31 août 2018

Sau Đặc Khu, tiền Tàu bước một chân qua biên giới trước khi lan tỏa: “Được sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán ở biên giới”

Nguyễn Phú Trọng thương Trung Quốc hơn thương dân!.



T.Xuân




Ngày 28.8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới VN - Trung Quốc.



AFP

Theo đó, các thương nhân, cư dân biên giới VN, Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc nhân dân tệ (CNY) trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc CNY tiền mặt.



Thông tư quy định cụ thể hoạt động sử dụng tài khoản CNY, VND, đồng thời quy định một số hoạt động ngoại hối khác như ủy thác thanh toán bằng CNY, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt; cũng như quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 12.10.






Bình luận của một chuyên gia kinh tế thân cận chính phủ: "Chính sách Hai hành lang một vành đai này đã được ông Nguyễn Phú Trọng ký với Tập Cận Bình và đang bị Tập thúc làm, tuy nhiên tôi chưa tìm ra nội dung bản ghị nhớ . Ba đặc khu chỉ là 1 phần của chính sách hai hành lang một vành đai"



Đúng là TQ đang muốn thế giới dùng tiền Nhân dân tệ (NDT) làm dự trữ ngoại tệ, và IMF đã chấp nhận điều này. Nhưng dùng làm dự trữ khác hẳn việc dùng ngoại tệ với tư cách là đồng thanh toán trong nội bộ nền kinh tế.



Vì vậy mà nhiều nước đã bị đô la hóa hay VN có thể bị nhân dân tệ hóa. Dù thế nào thì khi để chuyện này xảy ra nước sở tại sẽ mất  khả năng điều hành chính sách tiền tệ.



Điển hình là tình trạng của Greece, vì đã dùng đồng EU, họ không thể có chính sách nhằm giảm giá trị đồng nội tệ, để cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Khi giá đồng nội tệ giảm, giá hàng bằng ngoại tệ giảm nên dễ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Nói chung, nó cũng tác dụng đến việc tăng giá nói chung và như thế giảm chi tiêu trong nước. Lương thực tế sẽ giảm. Còn như hiện nay họ muốn giảm chi tiêu, đặc biệt của nhà nước, họ phải thải người, hoặc giảm lương, rất khó làm.



Ngoài ra, khi kinh tế bị khủng hoảng, ngân hàng trung ương có thể có tiền (kể cả in ra) để can thiệp cứu nguy nền kinh tế, kể cả đưa ra chính sách tín dụng như lãi suất để điều hành nền kinh tế. . 



Một nền kinh tế chỉ dùng đồng tiền nước ngoài, hay EU, đôla,. sẽ mất hoàn toàn quyền chủ động về chính sách tiền tệ và tín dụng. Nếu cho phép đồng ngoại tệ thì sẽ mất một phần tùy theo sức mạnh của đồng nước ngoài. 



Hiện nay đồng NDT mạnh hơn đồng VN thì tất nhiên đồng VN sẽ có vấn đề. 



Nói chung là không nước nào lại muốn để một nước khác xâm phạm như thế trừ khi nước đó rất nhỏ và lại có quan hệ lớn và mật thiết với nước lớn bên cạnh.



Có thể định nghĩa  cư dân biên giới là dân có hộ khẩu ở vùng biên giới. Nhưng làm sao kiểm soát? khi đọc tiếng tàu không được và khả năng làm giả thì rất lớn. Ngoài ra, làm sao các NDT không tràn vào các vùng khác của VN?  Không lẽ xóa cửa khẩu hiện nay để mang cửa khẩu mới vào sâu nội địa Vn để kiểm soát.



Chính sách Hai hành lang một vành đai này đã được ông Nguyễn Phú Trọng ký với Tập Cận Bình và đang bị Tập thúc làm, tuy nhiên tôi chưa tìm ra nội dung bản ghị nhớ. Ba đặc khu chỉ là 1 phần của chính sách hai hành lang một vành đai, ám chỉ đây là khu kinh tế tự do?






Tuy nhiên tuyên bố chung năm 2017 có vài đoạn sau:



5.1. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý đất nước, tăng cường giao lưu kênh đảng, triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức tốt Cuộc gặp Đại diện hai Bộ Chính trị, Hội thảo lý luận hai đảng, làm sâu sắc giao lưu trao đổi đoàn và hợp tác đào tạo cán bộ kênh đảng, tiếp tục tăng cường giao lưu hợp tác giữa các cơ quan trung ương hai đảng và các tổ chức đảng địa phương, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên. Tích cực thúc đẩy giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc Trung Quốc. 





(i) Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết  



Trên cơ sở "Bản ghi nhớ về đẩy nhanh tiến độ đàm phán Thỏa thuận khung xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung" ký kết trong chuyến thăm lần này, tích cực bàn bạc Thỏa thuận khung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy phát triển khu vực biên giới hai nước, nâng cao mức độ kết nối giữa hai bên. Phía Trung Quốc tuyên bố hoàn thành thủ tục phê duyệt Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu, sẵn sàng tạo thuận lợi để các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, Hàng Châu triển khai công việc.  






Tài liệu: