24 août 2018

Ác mộng | Nightmares


Văn Hc Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978 • email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press




Trân trọng giới thiệu:



Ác mộng | Nightmares

Tuyển thơ song ngữ Việt-Anh

của nhà thơ Hoàng Hưng

bản dịch Anh ngữ @ Trịnh Y Thư & Nguyễn Đức Tùng



Văn Học Press xuất bản, 9/2018

Tựa @ Ellen Bass

172 trang, giá bán $15.00



Tìm mua trên Amazon.com

Search Keywords: ac mong hoang hung

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:



https://www.amazon.com/mong-Nightmares-Vietnamese-Hoang-Hung/dp/1724825194/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1535041161&sr=8-1&keywords=ac+mong+hoang+hung



Là một nhà thơ, nhà báo và dịch giả, từ lâu Hoàng Hưng đã là một tiếng nói có ảnh hưởng cho quyền tự do biểu đạt. Nghe tiếng nói của ông trong Ác mộng, bản dịch tiếng Anh đầy đủ đầu tiên những bài thơ tù, thật là một món quà cho chúng ta. Thật thân thiết và tức thời là tiếng nói ấy, đến nỗi khi Hưng đi qua “cánh cửa sắt đen kịt”, chúng ta đi với ông.

   Những mô tả của Hưng về hoàn cảnh xung quanh được viết đến tận cùng. “Địa ngục là đây”, ông viết. Giấc ngủ thì “màu máu”, bầu trời “tím thâm”. Chúng ta cảm nhận cái lạnh của phòng giam của ông, nỗi khao khát tự do và gia đình.

   Sức mạnh trong những bài thơ này nằm ở tính phức hợp của chúng. Cay đắng, giận dữ và tuyệt vọng xuyên suốt, nhưng nhà thơ vẫn lắng đón những biểu tượng hy vọng nhỏ nhất. Những con thạch sùng “trắng hồng, trong trong” làm tình bên ngọn đèn tù ngục “tỏa hơi xuân”. Trong bài Cô em mới đến, nhà thơ khẳng định tình thương cảm khi nghe cô bạn tù hát tiếng Tàu.



Nhà ta xa xôi lắm

Nhà em còn xa hơn

Đường về hai đứa cùng mù mịt

Thôi thì cùng hát lên.



Tập thơ được đặt tên rất trúng, nó chứa đầy những cơn ác mộng còn kéo dài ngay cả sau khi người tù được tha.



Một hôm

Có kẻ nhìn trân trối

Một đêm

Có tiếng bâng quơ hỏi

Giật mình

Một cái vỗ vai.



Ác mộng cũng là một hành động làm chứng. Hưng phơi bày, qua câu chuyện của chính mình, nỗi thống khổ của vô số người khác dưới các chế độ đàn áp con người. Tiếng nói ông là tiếng nói của các nhà văn bất đồng ở khắp mọi nơi – lương thiện, can đảm, và không thể thiếu.

– Ellen Bass

Nhà thơ Mỹ, đồng tác giả sách The Courage to Heal,

đồng Chủ tịch Hội Các Nhà Thơ Mỹ

(Chancellor of the Academy of American Poets)



As a poet, journalist, and translator, Hoang Hung has long been an influential voice for freedom of expression. What a gift it is to hear him in Nightmares, the first full-length English translation of his prison poems.

   So intimate and immediate is that voice, that when Hung goes through the “tar-blackened iron door”, we go with him. Hung’s descriptions of his surroundings are unsparing.  “Here is hell itself”, he writes. Sleep is “blood-colored”,  the sky, “black and blue.” We feel the cold of his cell, the longing for freedom and family.

   The power in these poems lies in their complexity. Bitterness, anger and despair run through them, yet the poet remains attentive to the slenderest symbols of hope. The “pinkish white, almost transparent” lizards make love beside a prison lamp “that radiates with the warmth of spring.” In The Young Girl Who Just Arrived, the poet affirms his compassion when he hears a fellow prisoner singing in Chinese.



My home is far away

Your home is even farther

Our homeward road to which we are both blind

Well then, let us sing together.



This collection is aptly named, full of nightmares that continue even after the prisoner is released.



There are days when someone stares at him

There are nights when fluttering voices question him.

A pat on the shoulder

                                  startles him.



Yet Nightmares is also an act of witness. Hung exposes, through his own story, the suffering of countless others under repressive regimes. His is the voice of dissident writers everywhere – honest, brave, and indispensable.

– Ellen Bass

American poet and co-author of The Courage to Heal,

Chancellor of the Academy of American Poets