15 août 2016

Quán triệt ý nghĩa “toàn trị” để đấu tranh hữu hiệu


Nguyễn Cao Quyền


Có thể nói rằng nhà nước cộng sản là một loại thú dữ chuyên môn ăn thịt đồng loại (predatory state). Tại Việt Nam, từ ngày mà họa cộng sản bao trùm lên tổ quốc thì tất cả chỉ là chuyên quyền, là tham nhũng, là ăn cướp của dân, là phản dân chủ, phàn dân tộc. Bộ mặt thật ghê tởm của cộng sản ngày nay không còn lừa bịp được ai. Toàn dân cần phải anh dũng đứng lên để thanh toán một lần cho song con thú dữ ăn thịt người, đã tác yêu, tác quái quá lâu, làm cho đất nước tan hoang và lòng người ly tán.

Toàn trị là một chế độ chính trị trong đó nhà nước nắm giữ mọi quyền quyết định đối với mọi mặt của cuốc sống xã hội.


Ý niệm toàn trị được khai sinh và phổ biến lần đầu tiên vào những năm 1920 bởi Carl Schmitt, một luật gia người Đức. Sau này, ý niệm đó được các chế độ phát xít (Ý, Đức) và các chế độ cộng sản dùng làm ý thức hệ đấu tranh và cai trị.


Bên Tây Âu, nhà văn người Anh Franz Borkenau là người đầu tiên dùng thuật ngữ “toàn trị” trong tác phẩm The Communist International viết năm 1938. Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng đã hai lần dùng thuật ngữ này để chỉ chế độ Hitler trong những bài diễn văn của ông.


Nhà văn George Orwell và các bạn ông như Charles Dickens, Rudyard Kipling, Henry Miller... cũng đều sử dụng thuật ngữ này trong các tác phẩm viết vào quãng các năm 1940, 1941, 1942. Gần đây hơn, trong tác phẩm The Origin of Totalitarianism, nhà văn Hannah Arendt đã phân tích rõ hơn và đã gọi chế độ Quốc Xã Đức là lịch sử của Race Struggle và chế độ cộng sản là lịch sử của Class Struggle.


Điểm chung của các tác giả hiện đại khi viết về toàn trị là đều cho rằng chế độ này tìm cách vận động quần chúng để họ ủng hộ hết mình cái ý thức hệ của nhà nước và nhà nước không tha bất cứ một động thái nào chệch hướng.


Đặc tính cơ bản của chế độ toàn trị


Một cách dễ nhất để hiểu thế nào là một chế độ toàn trị là đem so sánh nó với chế độ dân chủ tự do. Friedrich Von Hayek cho biết: “bất cứ cái gì ngược với chủ nghĩa tự do thì đều là toàn trị”. Như vậy nếu muốn so sánh, trước hết ta phải biết sơ qua về bản chất hệ thống chính trị trong các nước dân chủ.


Trong các nước dân chủ nói chung, toàn bộ xã hội được coi là tập hợp của các hệ thống kinh tế, tôn giáo, chính trị và xã hội dân sự. Trong đó, hệ thống chính trị liên hệ với các hệ thống khác nhưng không được đàn áp chúng để không dẫn tới một sự thoái hóa toàn bộ của xã hội.


Ngược lại, trong chế độ toàn trị chỉ tồn tại một hệ thống chính trị và không còn một hệ thống nào khác. Tất cả các hệ thống khác đã bị hệ thống chính trị nuốt chửng. Toàn bộ xã hội đã bị khuất phục và phải hoàn toàn tuân phục nhà nước toàn trị.


Điều quan trọng nhất của chế độ toàn trị là sự hợp nhất một cách tuyệt đối tất cả các lãnh vực của đời sống. Nói khác, chế độ toàn trị xóa nhoà gianh giới giữa cá nhân, gia đình, xã hội. nhà nước, đảng và quần chúng.


*


Trong chế độ toàn trị, công cụ để biến xã hội thành đám đông vô tổ chức chính là “khủng bố”. Sau khi mất hết các mối liên hệ theo chiều ngang giữa người với người, cá nhân trở thành đơn độc, một mình đối diện với đảng và nhà nước.


Tất cả các tổ chức đều phải giải tán bởi vì chúng có thể cản trở sự thống trị của đảng cầm quyền. Không gian chính trị bao trùm lên toàn xã hội. Mọi biểu hiện của đời sống con người đều bị đặt dưới sự giám sát của chính trị. Không gian chính trị là vô cùng tận và không có biên giới. Khai niệm “phi chính trị” là không thể tồn tại.


Chính quyền tác động lên xã hội lên bằng những quyết định một chiều. Những người ra quyết định không cần biết những phản ứng của xã hội đối với quyết định của mình. Hoạt động chính trị chỉ xảy ra trên đỉnh cao nhất của kim tự tháp quyền lực.


Cơ cấu và hoạt động của chế độ toàn trị
Nếu trong chế độ dân chủ tự do, hệ thống chính trị phục vụ xã hội thì trong chế độ toàn trị toàn bộ xã hội phải phục vụ hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị bao gồm một bộ máy chính trị quan liêu và một số phương tiện thích hợp (bộ máy tuên truyền, quân đội, cảnh sát) để bảo đảm cho nó tiếp tục nắm giữ quyền lực.


Phương tiện quan trọng nhất là đảng toàn trị và đặc điểm quan trọng nhất là tính cách độc đảng phù hợp với tư tưởng nhất nguyên. Đảng nắm toàn quyền trong việc chỉ định các chức vụ từ bé đến lớn. Chỉ có đảng viên mới được giữ những chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, trong quân đội, trong các đơn vị sản xuất, trong ngoại giao và trong các lãnh vực quan trọng khác. Vì vậy vào đảng là con đường duy nhất để tiến thân.


Đảng được phân thành: đảng nội bộ và đảng ngoại vi. Đảng ngoại vi là chỗ để lôi kéo và kiểm soát các thành phần tích cực. Nếu đảng không kết nạp thì họ sẽ lả mối đe dọa tiềm ẩn đối với chế độ toàn trị.


Lãnh tụ toàn trị



Lãnh tụ toàn trị được gán cho những tính chất siêu phàm, nghĩa là: không bao giờ sai, có sức mạnh vô địch, biết tất cả mọi thứ và có thể suy nghĩ hộ tất cả mọi người. Chính sự tồn tại của giai cấp quan liêu nắm quyền lực chính trị này là nguyên nhân sinh ra hiện tượng sùng bái lãnh tụ.


Trong chế độ toàn trị những người cầm quyền quan liêu tạo ra tệ nạn sùng bái lãnh tụ đối với cá nhân ông ta Và khi lãnh tụ siêu nhân chết thì việc sung bái chuyển ngay sang người kế vị dù người ấy chỉ là một kẻ tầm thường.


Vì vậy không nên quan tâm đến tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ toàn trị vì cá nhân đó không có vai trò quan trọng nào cả, mà phải nói đó là tệ sùng bái cái “ghế”, nghĩa là sùng bái chức vụ, sung bái địa vị của người lãnh đạo.


Cơ cấu của nhà nước toàn trị



Xã hội toàn trị được gọi một cánh chính xác là xã hội của một tổ chức duy nhất. Trong xã hội đó không có những tổ chức khác tồn tại một cách độc lập. Mọi tổ chức tồn tại chỉ là công cụ của bộ máy quan liêu của đảng, là những mắt xích trung gian giữa đảng và quần chúng.


Tất cả những tổ chức đó không thể hiện quyền lợi và cũng không bảo vệ các thành viên của mình. Được tổ chức vững chắc theo chiều dọc họ chỉ làm những nhiệm vụ kiểm soát quần chúng.


Độc đảng dẫn tới độc quyền tư tưởng. Tất cả các tư tưởng chính trị và lịch sử đều chỉ là huyền thoại. Mussolini đã nói: “Chúng tôi tạo ra huyền thoại; huyền thoại là niềm tin, là nhiệt tình, nó không phải là hiện thực, nó là động lực, là hy vọng và lòng dũng cảm”.


Công tác tư tưởng trong nhà nước toàn trị

Trong một chế độ toàn trị, công tác tư tưởng thực hiện một số chức năng sau.


Chức năng chủ yếu là hợp thức hóa chế độ hiện hành. Hòn đá tảng trong hệ tư tưởng toàn trị là lời khẳng định rằng chế độ hiện hành là do nhu cầu tất yếu của lịch sử và sự tự nhiên. Đó cũng là chiến thắng tất yếu của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản và chế độ xã hội chủ nghĩa nhất định sẽ thành công.


Chức năng thứ hai là động viên quần chúng thực hiện các nhiệm vụ do chế độ đặt ra. Quần chúng phải được giữ trong tình trạng khích động, nếu không thì sẽ xuất hiện vấn đề đòi hỏi tự do chính trị.


Vì thế, chế độ toàn trị luôn luôn tìm ra những kẻ thù mới, luôn luôn phải chuẩn bị chiến tranh hay thực hiện những kế hoạch kinh tế vĩ đại. Việc động viên quân chúng được thực hiện bằng những biện pháp cưỡng ép hay lừa mị về tư tưởng.


Chức năng thứ ba là làm tê liệt về đạo đức. Để hoàn thành công tác, cộng sản cung cấp cho dân chúng, cán bộ, một tập hợp các tiếu chuẩn đạo đức mới, trong đó đôi khi việc giết người cũng được coi là một nghĩa vụ phải làm. Sau khi tiếp thu những giá trị này thì công dân nhà nước toàn trị không hề cảm thấy lương tâm dằn vặt khi thực hiện những tội ác mà nhà nước toàn trị giao cho nữa.


Chính vì vậy mà hệ tư tưởng toàn trị có thái độ bất dung với mọi trào lưu tư tưởng hoàn toàn khác với nó. Mọi phương tiện thông tin, báo chí, đài phát thanh, phim ảnh đều được sử dụng cho mục đích tuyên truyền. Văn học, nghệ thuật cũng không thoát.


Đàn áp và thủ tiêu


Chế đô toàn trị là một hệ thống đàn áp để loại bỏ các đối thủ chính trị. Cảnh sát, mật vụ của đảng có thể thủ tiêu từng đối thủ riêng lẻ cũng như từng nhóm xã hội, thậm chí cả một dân tộc mà chế độ toàn trị muốn thủ tiêu.


Cảnh sát mật vụ cũng có thể thủ tiêu tận gốc các nhóm đối lập trong nội bộ đảng, trong chính quyền, bên ngoài cũng như bên trong cơ quan tư pháp. Một hệ thống các trại tập trung được lập ra để cách ly các đối thủ chính trị. Đôi khi, các đàn áp về mặt thể xác cũng có thể giảm đi nhưng lại được thay thế bằng các đàn áp về mặt tinh thần.


Bầu cử trong chế độ toàn trị



Về mặt hình thức, trong chế độ toàn trị vẫn có quốc hội và các cuộc bầu cử, nhưng các cuộc bầu bán này đã được định sẵn và chỉ là một trò hề không hơn không kém. Các ứng viên là những người đã được bộ máy toàn trị thông qua và đưa vào danh sách. Luôn luôn có 99% cử tri tham gia và đảng cầm quyền bao giờ cũng thu được 99% sồ phiếu bầu. Việc không tham gia bầu cử có thể bị coi là chống đối chế độ.


Việc ép buộc quần chúng tham gia bầu cử, việc bắt buộc quần chúng ủng hộ chế độ và các tội ác do chế độ thực hiện đã biến mọi người dân thành đồng phạm của chế độ. Chính đây là cơ sở tâm lý của lòng trung thành đối với chế độ toàn trị.


Nhóm đầu sỏ trong đảng



Một đặc điểm nữa của chế độ là việc hợp nhất cả ba nhánh chính quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, vào trong tay nhà độc tài và nhóm ưu tú của đảng.


Nhóm quốc hội giả hiệu thông qua mọi điều luật mà bộ máy quan liêu của đảng cần. Nhóm quan liêu ban hành các nghị quyết để cai trị trực tiếp. Đảng cũng kiểm soát cả các tòa án và nhiều khi viết sẵn cho các quan tòa các bản án tiền chế.


Trong chế độ toàn trị, việc bất bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật là việc xảy ra thường xuyên. Sở dĩ có sư bất bình đẳng này là vì người ta viện cớ rằng có một số người xứng đáng với giống người hơn là một số khác.


Ngay trong tuyên cáo đầu tiên trước pháp luật thì cách mạng bolsevich đã nói rõ sự bất bình đẳng này và tước quyền công dân của những “kẻ bóc lột”. Những kẻ bóc lột đó là nhưng người sống không phải bằng lao động như những người buôn bán, những doanh nhân, những người trong giới tăng lữ. Con cái của những người này không được thi vào đại học.


Như vậy là chế độ toàn trị cộng sản đã giết chết sự năng động của những người có nguồn gốc giai cấp hay chủng tộc không thích hợp. Đây là một nguyên tắc vô lý nhất của nhà nước pháp quyền. Có thể nói là, trong xã hội toàn trị cộng sản, giai cấp tư sản không những chỉ bị kỳ thị mà còn bị giết hại nữa.


Trong khi đó, thành phần lãnh đạo của các chế độ toàn trị lại đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Pháp luật nhà nước không có hiệu lực đối với đảng và các đảng viên. Điều này có nghĩa là họ được mặc sức hoạt động phi pháp. Quyền lực của nhóm lãnh đạo đầu sỏ là vô giới hạn và không có lực lượng nào có thể ngăn cản, có thế buộc họ phải tuân thủ pháp luật.


*


Để kết luận có thể nói rằng nhà nước cộng sản là một loại thú dữ chuyên môn ăn thịt đồng loại (predatory state). Tại Việt Nam, từ ngày mà họa cộng sản bao trùm lên tổ quốc thì tất cả chỉ là chuyên quyền, là tham nhũng, là ăn cướp của dân, là phản dân chủ, phàn dân tộc. Bộ mặt thật ghê tởm của cộng sản ngày nay không còn lừa bịp được ai.


Toàn dân cần phải anh dũng đứng lên để thanh toán một lần cho song con thú dữ ăn thịt người, đã tác yêu, tác quái quá lâu, làm cho đất nước tan hoang và lòng người ly tán./.


Tháng 8 năm 2016

Nguồn : Dân Làm Báo