08 avril 2016

Bình luận về tân Thủ tướng Việt Nam


 Từ ngày 07/4/2016, Việt Nam có Thủ tướng mới, ông Nguyễn Xuân Phúc, thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt nội các.

Mời quý vị theo dõi Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ tại đây:
 



Bình luận về tân Thủ tướng Việt Nam

Tân thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (phải) tặng hoa cho người tiền nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng, tại Quốc hội Khóa 13 hôm 07/4/2016.

Sự kiện này cũng đồng nghĩa với việc bốn chiếc ghế tứ trụ quyền lực cao nhất trong đảng và chính quyền Việt Nam đã có người.


Tuy nhiên, bộ máy nhân sự cao cấp mới được sắp xếp đã sẵn sàng vận hành chưa, ê kíp mới có cáng đáng được những khó khăn và thách thức vĩ mô trước mắt về đối nội cũng như đối ngoại hay không?
Có điều gì cần nói về đợt chuyển giao quyền lực đặc biệt hậu Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đây là vài khía cạnh chính mà Bàn tròn Thứ Năm cùng các vị khách mời của BBC Việt ngữ hôm nay sẽ cùng bàn thảo.

Người ta đã đưa ra một giả định, nhưng tôi hiểu là khá chính xác... Sẽ có khả năng là có một, hai Phó Thủ tướng mới, ví dụ như là ông Vương Đình Huệ, khả năng là ông Trương Hòa BìnhTS. Hà Hoàng Hợp

Chương trình được phát vào lúc 19h30 tới 20h00 ngày thứ Năm, 07/4/2016, theo giờ Việt Nam, mời quý vị đón theo dõi.

Diện mạo nội các mới

Một danh sách các ứng viên bộ trưởng và tương đương sắp được đề nghị bầu làm thành viên nội các mới mà ông Nguyễn Xuân Phúc hiện là người đứng đầu đã xuất hiện trên truyền thông Việt Nam.

Tờ Tuổi trẻ Online, hôm 06/4, đưa ra các tên tuổi được cho là sẽ ngồi vào các ghế Bộ trưởng của nội các này, theo một tờ trình mà tân Thủ tướng Chính phủ Việt Nam theo dự kiến sẽ trình lên Quốc hội. Trong số này có "ít nhất 13 bộ có “người tại chỗ” vừa trúng cử ủy viên Trung ương tại Đại hội Đảng XII, là ứng cử viên trở thành bộ trưởng":
Ông Vương Đình Huệ (trái) là ứng viên được đề cử vào một ghế Phó Thủ tướng, theo nhà phân tích thời sự Việt Nam.

 
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN Ngô Xuân Lịch (Bộ Quốc phòng), Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà.

Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Chu Ngọc Anh, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ (Bộ Giáo dục - đào tạo) và Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.

Bổ sung Phó Thủ tướng

Từ mấy khóa vừa rồi thì đều chọn Phó Chủ tịch nước là nữ cả, nên việc đề cử một người cũng là nữ làm phó Chủ tịch thì cũng là bình thường thôi," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBCTS. Hà Hoàng Hợp

Vẫn theo tờ báo này, 5 thành viên Chính phủ còn lại cần bổ sung thay thế là bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội; bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; tổng Thanh tra Chính phủ và thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

"Chính phủ đương nhiệm có 27 thành viên, gồm: Thủ tướng, 5 phó thủ tướng (trong đó một người kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao), 19 bộ trưởng và 2 thành viên khác (tổng Thanh tra Chính phủ, thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

"Dự kiến có 5 người tại vị: Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ NÔng nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

"Nếu 19 thành viên được phê chuẩn miễn nhiệm, Chính phủ cần bổ sung 3 phó thủ tướng thay thế các ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh," tờ Tiền phong cho hay. 

Trao đổi với BBC hôm 07/4 về danh sách trên, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích thời sự, chính trị Việt Nam bình luận:

"Người ta đã đưa ra một giả định, nhưng tôi hiểu là khá chính xác... Sẽ có khả năng là có một, hai Phó Thủ tướng mới, ví dụ như là ông Vương Đình Huệ, khả năng là ông Trương Hòa Bình".

Vẫn theo truyền thông Việt Nam, trong số các sắp xếp, bổ nhiệm ở các cánh quyền lực khác của đảng và chính quyền, mới đây, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng CSVN đã được giới thiệu cho chức danh Phó Chủ tịch nước, kế nhiệm bà Nguyễn Thị Doan.

"Từ mấy khóa vừa rồi thì đều chọn Phó Chủ tịch nước là nữ cả, nên việc đề cử một người cũng là nữ làm phó Chủ tịch thì cũng là bình thường thôi," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC.