04 mai 2017

Cứu dưa, cứu tỏi, cứu heo... rồi còn cứu gì nữa?



Anh Đào

C

"Chúng ta đã giải cứu tỏi. Chúng ta đã giải cứu nghệ. Chúng ta cũng giải cứu  gà, trứng, dưa hấu, và giờ là lợn. 
Nhưng thưa các bạn, có một câu hỏi không thể không đặt ra:
Chúng ta sẽ còn phải giải cứu gì nữa? Đến bao giờ thì không còn phải giải cứu nữa?


Câu trả lời là không ai có thể trả lời."

sẻ
Trước heo, dưa hầu cũng từng ùn ứ tại cửa khẩu và cần đến những chiến dịch giải cứu







Giá heo giảm kỷ lục 30 năm; 1 kg lợn hơi chỉ bằng 4 cốc trà đá; ngành chăn nuôi heo vỡ trận ở Bắc Ninh, ở Đồng Nai, ở Thủ đô..., ở khắp nơi. Có lẽ như thế là quá đủ để nói về một chiến dịch "giải cứu lợn"- một chiến dịch của nhân ái và sẻ chia không chỉ vì những giọt nước mắt mặn đắng nơi người nông dân! Mà còn vì chính chúng ta, vì nền kinh tế! 


Có ai đó vừa post lên mạng xã hội một câu hỏi "Hôm nay, bạn đã cứu lợn chưa?", thay cho câu hỏi "truyền thống" của Zukerberg. Và hoá ra, "cứu lợn" đang là mối quan tâm chung của tất cả mọi người. Hoá ra, "cứu lợn" đang là từ khoá hot nhất hiện nay.


Nhưng thưa các bạn, có một câu hỏi không thể không đặt ra: Chúng ta sẽ còn phải giải cứu gì nữa? Đến bao giờ thì không còn phải giải cứu nữa?


Câu trả lời là không ai có thể trả lời.


Chúng ta đã giải cứu tỏi. Chúng ta đã giải cứu nghệ. Chúng ta cũng giải cứu  gà, trứng, dưa hấu, và giờ là lợn. 


Tất cả những thứ phải giải cứu ấy đều có một điểm chung: Chúng ế ẩm, chúng thừa mứa, chúng vượt quá xa nhu cầu mà những người giải cứu có "ăn thay cơm" cũng không cứu xuể. 


Tất cả đều có điểm chung, rằng những thông tin, dự báo thị trường đều vô nghĩa, rằng "tự phát" vẫn là hướng phát triển chủ đạo của không chỉ chăn nuôi. 


Có một sự thật rất hiển nhiên như thế này: Nếu hôm nay chúng ta ăn lợn để biết đâu cứu được 1 người nông dân (chứ không phải một ông thương lái), có nghĩa sẽ có một người nông dân khác không bán được gà, được cá. 


Nếu trên mâm cơm có đĩa dưa hấu, thì có nghĩa những cam, chuối, ổi, xoài sẽ đứng trước nguy cơ cần giải cứu. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang mong muốn được công nhận dựa hoàn toàn trên quy luật cung cầu mà không một biện pháp hành chính hay một chiến dịch nhân ái nào có thể thay đổi, tác động được. Quy luật này cũng chính là yếu tố để đảm bảo sự lành mạnh và sức khỏe cho nền kinh tế.


Phải chăng muốn chấm dứt câu chuyện "giải cứu" thịt lợn hôm nay thì việc quy hoạch phát triển ngành phải được gắn với trách nhiệm? Thì những thông tin dự báo, và cảnh báo phải được thay thế cho những chiến dịch hoàn toàn cảm tính, mang toàn tính chất chữa cháy này?!