03 juillet 2018

Vài điều nên biết về dự thảo “Luật Đặc Khu Kinh Tế”


TS Đinh xuân Quân – baocalitoday

Báo chí đã lên tin” “Hàng ngàn giáo dân Công Giáo tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình hôm Chủ Nhật, 17 Tháng Sáu, 2018 chống 2 luật “Đặc Khu” và “An Ninh Mạng.” Trong nước ít lâu nay có nhiều ý kiến về vụ “Dự luật Đăc Khu Kinh tế” nhằm 3 Đặc Khu Kinh tế (ĐKKT) Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc. Trong nước đã có nhiều cuôc biểu tình trong khi tại Hải ngoại nhiều người biểu tình vì cho là “Bán nước” cho Trung Quốc.
Tác giả hiểu nỗi bực mình của người Việt đối với Trung Quốc vì lịch sử Việt Nam có nhiều đau buồn về hơn ngàn năm “người Tàu” đô hộ Việt Nam (111 trước CN – 968 sau CN Việt Nam còn có tên là Annam đô hộ phủ) và nay là có mối họa kiểu mới “bị đô hộ vì tiền” – vì 4 tố và 16 chữ vàng. Ngày Chúa nhật 10 tháng 6 dân Việt Nam xuống đường chống Đặc Khu Kinh tế, chống ĐCSVN và chống nhóm lợi ích thực thi 4 tốt và 16 chữ vàng của TQ.

Việt Nam hiện nay có 18 khu “Chế Xuất” và 325 “Khu Công Nghiệp,” vậy tại sao cần thêm 3 Đặc Khu Kinh tế (ĐKKT)?-
Báo chí trong nước có đưa tin chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân nói dự án 3 ĐKKT là quyết định của Bộ Chính trị và nhiệm vụ của Quốc Hội là bàn để thực hiện. Như vậy thuyền đã đóng ván chăng? Ai đóng ván? ĐCSVN hay dân VN?
Bài này nhằm đưa một số nhận định về ĐKKT nhất là dự luật sẽ được tiếp tục đưa ra Quốc Hội vào tháng 10 này. Dựa trên kinh nghiệm thế giới nhất là kinh nghiệm gần đây về chính sách của TQ trên thế giới mà bộ trưởng Quốc Phòng J. Mattis đã phải thốt ra tại Singapore là TQ dọa nạt các nước nhỏ, dùng tiển bạc mua chuộc, vv. về chính sách của họ.
Bài này sẽ nói qua về kinh nghiệm thế giới và đánh giá cái lợi hại cho Việt Nam về ĐKKT nay được đưa ra bàn và các gì “nấp dưới cái ĐKKT”. Tác giả sẽ bàn sơ qua luật An Ninh mạng. Sau chót tác già sẽ bàn chúng ta ở Hải Ngoại có thể làm gì?
1) Kinh nghiệm thế giới – Tại sao là khu chế xuất
Trong những năm 1980 mô hình phát triển theo các khu chết xuất và các khu công nghiệp đã rất “ăn khách” và trở thành một công nghiệp xây dựng các khu chế xuất.
Đối với các nước nghèo đây là một cơ hội để thu hút đầu tư, để thu hút đầu tư quốc tế. Hiện nay đã có hơn 4.000 đặc khu kinh tế trên thế giới. Trước đây là công nghiệp lớn nhưng sau nhiều năm thực hiện “model” này thì hiệu quả của 4.000 khu công nghiệp không rõ ràng. Nay ngày càng có cạnh tranh và nhiều nước cũng cạnh tranh ngày càng cao để thu hút đầu tư cho nên hiệu quả kinh tế của các ĐKKT hay Khu Công Nghiệp (KCN) ngày càng giảm. [Bài của TS Đinh T. Hinh rất hay – chuyên môn]
HIện nay trong cả nước Việt Nam có 325 Khu Công Nghiệp và 18 khu chế xuất. Trong 200 KCN đã hoạt động từ nhiều năm thỉ tỷ lệ lất đầy các diện tích mới ở mỗi khu mới ở mức khoảng 50-60%. Đến nay vẫn còn 124 KCN hoạt động từ mấy chục năm nay vẫng chưa thành công, đất đai vẫn kẹt gây lãng phí lớn (đầu tư và hậu quả phân phối tài nguyên).
Kinh nghiệp nhiều nước trong việc nhượng đất của nhiều nước Á châu trong đó có Cambodia, Singapore, và Malaysia đã cho thuê đất với hạn mức 99 năm; Việt Nam với 50-70 năm; Lào, Phillippines, Thái Lan với 50 năm, và Indonesia 30 năm.
Vấn để gốc là sở hữu đất. Người Việt chúng ta có câu «cha chung không ai khóc» do đó quyền sở hữu là quan trọng. Nông dân nay có sổ đỏ là quyền sử dụng đất từ 30 năm. Nhờ việc này mà việc phát triễn nông nghiệp, và lúa gạo tăng có thặng dư để Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng hạng hai trên thế giới mặc dù chưa có quyền sở hữu nhưng có quyền sử dụng đất.
Khi nhìn lợi ích về vấn đề kinh tế to phải đánh giá hiệu quả đầu tư và hiệu quả phân phối việc sự dụng đất. Đặc khu đòi hỏi đầu tư hạ tằng cao và sẽ phải mất nhiều thập niên mới hoàn vốn. Do đó phải xem coi lợi ích nào cao nhất (Cost-Benefits analysis)
Các khó khăn kinh tế của VN :
(i) phải đổi mới cơ cấu kinh tế;
(ii) phát triển kết cấu hạ tầng;
(iii) phát triển nguồn nhân lực;
(iv) đổi mới công nghệ quá lạc hậu;
(v) vấn đề nợ. Ngoài việc này thì theo báo chí thì hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, nhiều sản phẩm nông nghiệp truyền thống cần thay đổi để có thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm gia công đang mất lợi thế cạnh tranh, vv.
Trước những khó khăn kinh tế của Việt Nam, việc đầu tư một số vốn có thể lên đến khoảng 70-90 tỷ USD tại 3 nơi ĐKKT này có đáng không? Có hợp lý không?
Các cơ quan đầu tư quốc tế đánh giá Việt Nam ra sao? Theo cơ quan JETRO (Nhật) thì họ đánh giá tình hình đầu tư tại Việt Nam cao, xếp thứ hai trong những nước mà các công ty Nhật muốn đến đầu tư. Các công ty quốc tế không cần những ưu đãi vượt trội về thuế và thời hạn thuê đất vì họ đánh gia đầu tư trên các tiêu chuẩn khác. Các công ty Nhật vẫn muốn đầu tư tại Việt Nam nhưng họ mong là môi trường đầu tư ở VN được cải thiện và thay đổi theo chiều hướng dịch vụ tốt cho các nhà đầu tư:
– Thủ tục hành chánh, cần nhanh, chóng bớt rườm rà;
– Mặc dù có cả trăm nghìn sinh viên ra trường còn thất nghiệp nhưng các công ty Nhật mong Việt Nam có thể cung cấp nhiều hơn nguồn nhân lực có chất lượng cao để họ dễ triển khai các dự án công nghiệp có quy mô lớn và xử dụng công nghệ cao – như vậy là nguồn nhân lức Việt Nam chưa đáp ứng cho các nhà đầu tư;
– Ngành “công nghiệp hỗ trợ” được phát triển để các doanh nghiệp FDI giảm được chi phí đầu vào vì không phải hay bớt nhập khẩu linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian với phí tổn cao – như vậy là Việt Nam thiếu các công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng cho nhu cầu các nhà đầu tư;
2) Kinh Nghiệm các Đặc Khu Kinh Tế Trung Quốc trên thế giới hay tại Á châu
Kinh nghiệm các khu công nghiệp hay ĐKKT trên thế giới tại Lào, Phi Châu và tại các nước khác cho thấy là:
Tại Lào – Khu Boten (tỉnh Bokeo): Quốc Hội Lào đã thông qua luật đặc khu kinh tế này vì tin tưởng rằng Boten sẽ trở thành đầu tàu cho cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vì có đất đai, nhân công rẻ, thuận lợi về giao thông, đó là điều kiện tốt để thu hút các đầu tư quốc tế nhất là các công ty TQ vào thuê đất, xây dựng nhà xưởng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, công nghệ cao và công nghiệp nặng, đưa Lào trở thành nước công nghiệp trong tương lai với các điều kiện ưu đãi chưa từng có (và hiển nhiên ngoài ưu đãi về công nghiệp chính phủ cũng cho phép đầu tư sòng bạc và du lịch tương tự như Phú Quốc và Vân Đồn).
Sau nhiều năm hoạt động thì Boten đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Trước hết các nhà máy công nghiệp thì không có, chỉ thấy ở đây là một ổ cờ bạc, mại dâm, ma túy và rửa tiền nổi tiếng. Quốc tế còn gọi đây là trung tâm buôn người, ma túy và động vật nằm trong danh sách được bảo vệ. Bộ Tài chính Mỹ đã đưa sòng bạc Kings Romans nằm trong đặc khu Boten vào danh sách trừng phạt tội phạm có tổ chức.
Ta thấy gì tại Boten? Ngôn ngữ phổ biến là Quan Thoại chứ không phải tiếng Lào. Đồng tiền giao dịch là Nhân Dân Tệ chứ không phải tiền Kíp của Lào. Chính quyền gần như không kiểm soát mà toàn bộ hoạt động ở đây mà tại đây các công ty Bất Động Sản, khách sạn và các sòng bạc kiểm soát coi như “luật rừng”. Cảnh sát là nhân viên bảo vệ của các sòng bạc mặc sắc phục giống như cảnh sát TQ và coi như có quyền bắt cóc, đánh đập, giết người nếu người đánh bạc, hút hay chích không có tiền để trả.
Xin nhắc lại trong lịch sử chính sách của thực dân Anh trước đây đối với người Tàu khi họ bán á phiện sản xuất từ Ân độ cốt làm suy nhược nước này. Kinh nghiệm tại Lào cho thấy TQ có gì khác chính sách này không? Còn VN thì ra sao?
Qua những chuyến làm việc tại Phi Châu hay Âu châu tôi đã thấy gì về các chính sách đầu tư của Trung Quốc?
Phi châu: Tại phi châu đã nẩy ra các khu đầu tư và buôn bán của người Tàu. Các đầu tư hay xây dựng hạ tầng cơ sở nằm trong các chính sách giúp việc giải quyết vấn đề giải quyết di dân Trung Quốc.
Tại Liberia các công ty Trung Quốc mang công nhân của họ qua đây và gây khó khăn vì công nhân Trung Quốc ở tập trung trong các khu mà Cảnh Sát ít có dịp kiểm soát. Các khu vực này do các công ty Trung Quốc kiểm soát.
Nhà hàng TQ ở châu Phi cấm người Phi
Tại Zambia các đầu tư Trung Quốc tại các mỏ đồng cho thấy các công nhân than là họ bị “bóc lột” hơn là dưới thời thực dân Anh. Các đầu tư Trung Quốc làm giàu cho một thiểu số lãnh đạo tại Zambia.
Các khu buôn bán tại Pretoria (Nam Phi) hay tại Nairobi (Kenya) cho thất là Trung Quốc có chính sách di dân từng bước. Trường hợp này còn nặng hơn tại Namibia nơi mà Trung Quốc đã xây dựng hạ tầng và các món nợ vay này đã biến Trung Quốc trở thành chủ ông. Trường hợp tại Sri Lanka với cảng do Trung Quốc xây cũng không khác lắm.
Kinh nghiệm tại Azerbaijan (Âu châu) cho thấy là các công ty hay tư nhân Azerbaijan không thể cạnh tranh khi đấu thầu vì các Doanh nghiệp nhà nước được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ. Hậu quả Azerbaijan phải thay đổi chính sách lao động mới có thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Tại Việt Nam trước đây chỉ cho phép các công ty FDI (đầu tư nước ngoài) thuê tối đa 3% lao động từ nước ngoài nhưng việc này bị bỏ vào 1/4/2016. Vì vậy mới đây công ty Formosa có tỷ lệ 30% công nhân là người Trung Quốc hay 8.400 người.
Vấn đề môi trường – Formosa, Boxít Tây Nguyên, Bình thuận với nhà máy Nhiệt điện, có phải là TQ đang cố xuất khẩu ô nhiễm môi trường?
3) Vấn đề khu chế xuất VÂN ĐỒN, VÂN PHONG và PHÚ QUỐC
Vấn đề 3 ĐKKT này khác là nó không trực thuộc hệ thống hành chính VN mà dưới sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng.
– Ngoại tệ có thể sử dụng trong 3 ĐKKT này;
– Luật khác luật VN có thể cho phép đánh bạc, hay làm cả vũ khí;
– Thuế ở mức 10% trong 30 năm và 4 năm miến thuế và 9 năm sau chỉ đánh thuế ở mức 50%.
Ước tính lợi cho VN như sau:
– Vân Đồn, ước tính thuế hàng năm là $1,9 tỷ; $2,1 tỷ tiền thuê đất và $9,7 tỷ do công nghiệp – dịch vụ và 132.000 công việc đến 2030;
– Bắc Vân Phong, ước tính hàng năm là $1,2 tỷ USD về thuế, 1 tỷ USD về tiền thuê đất; và $10 tỷ về do công nghiệp – dịch vụ; và 65.000 công việc đến 2030;
– Phú Quốc, ước tính hàng năm là $3,3 tỷ về thuế, thuê đất; và $19 tỷ về do công nghiệp – dịch vụ; và 57.600 công việc đến 2030;
Khi dự luật về Đặc khu Kinh tế được đưa ra Quốc Hôi bàn thì người dân không có tiếng nói và ai quản lý ĐKKT này? Theo báo chí trong nước thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân nói dự án 3 ĐKKT là quyết định của Bộ Chính trị, Quốc hội cần bàn để thực hiện. Trong quá khứ Bộ chính trị đã làm nhiều sai lầm như Thành Đô, đến Bauxít Tây Nguyên, hay Metro Hà Nội hay Formosa chưa kể biết bao nhiêu công trình còn bỏ dở về phía TQ.
Khi có luật về Đặc khu kinh tế (ĐKKT) mà không có chính sách kiểm soát lao động và việc thực thi luật Việt Nam thì không có lợi ích về phát triển cho kinh tế Việt Nam. Nay luật bãi bỏ tỷ lệ người nước ngoài làm tại Việt Nam gây thiệt hại cho lao động Việt Nam. Cái luật cho phép người Trung Quốc vào không cần xin visa, cho chủ Trung Quốc đưa người Trung Quốc vào làm việc không cần giấy phép làm việc trong vòng 180 ngày, cho phép họ mua nhà, quyền sử dụng đất và thừa kế. Các việc này là phản bội lao động Việt Nam vì không có kiểm soát và các nhà thầu Trung Quốc lợi dụng kẽ sơ hở về luật của Việt Nam.
Dự thảo luật về Đặc khu kinh tế (ĐKKT) sẽ giúp – nhằm tạo đặc lợi cho nhóm thầu đất và tạo cơ sở để cho Trung Quốc nhảy vào và khi dự luật cho thuê quá lâu (ví dụ 99 năm) có thể gặp nhiều bất cập nếu doanh nghiệp không làm ăn như mong muốn và muốn đổi sẽ gặp khó khăn. Dự thảo luật về Đặc khu kinh tế (ĐKKT) cho phép sản xuất mọi thứ kể cả cờ bạc (biến các ĐKKT này trở thành các khu như Boten bên Lào và tiền NDTệ sẽ dùng thay vì tiền VN.
Đầu năm nay, Trung Quốc (TQ) quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. [Vừa qua, TQ quyết định ngưng 85 dự án điện than khắp 13 tỉnh trong cả nước, tổng cộng có 103 nhà máy. Đó là chưa kể 18 nhà máy đã được quyết định ngừng xây dựng vào cuối năm ngoái.]
Nhưng ở VN, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặc biệt là những dự án này đa phần do TQ đầu tư. Tại VN thì hàng loạt các dự án xây dựng trung tâm, nhà máy nhiệt điện lại nở rộ: Trung tâm nhiệt điện Long An (xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, sát với TP.HCM), Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 (chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với vốn gần 2 tỷ USD), Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 (sẽ được xây dựng năm 2019), dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (vốn đầu tư khoảng 2.2 tỷ USD), BOT Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (có vốn đầu tư 2.3 tỷ USD). [Chưa kể hiện nay nước ta có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện (riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy – khoảng 10 nhà máy do TQ đầu tư), dự kiến đến năm 2030 cả nước sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than.]
Có phải đây là chính sách của TQ xuất khẩu các công nghiệp lỗi thời như các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm (TS MTT có thể nói về môi trường ô nhiễm). Rõ ràng là tất cả các việc trên cho thấy là dự luật này không có sức thuyết phục
Đối với Việt Nam thì có yếu tố lịch sử và chiến lược. Ba vị trí chiến lược (xin xem hình). Vậy thì Việt Nam có nên tiếp tục bàn dự luật này hay không? Rõ ràng là tất cả các việc trên cho thấy là dự luật này không có sức thuyết phục là giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển.

Vài hàng về An Ninh Mạng

Khi áp dụng song hành hai bộ luật ĐKKT và ANM, không những đất đai và chủ quyền đất nước lọt vào tay TQ, trên bình diện vĩ mô, mà cả tài sản của các cá nhân hay công ty người Việt, cũng được chuyển nhượng sạch sẽ cho cá nhân và công ty thương mại TQ, trên bình diện vi mô nữa.
Lúc đó, sự bán nước mới thật sự toàn diện… Nếu Google và Facebook không chịu đặt máy tại Việt Nam thì càng tốt hơn cho TQ nữa. Đảng CSVN sẽ mời Baidu của TQ để thay thế Google và Weibo của TQ để thay thế Facebook và CSTQ sẽ trực tiếp hoàn toàn nắm số phận từng người dân VN, nhất là giới làm thương mại, trong bàn tay của mình…
Luật này vi Hiến vì cho phép bộ Công An ra lệnh ai là sai ai là trúng khi đăng tải trên net trong khi chi có tòa án mới có quyền nói ai là sai, ai là phản động.
Các lý do xét lại toàn diện Dự Luật này – Cần thời gian để bàn ưu tiên đầu tư.
Vấn đề kinh tế đưa ra chưa rõ – chi phí khá nhiều (70-90 tỷ USD), hiện nay còn nhiều khu kinh tế chưa sử dụng và chiếm 100% diện tích ĐKKT thì có gì mà phải giải quyết vấn đề 3 khu này? Ở đây việc này cho thấy nói chỉ có lợi về đất – nhóm lợi ích về đất dính vào ĐCSVN.
Theo các nhà đầu tư như JETRO – Nhật thì họ không cần nhiều ưu đãi về thuế hay về thời gian mướn đất và do đó tại sao cần ưu đãi 99 năm? Báo chí trong nước cho thấy là giá cả đất tại các nơi này đã tăng gấp bội – vậy chỉ có các nhà đầu cơ về đất có lợi. Cho nhóm lợi ích nào muốn bán hay nhường đất? Kinh nghiệm cạnh tranh trên thế giới hiện nay thì cho mướn đất từ 30-50 năm là đủ.
Hơn nữa các kinh nghiệm cho thấy nếu không có luật lao động tốt và việc thực thi nghiêm chỉnh luật thì dễ bị lợi dụng cũng như là việc Formosa lợi dụng tại Việt Nam.
Kết luận
Việt Nam đã có hơn 325 Khu công Nghiệp và chưa sử dụng một cách tốt vì trong 200 Khu công nghiệp thì mới sử dụng có 50-60% tổng số diện tích. Cần nghiên cứu rõ hơn, cần nghiên cứu lợi ích kinh tế nhất là các chi phí đầu tư rất cao và tại sao không nằm trong quy chế hành chính VN mà kiểm soát của TUĐ? Có phải đây là chính sách 4 tốt – 16 chữ vàng của Thành Đô (Chendu) 1990?
Luật về An Ninh Mạng mặc dù 2 nhưng phải coi là một vì nó kiềm hãm sự hiểu biết của dân chúng – Bịt mắt – bịt miệng dân. Hôm 14/6 văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á gửi thông cáo bày tỏ quan ngại về việc Quốc hội Việt Nam thông qua bộ Luật an ninh mạng. Vạch ra rằng quốc hội Việt Nam “thiếu các hoạt động tham vấn minh bạch với công chúng, cũng như các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi Luật an ninh mạng trước khi luật được thông qua,” Văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á kêu gọi Chính phủ Việt Nam “tạo điều kiện để người dân và xã hội dân sự tham gia vào quy trình làm luật và chính sách.”
Luật này trái với Hiến Pháp vì cho bộ Công An ra lệnh cho các công ty phải bỏ các bài xuống trong 24 tiếng khi chỉ có tòa án mới có quyền nói ai là sai, ai là phản động.
Quốc Hội và bà Kim Ngân có xét đến yếu tố an ninh quốc gia, trật tự xã hội, an toàn kinh tế, môi trường, vv…? VN cần đi đến chỗ “Khẩu phục – Tâm phục” thì lòng dân mới yên và mối sợ hãi về giặc Tàu biến mất khi lấy quyết định về ĐKKT.
Đây là ván bài ngàn năm giữa Đế Quốc Hán và ván bài tránh đấu cho độc lập của VN. Ai tranh đấu cho VN và ai làm tay sai?
Hải Ngoại Làm gì

Tôi đề cặp đến việc Hải Ngoại có thể giúp gì?
– Việc trước nhất thông tin kỹ cho người trong nước hiểu quyền lợi của họ và cái gì sẽ bị mất – Chấp nhận gởi tin tức về VN để giúp
– Các chuyên gia “thung lũng vàng” cần tìm cách giúp các công dân mạng hay người trong nước vượt khó khăn kỹ thuật
– Làm việc (chính trị) với các dân biểu – TNS để quốc tế lưu ý. (như các House Resolution giúp VN đối đầu với TQ) – cần đi bầu cho đúng người ủng hộ VN. Nên nhớ là tại HK là Tam quyền phân lập ./.


TS. Đinh xuân Quân
Chuyên gia Phát triển quốc tế – Tháng 6 2018
California, USA