07 mars 2018

THÔI RỒI LƯỢM ƠI!


Hương Khê




Báo chí lề đảng mấy hôm nay đồng loạt đưa tin 2 sự kiện lớn trong chính trường Việt Nam:


Đinh Thế Huynh
Một là ông Trần Quốc Vượng thay ông Đinh Thế Huynh làm Thường trực Ban Bí thư.

Hai là ông Nguyễn Xuân Thắng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ.



Cả hai chức danh này trước đây đều do ông Đinh Thế Huynh nắm giữ.



Về ông Đinh Thế Huynh, từ Đại hội XII ĐCSVN diễn ra đầu năm 2016, đã bầu ông này giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Chức vụ này thường được xếp thứ 5 sau “Tứ trụ” của Bộ Chính trị ĐCSVN. Cũng có người xếp chức vụ này đứng thứ 2 trong Bộ Chính trị, y như Phó Tổng Bí thư vậy. Ngoài ra ông còn kiêm thêm chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ.





Điều lạ lùng là kể từ đầu năm 2017, nhân vật Đinh Thế Huynh không bao giờ xuất hiện trên báo chí cũng như các cuộc họp cấp trung ương. Kể cả tại Hội nghị Trung ương 5, tháng 5 năm 2017, và sau đó là các Kỳ họp Quốc hội, cũng như các buổi tiếp xúc cử tri sau đó, ông đều vắng mặt, vì ông Huynh là Đại biểu QH của TP.Đà Nẵng.



Người ta chỉ biết ông Đinh Thế Huynh bị bệnh phải đi điều trị kể từ ngày 01/8/2017, khi báo lề đảng đưa tin: “Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư thực hiện nhiệm vụ mới là tham gia Thường trực Ban Bí thư theo sự phân công của Bộ Chính trị. Vì ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đang nghỉ điều trị bệnh, nên ông Trần Quốc Vượng tham gia(1).



Nên nhớ lúc này ông Trần Quốc Vượng chỉ là “tham gia Thường trực Ban Bí thư”, nghĩa là chức Thường trực BBT của ông Huynh vẫn còn, nay bổ sung thêm một người.



Nói về chức Thường trực Ban Bí thư, chức vụ này mới có kể từ Đại hội 4 năm 1976. Người giữ chức vụ đầu tiên này là ông Nguyễn Duy Trinh.



Và lần đâu tiên trong lịch sử ĐCSVN, chức Thường trực BBT bị trất phế là ông Nguyễn Hà Phan vào trước thềm ĐH VIII năm 1996.



 Về chức Chủ tịch Hội đồng LLTƯ của ông Huynh: Sau khi ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện HCM được bầu bổ sung vào Ban Bí thư, thì  ngày 14/12/2017 “Ông Nguyễn Xuân Thắng được phân công phụ trách Hội đồng Lý luận TƯ trong thời gian đồng chí Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nghỉ điều trị bệnh. Nghĩa là chức Chủ tich HĐLLTƯ của ông Huynh vẫn còn. Ông Thắng chỉ là phụ trách”(2).



Đến ngày 05/3/2018, báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin: “Ông Nguyễn Xuân Thắng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ:

“Bộ Chính trị quyết định ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư TƯ Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch phụ trách Hội đồng Lý luận TƯ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ nhiệm kỳ 2016 – 2021”(3).





Lần này thì ông Thắng không còn là “phân công phụ trách” nữa, mà là “giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ”.



Nghĩa là ông Đinh Thế Huynh đã hoàn toàn “trắng tay”.



Người ta còn nhớ, tại ĐHXII ĐCSVN, nhân vật canh tranh quyết liệt cho chức Tổng Bí thư ĐCSVN lúc này là đương kim Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng. Vì ông Nguyễn Phú Trọng tuy là đương kim TBT, nhưng  lúc này đã 72 tuổi, mà theo thông lệ, ĐCSVN không cơ cấu chức Tổng BT với những người đã ở tuổi 70.



Trước đó, tại ĐH VIII,ông Lê Khả Phiêu tuy mới ngồi vào ghế TBT được nửa nhiệm kỳ thay Đỗ Mườì, những cũng đã phải ngậm ngùi rời bỏ chức vụ này vì tuổi đã quá ngưỡng.



Nhưng từ trước và trong ĐHXII, nhờ các thủ đoạn ranh ma, ông ông Trọng đã loại được đồng chí Ba X,với những lá đơn của các vị lão thành cách mạng, của ông Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn) , ba ông GSTS của Học viện Chính trị Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng và Nguyễn Đình Kháng.

Đặc biệt có cả đơn của cưu Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn, tố cáo đồng chí Ba X làm thông gia với Đại tá CIA Nguyễn Bá Bảng, và con gái là Nguyễn Thanh Phượng, là đảng viên mà dám có quốc tịch Mỹ.



Vì vậy Ba X bị loại ra khỏi cuộc chơi, và ông Trọng nghiễm nhiên ngồi vào ghế TBT với lời hứa chỉ làm nửa nhiệm kỳ, “vì sự ổn định” của đảng.



Nếu như ông Trọng chỉ làm nửa nhiệm kỳ như lời hứa, thì ai sẽ là người thay thế ông Trọng để giữ chức TBT lúc này?



 Có 2 nhân vật trong Bộ Chính trị là ứng viên sáng giá cho chức vụ này: Là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, và Thường trực BBT Đinh Thế Huynh.



Trần Đại Quang
Với Chủ tịch Trần Đại Quang, thì  dư luận trong và ngoài nước bàn tán xôn xao về việc ông ấy bỗng dưng “mất tích” trong một thời gian dài. Mãi tới Hội nghị Trung ương 6 BCHTƯĐCSVN, người ta mới thấy ông Quang xuất hiện với gương mặt tái nhợt, hai má hóp, và tóc rụng nhiều. Nghe nói thời gian đó, hàng tuần ông phải đi nước ngoài để thay máu.



Bên cạnh đó là về tuổi tác của ông Quang. Nhiều nguồn tin nói ông Quang sinh  ngày 12 tháng 10  năm 1950. Trong tầm bằng Tốt nghiệp Đại học Luật( tại chức), và tấm bằng Tốt nghiệp Đại học “Cảnh sát nhân dân”(tại chức) đều ghi ông Quang sinh ngày 12/10/1950.

Nhưng ông ấy đã “phù phép” thành ngày 12/10/1956, nhờ vậy mà ông Quang có thể ngồi vào Bộ Chính trị tại ĐHXII vào tháng 1/2016, vì chưa đến tuổi 70, để rồi sau đó “leo lên” Chủ tịch nước.



 Nhưng với Văn bản số 13-TB/TW “Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên. Trong đó “thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên”, thì ông Quang hoàn toàn bị loại, đừng hy vọng thay thế ông Trọng nửa nhiệm kỳ còn lại nếu ông Trọng muốn rời bỏ “miếng mồi” này(4).



Và mới đây nhất, ông Trọng còn ra “Quy định mới về bảo vệ sức khỏe cán bộ cấp cao”. Theo đó: “thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”.



Với cú ra đòn mới này của ông Trọng, thì cả hai ông Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh hoàn toàn không còn “ngóc đầu” được nữa(5).



Câu hỏi đặt ra là, liệu tại ĐH XIII sẽ tổ chức vào năm 2021, ông Trọng có thể “gắng” ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa vì “sự ổn định của đảng” hay không?



Khả năng này càng được củng cố, sau khi anh bạn vàng “Bốn tốt”là Tập Cận Bình, Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa, sẽ dỡ bỏ quy định trong Hiến pháp của nước này về số nhiệm kỳ tối đa mà Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước có thể nắm giữ, mở đường cho ông Tập Cận Bình có thể lãnh đạo qua năm 2023.



Vì là đàn em thân thiết. Hơn nữa thời hạn “xin làm khu tự trị” theo Hiệp ước Hội nghị Thành Đô năm 1990 giữa hai đảng Việt Nam và Trung Quốc cũng đã cận kề. Vì vậy rất có thể, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành vị Thái Thú đầu tiên của Nhà nước Âu Lạc sau khi “đứa con hoang” trở về trong vòng tay Đất Mẹ Trung Hoa, như lời của Dương Khiết  Trì sang ‘phủ dụ” ông Trong vào tháng 6/2014,  khi giàn khoan HD HD 981 đang “ngự trị” trong vùng đặc quyền kinh tê nước ta.





Chú thích: