứng cử trên toàn quốc.
____

Hà Nội thông qua danh sách sơ bộ 87 ứng viên Quốc hội

17-3-2016
Danh sách 87 ứng viên Quốc hội khóa 14 tại Hà Nội
Người được giới thiệu ứng cử
1/ Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội, Phó thủ tướng Chính phủ
2/ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND Hà Nội
3/ Ngọ Duy Hiểu, Bí thư huyện Phúc Thọ
4/ Bùi Huyền Mai, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội
5/ Trần Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội
6/ Bạch Tố Uyên, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Ba Trại, Ba Vì
7/ Vũ Kim Tiến, Hội thánh tin lành Hà Nội
8/ Nguyễn Doãn Anh, Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô
9/ Nguyễn Khắc Nhân, Chính ủy Sư đoàn bộ binh 301, Bộ tư lệnh Thủ đô
10/ Ngô Quốc Chính, Chủ tịch Công đoàn Công an Hà Nội
11/ Đào Thanh Hải, Phó giám đốc công an Hà Nội
12/ Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội
13/ Đào Tú Hoa, cán bộ Tòa án nhân dân Hà Nội
14/ Phan Thanh Chung, Chủ tịch công đoàn, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
15/ Phạm Quang Thanh, Tổng giám đốc Tổng công ty du lịch Hà Nội
16/ Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn điện lực Việt Nam
17/ Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương
18/ Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội
19/ Phạm Xuân Anh, Hiệu phó Đại học Xây dụng
20/ Hoàng Văn Cường, Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân
21/ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển đô thị, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
22/ Nguyễn Thị Lan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
23/ Lê Quân, Phó giám đốc Đại học Quốc gia
24/ Phạm Thị Thu Thủy, Đại học Thương mại
25/ Bùi Thị An, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội
26/ Trần Danh Lợi, Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội
27/ Nguyễn Thị Bích, giáo viên Trung học phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì
28/ Lê Thị Oanh, Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
29/ Dương Minh Ánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội
30/ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn, Nhà hát múa rối Thăng Long
31/ Lê Phương Linh, Bệnh viện đa khoa Đống Đa
32/ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Viện Tim Hà Nội
33/ Tạ Văn Thảo, Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội
34/ Nguyễn Thị Thanh, Phó giám đốc trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội
35/ Nguyễn Quốc Bình, Phó chủ tịch thường trực hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội
36/ Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội
37/ Trần Thị Thanh Nhàn, Hội luật gia thành phố Hà Nội
38/ Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Hà Nội
39/ Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP quốc tế Sơn Hà
Người tự ứng cử:
1/ Nguyễn Quang A, chuyên gia độc lập về tin học, kinh tế, tài chính, nhà báo tự do
2/ Cao Hải Anh, thợ nấu ăn chế biến thực phẩm, khách sạn Mường Thanh 78 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội
3/ Phan Vân Bách, lao động tự do
4/ Nguyễn Cảnh Bình, nhà nghiên cứu, doanh nhân, Giám đốc trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam
5/ Vũ Ngọc Bình, chuyên gia nghiên cứu tư vấn độc lập về quyền con người và bình đẳng giới
6/ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán nôm
7/ Nguyễn Tất Đạt, Phó trưởng khoa Tổ chức xây dựng chính quyền ĐH Nội vụ Hà Nội
8/ Trần Minh Đạo, Phó giám đốc công ty CP du lịch thương mại Mỹ Kinh
9/ Nguyễn Quang Điệp, Chủ tịch công ty TNHH MTV dịch vụ bảo vệ Thăng Long – Hà Nội
10/ Nguyễn Đình Hà, lao động tự do
11/ Nguyễn Thúy Hạnh, đại diện thường trú Hà Nội, Công ty TNHH KCP Việt Nam
12/ Đinh Văn Hiến, Tổng giám đốc công ty TNHH cơ điện đo lường tự động hóa DKNEC tnhh đo lường tự động hóa
13/ Đỗ Minh Hiền, lắp điện nước dân dụng
14/ Đinh Trung Hiếu, quản lý dự án, Công ty TNHH Anheuser BuschinBec, quận 1 TP HCM
15/ Trần Thị Hoa, Công ty CP y tế Nhật Tân, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
16/ Trần Mạnh Hồng, sinh viên ĐH Luật Hà Nội, Bí thư chi đoàn thanh niên tổ dân phố số 8 phường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
17/ Nguyễn Quảng Huân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư và tư vấn Hà Long
18/ Nguyễn Tiến Hưng, Phó ban quản lý dự án Cổ Nhuế – Xuân Đỉnh
19/ Vương Xuân Hưng, hưu trí
20/ Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng
21/ Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Thường Tín
22/ Đào Ngọc Lý, Giám đốc công ty TNHH Đào Ngọc Lý
23/ Ninh Văn Minh, lao động tự do
24/ Nguyễn Kim Môn, nghỉ ở nhà
25/ Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty CP VP9 Việt Nam
26/ Nguyễn Hải Nam, Quản lý sản xuất và dự án, Chủ tịch Hội đồng thành viên Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Quyết Thắng Phù Đổng Gia Lâm
27/ Nguyễn Hoài Nam, lao động tự do
28/ Bùi Bá Nghiêm, Trưởng phòng, Vụ thương mại Biên giới và miền núi, Bộ Công Thương
29/ Nguyễn Văn Nhơn, Thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã
30/ Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch hội đồng quản lý trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội
31/ Phan Văn Phong, Giám đốc công ty TNHH nông sản Hoa Kỳ
32/ Tạ Hồng Phúc, cố vấn phát triển thị trường, công ty Elsevier (Hà Lan)
33/ Đặng Bích Phượng, hưu trí
34/ Nguyễn Hồng Sơn, thiếu úy công an Văn phòng Bộ Công an
35/ Phan Đình Thái, Chủ nhiệm hợp tác xã quản lý và cung cấp dịch vụ nhà ở Thụy Điển
36/ Phạm Chí Thành, nghỉ hưu
37/ Nguyễn Trọng Thắng, nhân viên kinh danh công ty Lâm sản Giáp Bát
38/ Đỗ Văn Thắng, Ủy viên thanh tra nhân dân xã Đức Thượng, Hoài Đức
39/ Lương Thị Phương Thảo, lao động tự do
40 Thích Minh Thịnh, Trụ trì chùa Diên Phúc, xã Mai Lâm, Đông Anh
41/ Nguyễn Tường Thụy, bộ đội nghỉ hưu
42/ Nguyễn Văn Tín, học viên cao học Đại học Khoa học Tự nhiên
43/ Nguyễn Anh Trí, Bí thư Đảng ủy Viện Huyết học – Truyền máu TƯ
44/ Nguyễn Hữu Trịnh, giảng viên Đại học Bách khoa
45/ Nguyễn Doãn Trung, phóng viên Báo Đời sống và Pháp luật
46/ Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Cty cổ phần sản xuất chương trình An Viên; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xã hội – Từ thiện “trò nghèo vùng cao”
47/ Phạm Văn Việt, lao động tự do
48/ Nguyễn Công Vượng, lao động tự do