21 août 2018

Ở Việt Nam áp dụng Đức trị hay Pháp trị ?


Thiện Tùng


Năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam mở đại hội lần thứ 4, ngoài đổi tên Đảng,   tên Nước, còn xóa bỏ đa nguyên về chính trị: giải thể các đảng và tổ chức chính trị “chiến hữu” đã từng vào sinh ra tử với mình. Khi chỉ còn “một mình một chợ”, Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, tha hồ làm mưa làm gió.

 Ai đời, một quốc gia, một dân tộc mà đồng thời áp dụng Đức trị và Pháp trị - Đức trị là dùng bàn tay nhung, áp dụng đối với đảng viên (đối nội), Pháp trị là dùng bàn tay sắt,áp dụng đối với dân chúng ngoài Đảng (đối ngoại). 



 Đức trị chỉ áp dụng đối với lực lương lãnh đạo (đảng viên): Nếu đảng viên có sai phạm, chiếu theo Điều lệ Đảng, dùng phương pháp “phê/tự phê bình”, “xử lý nội bộ”. Tùy mức độ sai phạm, áp dụng 4 hình thúc: phê bình uốn nắn, khiển trách, cảnh cáo, khai trừ. 

 Pháp trị áp dụng rộng rãi đối với lực lượng bị lãnh đạo (dân chúng): Nếu dân chúng sai phạm thì áp dụng pháp luật, nhẹ thì xử phạt tiền, nặng thì bắt tạm giam, khởi tố ra tòa, lãnh án theo khung án của “Luật tố tụng hình sự”. 

 Chính sự phân biệt đối xử giữa cai trị và bị trị khiến cho quan chức gần như hư ráo, nội bộ xào xáo; dân chúng nhốn nháo, lũ lượt đi kiện cáo.


Về Đức trị 


Đảng CSVN dùng Đức trị trong đối nội là nguyên nhân gây ra mọi tệ nạn trong đảng viên. Bọn cơ hội nghĩ rằng: Vào Đảng như vào dân Tây, có thẻ đảng ắt được ngồi vào ghế quan, nơi phát tài an toàn nhứt. Suốt cả thời gian dài, cứ quanh đi quẩn lại: Hết học tập làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức… Hồ chí Minh, đến phê/tự phê bình để chỉnh đốn Đảng. Cứ bổn cũ soạn lại mãi gây nhàm chán, “như gãi ghẽ” – lời Tổng bí thư Trọng. Càng chỉnh đốn, đảng viên càng hư đốn, lươn lẹo đủ điều, cướp đêm không đủ tranh thủ cướp ngày. Hết Đại hội nầy đến Hội nghi khác, cố chặn tham nhũng mà nó không đứng, cố đẩy mà nó không lùi. Trước thảm trạng, gã  thầy dùi nào đó đề nghị lập Viện Đạo đức học để giáo dục cán bộ đảng viên. Đề nghị ấy không được duyệt, có lẽ Tổng Bí thư Trọng  thấy dùng bàn tay nhung không thể trị được những đảng viên đã mất hết tính người, Ông dùng bàn tay sắt để răn đe, tạm áp dụng Pháp trị bằng cách “đốt lò” xử trị  đám đảng viên bất lương làm nhơ danh Đảng. Đốt được ít mẻ, thiêu được một con chuột Cống, vài chục con chuột Cơm thuộc “phe địch”, lửa lại cháy lan qua “phe ta”. Nếu tiếp tục đốt thì hết cán bộ chiến lược, lấy ai làm việc, Đảng quang vinh còn đâu để lãnh đạo Nhà nước và Xã hội?!. Không còn cách nào khác, dường như Tổng Trọng muốn áp dụng lại Đức trị, tạm ngưng “đốt  lò”, xem xét đề xuất của thầy dùi nào đó về “Mở lớp đào tạo Thạc sĩ chống tham những”.

Mới đây, hôm 16/8/2018, trong phiên họp thứ 14 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đứng trước diễn đàn, trưởng Ban phòng chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng cho biết: Từ năm 2013 đến nay, xử lý kỷ luật hơn 4.300 đảng viên tham nhũng, thu hồi hơn 400 ngàn tỷ đồng và 18.525 ha đất (theo Chinhphu vn)

Cũng trong cuộc họp phòng chống tham nhũng nầy, ông Trọng nêu ra phương hướng tới: Cố gắng tăng cường hệ thống kỷ luật, loại bỏ những hạn chế hiện có và đào tạo cán bộ để ngăn chặn tham nhũng có hiệu quả hơn (theo Chinhphu vn).

“Tăng cường hệ thống kỷ luật đào tạo cán bộ để ngăn chặn tham những có hiệu quả hơn”. Vậy phải chăng, ông Trọng ngưng áp dụng Pháp trị (đốt lò) trở lại Đức trị (kỷ luật Đảng), theo kế sách của thầy dùi nào đó “ Mở lớp đào tạo Thạc sĩ chống tham những”. Nếu thực vậy, đây là cơ hội cho bọn tham nhũng “lợi d…”) ?.

Người xưa có câu “Tiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc”. Khoan nói lo cho nước cho dân, chỉ cần Đảng CSVN sớm cải hóa đội ngũ đảng viên của mình sớm trở thành những người tử tế, đừng để, đến giới hạn nào đó, thiên hạ ghép Đảng CSVN chung với những băng nhóm mang họ “tặc” là phúc đức cho dân cho nước lắm rồi.


Về Pháp trị


Pháp Luật hiện tại còn nhiều chỗ “trái ngang” cần đuợc điều chỉnh. Trong khi chờ đợi điều chỉnh, nhìn chung dân chúng vẫn phải tuân thủ pháp luật hiện hành. Ngoài số gian manh, đại đa số dân chúng “sống hành động theo pháp luật”. Có điều, người cầm pháp luật mà vi phạm pháp luật  thì dân chúng không thể chấp nhận được. “Cầm luật mà phạm luật tội 1=10” – Tổ tiên ta từng nói thế?.

Lục tặc, Hải tặc, Không tặc, Lâm tặc, Cát tặc…tống cổ chúng vào nhà giam đã đành, đàng nầy, thử hỏi  cớ sao Nhà cầm quyền  lại tìm mọi cách ngụy tạo án đánh đập, cầm giam, trục xuất …quá đáng đối với nhiều người bất đồng chính kiến, đấu tranh bất bạo động, hợp Hiến, hợp Luật như: chống Trung Quốc xâm phạm biển đảo, chống cướp đất, chống Formosa xả thải độc gây ô nhiễm môi trường, tưởng niệm những người vì nước vong thân… Đáng thương cho hai người mẹ có con nhỏ:Trần thị Nga gọi là “cầm đầu” những cuộc đấu tranh giữ đất, bị đánh đập và bị kết án 9 năm tù; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “cầm đầu, cỗ võ” những cuộc đấu tranh chống Frmosa gây ô nhiễm môi trường, bị kết án 10 năm tù . Mẹ thì khổ sở trong tù, con thì như những con chim non côi cúc, bơ vơ !  

Hôm 16/8/2018, tại kỳ hợp thứ 14 về phòng chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng, trưởng Ban phòng chống tham nhũng, nói trước cuộc họp: “Từ năm 2013 đến nay, ta thu hồi được 18.525 ha đất bị tham nhũng chiếm đoạt”. Có lửa mới có khói, nếu thật sự bà Trần thị Nga “cầm đầu” dân đấu tranh chống lại bọn cướp đất thì Bà chẳng khác ông lão đảng viên Lê Đình Kình ở xã Đông Tâm “cầm đầu” dân nơi đây đấu tranh giữ đất. Vậy thì, lẽ ra phải tuyên dương bà Nga, cớ sao kết tội bà vi phạm điều 88 Luật hình sự, với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”, bị kết án đến 9 năm tù ?. 

Nhà máy cán thép Formosa thải độc giết chết vùng biển rộng lớn hơn cả 4 tĩnh thuộc trung Trung bộ, gây thất nghiệp, khốn khổ cho hàng triệu ngư dân và những người hành nghề dịch vụ ven biển. Tội lỗi nầy, lãnh đạo Formosa không thể chối cãi, cúi đầu nhận tội và chấp nhận bồi thường 500 triệu USD, do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố. Vậy là, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) có “cầm đầu” những cuộc biểu tình bất bạo động chống Formosa thì có gì sai? Không vinh danh bà ấy thì thôi, cớ sao buộc tội bà vi phạm điều 88 Luật hình sự với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”, bị kết án đến 10 năm tù ?.

Chính những điều khó hiểu nói trên, người ta nghi ngờ có thế lực đủ mạnh nào đó đứng sau những vụ án oan nghiệt nầy, biến kẻ vô tội thành có tội và ngược lại.

Trước thảm cảnh, dù ai chỉ còn phần trăm nào đó về tính người trong cơ thể, chắc họ cũng chi hết cho cảnh ngộ của gia đình Nga và Quỳnh.

Trần thị Nga và 2 con
- Tay chân thế nầy có đau lắm không mẹ ?
- Đau. Nhưng mẹ còn chịu đuợc !


Bắt người giam cầm cốt để cải hóa họ trở về “đường ngay, lẽ phải”. Không biết tại sao, những người tù dưới chế độ hiện thời ở Việt Nam, khi ra tù họ căm thù cố kếp chế độ?.  Bằng chứng là: Hơn nửa triệu gọi là “Ngụy quân, Ngụy quyền” khi ra khỏi trại cải huấn, họ căm thù bất cộng đái thiên đối với Đảng CSVN. Những năm tháng gần đây, ai ra tù cũng không ưa gì chế độ, đôi khi còn kéo cả tộc thuộc đối lập chế độ hiện hành. Những trại cai ghiền ma túy – nơi giúp người “làm phước” mà những trại viên không biết ơn còn nỗi loạn là do đâu?. Chế độ trại giam như thế nào mà, khi  vừa “thọ án”, ông Thăng kêu than: “Hãy đối xử với tôi như một con người”. Những người Cộng sản nòi như ông Thăng, ông Thanh, ông Thành hay những ông bà “trời đánh thánh đâm”  khác đang bị kỷ luật Đảng   hay đang lâm vào vòng lao lý, chắc gì họ còn cảm tình đối với Đảng CSVN ?. Vậy là, dưới chế độ nầy, càng bắt bớ giam cầm càng thêm thù bớt bạn. Từ thực tế đó, Đảng CSVN cần xem lại chủ trương, chính sách và chế độ cai trị của mình để thêm bạn bớt thù.

Vài tiếng trước khi bị bắt  -  Mẹ Nấm và 2 con: Nấm, Gấu
Mẹ và 2 con của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  
- Chừng nào mẹ con về hở ngoại ?
- Đến 10 năm nữa, khi cháu 21 tuổi !


Lời kết


Đảng CSVN đã và đang hoạt động ngoài vòng pháp luật, luôn vi phạm pháp luật. Bằng chứng là: một dân tộc, một quốc gia mà Đảng CSVM đồng thời áp  dụng Đức trị (bàn tay nhung) đối với đảng viên, Pháp trị (bàn tay sắt) đối với dân chúng. Từ đó, khiến người ta liên tưởng đến “Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa” áp dụng chế độ “Quân quản”, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu kiêm “Chủ tịch Hội đồng Tướng lĩnh”, một cơ quan nằm ngoài Hiến pháp, ông có quyền hơn Hiến pháp, luôn vi phạm Hiến pháp. Lúc chế độ “về chiều”, ông chưa kịp ra đi, binh sĩ và dân chúng nheo lên “đòi nợ chính trị” đối với ông


18/08/2018

Thiện Tùng