17 novembre 2016

Xuất khẩu gạo chìm trong bóng tối: Không nằm ngoài dự đoán!

Duy Duy (Tổng hợp)


"Từ đầu năm đến nay, trong số các quốc gia xuất khẩu gạo chính chiếm 80% gạo thương mại toàn cầu, chỉ có Việt Nam giảm xuất khẩu, rơi từ vị trí thứ ba xuống thứ tư sau Pakistan. Các quốc gia còn lại đều tăng lượng bán hàng như Thái Lan tăng 10%, Ấn Độ tăng trên 50% và Pakistan tăng 22%.

Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết nhằm phục hồi tình hình. Thế nhưng, điều ấy nghe có vẻ khó khăn khi gạo Việt Nam đang được liệt vào nhóm “khó bán”."
 
Gạo Việt Nam đang được liệt vào nhóm “khó bán”.





(Thị trường) - Bộ Công Thương nhấn mạnh những khó khăn của thị trường xuất khẩu gạo nằm trong dự báo vì trước đó, Trung Quốc đã thay đổi chính sách nhập khẩu gạo.

Khó khăn không nằm ngoài dự đoán…

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cho biết, trong quý I/2015, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng gần 7%, thấp hơn mức mục tiêu đề ra chủ yếu do suy giảm của nhóm hàng nông sản và khai khoáng.

"Sự suy giảm của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã làm kim ngạch xuất khẩu quý I mất đi hơn 500 triệu USD. Nhóm hàng về công nghiệp khai khoáng cũng giảm đáng kể, mất đi khoảng 1 tỷ USD", ông Tuấn Anh nói.

Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến tình trạng chìm trong “bóng tối” đối với thị trường xuất khẩu gạo. Nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc thay đổi chính sách điều hành cùng việc chậm trễ cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo đã gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Cụ thể, quý I năm nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không có nhiều hợp đồng lớn, nguồn cung trên thị trường gia tăng nên áp lực cạnh tranh lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thông kê, trong quý I/2015, cả nước ước xuất khẩu được hơn một triệu tấn gạo, giá trị hơn 450 triệu USD, giảm 26% về lượng và 30% về giá  trị so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh những khó khăn của thị trường xuất khẩu đã nằm trong dự báo, để ngăn chặn đà suy giảm trong những quý tiếp theo, Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết.

…nhưng liệu có khắc phục được?

Từ đầu năm đến nay, trong số các quốc gia xuất khẩu gạo chính chiếm 80% gạo thương mại toàn cầu, chỉ có Việt Nam giảm xuất khẩu, rơi từ vị trí thứ ba xuống thứ tư sau Pakistan. Các quốc gia còn lại đều tăng lượng bán hàng như Thái Lan tăng 10%, Ấn Độ tăng trên 50% và Pakistan tăng 22%.

Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết nhằm phục hồi tình hình. Thế nhưng, điều ấy nghe có vẻ khó khăn khi gạo Việt Nam đang được liệt vào nhóm “khó bán”.

Sở dĩ được gọi là khó bán bởi vì đầu ra vẫn phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường chủ lực như Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Malaysia. Các thị trường ở xa hơn như châu Phi, những năm qua Việt Nam đã “lỡ tay” dâng miếng bánh thị phần vào các đối thủ như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ và Myanmar.

Mặt khác, giá gạo Việt Nam trong thời gian qua đã ở mức cao hơn nhiều so với gạo Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia dẫn đến việc rất khó chào bán với các nhà nhập khẩu. “Cùng chủng loại gạo, người mua sẽ chọn người bán rẻ nhất để ký hợp đồng. Việt Nam cần xem lại tại sao giá thành gạo của mình cao hơn các nước khác mà nông dân vẫn than không có lời”, Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói.

Sẽ chẳng ngạc nhiên lắm khi các thị trường lớn của Việt Nam tại châu Á đã thay đổi cách mua gạo vì nguồn cung đang dư thừa cùng việc chào bán với giá thấp từ các nước trong khu vực. Điển hình nhất là lượng hàng tồn kho của Thái Lan vẫn ở mức trên 10 triệu tấn, có thể xả hàng bất cứ lúc nào. “Philippines hay Indonesia không còn mở các gói thầu lớn như trước nữa mà mở dần dần vì có kho gạo của Thái Lan đảm bảo trong trường hợp khẩn cấp”, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty lương thực Thịnh Phát (Bến Tre) phân tích.

Bản thân Thái Lan cũng tìm mọi cách xuất khẩu gạo tồn kho đang giảm chất lượng theo thời gian. Nếu như trước đây các hợp đồng của Philippines, Indonesia thường về tay Việt Nam vì ra giá thấp nhất thì từ năm 2014 trở lại đây, Thái Lan đang dần chiếm vị trí là nhà cung cấp gạo hàng đầu cho các quốc gia này vì họ còn chào giá thầu thấp hơn Việt Nam.

Như vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt cùng việc mở rộng thị trường luôn là một bài toán hóc búa khi nhiều năm trôi qua vẫn chưa có lời giải đáp. “Với tình hình thương mại gạo thế giới như hiện nay, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa chiến lược đa dạng hóa thị trường trong thời gian tới”, chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho biết.

Duy Duy (Tổng hợp)