11 décembre 2018

Giới thiệu tóm tắt “Tại sao các quốc gia thất bại” (đoạn 5)

Nguyễn Đình Cống

Chương 8.
KHÔNG TRÊN LÃNH THỔ CỦA CHÚNG TÔI

KHÔNG CHO PHÉP IN

 
Ông Johannes Gensfleisch được biết nhiều dưới tên Gutenberg là cha đẻ của máy in. Ông sinh vào khoảng năm 1397 – 1400 và mất ngày 03 tháng 2 năm 1468

TRONG NĂM 1445 tại thành phố Ðức Mainz, Johannes Gutenberg đã tiết lộ một đổi mới với các hệ quả sâu sắc cho lịch sử kinh tế tiếp sau: một máy in dựa trên con chữ động (movable type). Cho đến lúc đó, các cuốn sách hoặc được sao chép bằng tay bởi những người chép bản thảo, hay được in mộc bản. 


Ở Tây Âu năm 1460 đã có máy ở Strasbourg, Pháp. Vào cuối các năm 1460 công nghệ đã lan ra khắp Italy. Vào năm 1476 đã lắp đặt một máy in ở London, Trong cùng thời kỳ, nghành in đã lan khắp các Nước Luxemburg, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, và thậm chí sang Ðông Âu, ở Budapest năm 1473 và ở Cracow một năm sau.

Không phải tất cả mọi người đều thấy việc in như một đổi mới đáng mong muốn. Ngay từ 1485, Sultan Ottoman Bayezid II đã ban một chỉ dụ rằng những người Muslim bị tuyệt đối cấm in bằng tiếng Arab. Chỉ đến 1727 thì máy in đầu tiên mới được phép trên đất Ottoman. Nhưng cho đến 1797 họ cũng chỉ in đười vài chục cuốn sách. Ở Ai Cập máy in được người Pháp mang đến vào 1798

Căn cứ vào các thể chế Ottoman hết sức chuyên chế và chiếm đoạt, sự thù nghịch của sultan đối với máy in là dễ hiểu. Giải pháp của họ đã là cấm in.



Ðế chế Ottoman vẫn là chuyên chế cho đến khi nó sụp đổ vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Lý do của việc những thay đổi kinh tế đã xảy ra tại Anh đã không xảy ra trong Ðế chế Ottoman, là mối quan hệ tự nhiên giữa các thể chế chính trị chuyên chế chiếm đoạt và các thể chế kinh tế chiếm đoạt.

Chính thể chuyên chế và sự thiếu tập trung chính trị hay sự tập trung chính trị yếu là hai rào cản đối với sự mở rộng công nghiệp. Sự kháng cự đối với sự tập trung hóa chính trị được thúc đẩy bởi các lý do giống như sự kháng cự đối với các thể chế chính trịdung hợp: sợ mất quyền lực chính trị

Nhưng trong nhiều trường hợp khác, đúng là điều ngược lại xảy ra, và quá trình tập trung hóa chính trị cũng mở ra một thời đại của chính thể chuyên chế lớn hơn. Ðiều này được minh họa bởi các nguồn gốc của chính thể chuyên chế Nga, đã được Peter Ðại Ðế tạo dựng giữa 1682 và năm ông mất 1725. Mặc dù dự án tập trung hóa chính trị của Peter Ðại Ðế đã thành công và đã thắng phe đối lập, các loại lực lượng đã phản đối sự tập trung hóa nhà nước, như Streltsy, những người thấy quyền lực của họ bị thách thức, đã chiến thắng ở nhiều phần của thế giới, và sự thiếu tập trung hóa nhà nước do nó gây ra đã có nghĩa là sự tồn tại dai dẳng của một loại khác của các thể chế chiếm đoạt.

Trong chương này, chúng ta sẽ thấy trong bước ngoặt do Cách mạng Công nghiệp tạo ra, nhiều quốc gia đã lỡ chuyến tàu thế nào và đã không tận dụng được sự mở rộng công nghiệp ra sao. Hoặc họ đã có các thể chế chính trị chuyên chế và các thể chế kinh tế chiếm đoạt, như ở Ðế chế Ottoman, hay họ đã thiếu sự tập trung hóa chính trị, như ở Somalia.

Chính thể chuyên chế đã sụp đổ ở nước Anh trong thế kỷ thứ mười bảy nhưng đã trở nên mạnh hơn ở Tây Ban Nha. Nỗ lực để xây dựng và củng cố chính thể chuyên chế ở Tây Ban Nha được sự giúp đỡ khổng lồ bởi việc phát hiện ra các kim loại quý ở châu Mỹ.

Các hệ quả của các thể chế chính trị và kinh tế chiếm đoạt ở Tây Ban Nha đã có thể tiên đoán được. Trong thế kỷ thứ mười bảy, trong khi nước Anh đang di chuyển theo hướng tăng trưởng thương mại và sau đó công nghiệp hóa nhanh chóng, thì Tây Ban Nha sa theo hướng suy thoái kinh tế lan rộng. Thu nhập Tây Ban Nha đã giảm sút, trong khi nước Anh dần trở nên giàu có.

Sự tồn tại dai dẳng của chính thể chuyên chế ở Tây Ban Nha, trong khi nó bị trốc tận rễ ở nước Anh, là một thí dụ nữa về những khác biệt nhỏ là có ý nghĩa trong các bước ngoặt.

Các thể chế kinh tế tương đối dung hợp  đã nảy sinh ở nước Anh đã tạo ra tính năng động kinh tế chưa từng thấy, lên đỉnh điểm trong Cách mạng Công nghiệp, trong khi công nghiệp hóa đã không có cơ hội nào ở Tây Ban Nha. Vào lúc công nghệ công nghiệp đã lan ra nhiều phần của thế giới, nền kinh tế Tây Ban Nha đã suy sụp nhiều đến mức thậm chí đã không có nhu cầu đối với Quốc vương hay các elite chủ sở hữu đất ở Tây Ban Nha để ngăn chặn công nghiệp hóa.


SỢ CÔNG NGHIỆP

Không có những thay đổi về các thể chế chính trị và quyền lực chính trị tương tự như những thay đổi đã nổi lên ở Anh sau 1688, thì đã có ít cơ hội cho các nước chuyên chế để hưởng lợi từ những đổi mới và những công nghệ mới của Cách mạng Công nghiệp. Ở Tây Ban Nha, chẳng hạn, sự thiếu các quyền tài sản an toàn và sự sa sút kinh tế phổ biến đã có nghĩa rằng người dân đơn giản đã không có khuyến khích để tiến hành các khoản đầu tư và những sự hy sinh cần thiết. Ở Nga và Áo-Hungary, đã không đơn giản là sự sao lãng và sự quản lý tồi của các elite và sự trượt kinh tế quỷ quyệt vào dưới các thể chế chiếm đoạt là những cái đã cản trở công nghiệp hóa; thay vào đó, các nhà cai trị đã tích cực ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào để đưa các công nghệ này và các khoản đầu tư cơ bản vào cơ sở hạ tầng như đường sắt mà đã có thể hoạt động như các máng dẫn của chúng.

Vào thời gian của Cách mạng Công nghiệp, trong thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín, bản đồ chính trị của châu Âu đã rất khác với bản đồ chính trị hiện nay.

Các nhà buôn ở các lãnh thổ Habsburg đã ít quan trọng hơn nhiều so với ở Anh, và chế độ nông nô đã chiếm ưu thế tại các vùng đất ở Ðông Âu.

Francis đã giải tán Hội đồng Nhà nước, tạo ra một nhà nước cảnh sát và đã kiểm duyệt một cách tàn nhẫn bất cứ thứ gì mà có thể được coi như cấp tiến ôn hòa.

Sự kiềm chế các thị trường và sự tạo ra các thể chế kinh tế chiếm đoạt tất nhiên là đặc trưng hoàn toàn của chính thể chuyên chế, nhưng Francis đã đi xa hơn. Trong các vùng đất Habsburg, Francis đã không khuyến khích các công dân của ông chấp nhận làm theo công nghệ tốt hơn; ngược lại, ông thực sự chống lại nó,

Sự chống đối đổi mới đã được thể hiện theo hai cách. Thứ nhất, Francis I đã chống sự phát triển công nghiệp. Thứ hai, ông đã chống lại việc xây dựng đường sắt, một trong những công nghệ mới then chốt mà đã đến cùng Cách mạng Công nghiệp.

Sự phản đối công nghiệp và máy hơi nước đã xuất phát từ nỗi lo của Francis về sự phá hủy có tính sáng tạo đi cùng với sự phát triển của một nền kinh tế hiện đại.

Áo-Hungary đã không đơn độc trong nỗi sợ công nghiệp. Xa hơn ở phía đông, Nga đã có một tập hợp chuyên chế ngang thế của các thể chế chính trị, được rèn bởi Peter Ðại Ðế. Sau Peter, vua Nicholas đã sợ những thay đổi xã hội mà việc tạo ra một nền kinh tế hiện đại sẽ mang lại. Ông sợ rằng sự phá hủy có tính sáng tạo được tháo ra bởi một nền kinh tế công nghiệp hiện đại sẽ làm xói mòn hiện trạng chính trị ở Nga.

 Trong năm 1848 châu Âu bị rung chuyển bởi một loạt các cuộc cách mạng nổ ra. Ðáp lại,  Zakrevskii, thống đốc quân sự của Moscow, đã viết cho Nicholas: “Ðể duy trì sự bình yên và thịnh vượng, mà hiện thời chỉ Nga được hưởng, chính phủ không được cho phép sự tụ tập của những người vô gia cư và những kẻ phóng đãng, những người sẽ dễ dàng tham gia mọi phong trào, phá hoại sự bình yên xã hội và sự yên bình riêng.”

Sự chống đối đường sắt đi cùng với sự chống đối công nghiệp, chỉ đến 1851 mới có một tuyến được xây dựng nối Moscow và Saint Peterburg.  Chính sách chống đường sắt đã chỉ đảo ngược sau khi Nga bị các lực lượng Anh, Pháp, và Ottoman đánh bại một cách dứt khoát trong Chiến tranh Crime, 1853-1856, khi sự lạc hậu của mạng lưới giao thông của nó đã được hiểu là cái gây khó khăn trở ngại cho an ninh của Nga. Cũng đã có ít sự phát triển đường sắt ở Áo-Hungary, bên ngoài Áo và phần phía Tây của đế chế, mặc dù các cuộc Cách mạng 1848 đã mang lại những thay đổi cho các lãnh thổ này, đặc biệt là sự xóa bỏ chế độ nông nô.



KHÔNG TÀU BÈ NÀO ÐƯỢC PHÉP

Chính thể chuyên chế đã ngự trị không chỉ ở phần lớn châu Âu mà cả ở châu Á nữa. Các triều đại Minh và Thanh ở Trung Quốc và chính thể chuyên chế của Ðế chế Ottoman minh họa điều này. Dưới triều Tống, giữa 960 và 1279, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về nhiều đổi mới công nghệ. Những người Trung Quốc đã sáng chế ra đồng hồ, la bàn, thuốc súng, giấy và tiền giấy, đồ sứ, và lò nung thổi để chế tạo gang trước khi châu Âu đã sáng chế ra. Họ đã phát triển một cách độc lập guồng xe sợi và sức nước ít nhiều cùng thời gian mà những công nghệ này nổi lên ở đầu bên kia của đại lục Á-Âu. Kết quả là, trong năm 1500 mức sống ở Trung Quốc ít nhất cũng cao như ở châu Âu. Trong nhiều thế kỷ Trung Quốc cũng đã có một nhà nước tập trung với một bộ máy công vụ được tuyển theo công trạng.

Thế nhưng Trung Quốc đã là chuyên chế. Ðã không có sự đại diện chính trị cho các nhóm khác với nền quân chủ, đã chẳng có gì giống với Quốc hội. Như hầu hết các nhà cai trị đứng đầu các thể chếchiếm đoạt, các hoàng đế chuyên chế của Trung Quốc đã chống sự thay đổi, tìm kiếm sự ổn định, và về bản chất sợ sự phá hủy có tính sáng tạo.

Trong năm 1402, Hoàng đế Vĩnh Lạc lên ngôi và đã khởi xướng một giai đoạn nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc bằng cách khởi động ngoại thương do nhà nước tài trợ trên quy mô lớn. Vĩnh Lạc đã tài trợ Ðô đốc Trịnh Hòa để tiến hành sáu đợt công cán khổng lồ đến Ðông Nam và Nam Á, Arabia, và châu Phi.

Hơn năm mươi năm đã trôi qua kể từ khi thành lập triều đại nhà Thanh, và đế chế đã nghèo dần từng ngày.

Trong năm 1661 hoàng đế Khang Hy đã ra lệnh rằng tất cả người dân sống ở bờ biển từ Việt Nam đến Chiết Giang  phải chuyển vào bên trong đất liền mười bảy dặm. Bờ biển được tuần tra bởi binh lính. Sự cấm này đã được áp đặt định kỳ trong thế kỷ thứ mười tám, trên thực tế làm còi cọc sự nổi lên của thương mại quốc tế của Trung Quốc.

Chắc chắn đã có các thị trường ở Trung Quốc thời Minh và Thanh, và chính phủ đã đánh thuế nền kinh tế nội địa khá nhẹ. Tuy vậy, nó đã làm ít để hỗ trợ sự đổi mới sáng tạo, và nó đã đánh đổi sự phát triển buôn bán hay sự thịnh vượng công nghiệp lấy sự ổn định chính trị. Hệ quả của tất cả sự kiểm soát chuyên chế này đối với nền kinh tế đã là có thể tiên đoán được: nền kinh tế Trung Quốc đã trì trệ suốt thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, trong khi các nền kinh tế khác đang công nghiệp hóa. Vào lúc Mao dựng lên chế độ cộng sản của ông năm 1949, Trung Quốc đã trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới.



CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ CỦA PRESTER JOHN

Chính thể chuyên chế với tư cách một tập hợp của các thể chế chính trị và các hệ quả kinh tế nảy sinh từ nó đã không hạn chế ở châu Âu và châu Á. Nó đã hiện diện ở châu Phi, chẳng hạn, với Vương quốc Congo, như chúng ta đã thấy ở chương 2. Một thí dụ thậm chí còn kéo dài hơn về chính thể chuyên chế Phi châu là Ethiopia, hay Abyssinia, mà gốc rễ của nó chúng ta đã bắt gặp ở chương 6, Hệ quả của chính thể chuyên chế là sự hết sức không an toàn của các quyền tài sản bị dẫn dắt bởi chiến lược chính trị của hoàng đế.

Ethiopia đã không chịu cùng bước ngoặt đã giúp làm xói mòn chế độ chuyên chế ở nước Anh. Nó đã bị cô lập khỏi nhiều quá trình đã định hình thế giới hiện đại.

Khi sự thuộc địa hóa châu Phi của những người Âu châu bắt đầu trong thế kỷ thứ mười chín, Ethiopia đã là một vương quốc độc lập dưới thời Ras (Công tước) Kassa, người đã được phong làm Hoàng đế Tewodros II trong năm 1855.. Các cuộc thương thuyết của ông với các cường quốc Âu châu đã khó khăn, và trong lúc điên tiết ông đã tống giam lãnh sự Anh. Trong năm 1868 những người Anh đã cử một lực lượng viễn chinh, đã cướp phá thủ đô của ông. Tewodros đã tự vẫn.

Hoàng đế cuối cùng của Ethiopia, Haile Selassie lên ngôi năm 1930. Haile Selassie đã cai trị cho đến khi ông bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính năm 1974 bởi Derg, “Ủy ban”, một nhóm Marxist là các sĩ quan quân đội, những người sau đó đã tiếp tục bần cùng hóa và tàn phá đất nước.

Ngày nay Ethiopia là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Một sự so sánh giữa Anh và Ethiopia bao quát sự bất bình đẳng thế giới. Lý do Ethiopia ở nơi nó ở ngày nay là, không giống ở nước Anh, ở Ethiopia chính thể chuyên chế đã tồn tại dai dẳng cho đến gần đây. Với chính thể chuyên chế, các thể chế kinh tế chiếm đoạt và sự nghèo khó đến với quần chúng nhân dân Ethiopia, mặc dù tất nhiên các hoàng đế và giới quý tộc đã hưởng lợi khổng lồ. Nhưng hệ lụy lâu dài nhất của chính thể chuyên chế đã là, xã hội Ethiopia đã không tận dụng được những cơ hội công nghiệp hóa trong thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi, và đấy là nguyên nhân chính của sự nghèo xác nghèo xơ của các công dân của nó hôm nay.



NHỮNG ÐỨA CON CỦA SOMALIA

Somalia, nằm ở Sừng châu Phi, minh họa các tác động tàn phá ghê gớm của việc thiếu sự tập trung hóa chính trị. Somalia đã bị cai trị về mặt lịch sử bởi những người được tổ chức thành sáu họ thị tộc. Bốn họ thị tộc lớn nhất là, Dir, Darod, Isaq, và Hawiye.

Những người Somali đồng nhất mình trước tiên với họ thị tộc của mình, nhưng các họ thị tộc này là rất lớn và chứa nhiều nhóm con. Các thị tộc Somali về mặt lịch sử đã bị khóa chặt vào xung đột hầu như liên miên vì các nguồn lực khan hiếm. Mặc dù các thị tộc có các lãnh đạo gọi là các sultan, và cả những người già, những người này không có quyền lực thực sự. Quyền lực chính trị được phân tán rất rộng, với mỗi người lớn Somali đều có khả năng có tiếng nói của mình về các quyết định mà có thể tác động đến thị tộc hay nhóm. Với sự đến của cai trị thuộc địa, các quyết định này bắt đầu được viết thành văn. Thí dụ, dòng dõi Hassan Ugaas đã tạo thành một nhóm của khoảng một ngàn năm trăm đàn ông và là một tiểu thị tộc của họ thị tộc Dir ở Somaliland thuộc Anh.

Quyền lực chính trị được phân tán rộng trong xã hội Somali, hầu như một cách đa nguyên. Nhưng không có quyền lực của một nhà nước tập trung để thực thi trật tự, nói chi đến các quyền tài sản, thì việc này dẫn không đến các thể chếdung hợp. Chẳng ai tôn trọng quyền hạn của người khác, và chẳng ai, kể cả nhà nước thuộc địa Anh khi cuối cùng nó đã đến, đã có khả năng áp đặt trật tự. Sự thiếu tập trung hóa chính trị đã làm cho là không thể đối với người Somali để hưởng lợi từ Cách mạng Công nghiệp. Trong một bầu không khí như vậy là không thể tưởng tượng nổi để đầu tư vào hay chấp nhận các công nghệ mới bắt nguồn từ Anh, hay quả thực để tạo ra loại tổ chức cần thiết để làm vậy.

Những người Somali cũng đã có chữ viết, nhưng không giống những người Ethiopia, họ đã không sử dụng nó.. Ðầu tiên tình hình này có vẻ rất khó hiểu. Tường thuật truyền thống về nguồn gốc của chữ viết ở Mesopotamia là, nó đã được phát triển bởi nhà nước để ghi thông tin, kiểm soát người dân, và thu thuế. Chẳng phải nhà nước đã không quan tâm đến việc này?

 Một phần của câu chuyện là, các công dân đã chống lại việc sử dụng chữ viết bởi vì họ đã sợ rằng nó được dùng để kiểm soát các nguồn lực, như đất đai có giá trị, bằng cách cho phép nhà nước đòi quyền sở hữu. Họ cũng đã sợ rằng nó sẽ dẫn đến sự đánh thuế có hệ thống hơn. Các elite khác nhau cũng chống đối sự tập trung hóa chính trị, chẳng hạn, thích giao tiếp bằng lời hơn bằng văn bản với các công dân, bởi vì việc này đã cho phép họ tự do định đoạt một cách tối đa.

Trường hợp Somali cho thấy các hệ quả của sự thiếu tập trung hóa chính trị đối với tăng trưởng kinh tế.

Như một hệ quả của sự thiếu tập trung hóa chính trị và sự thiếu an toàn cơ bản của các quyền tài sản bị kéo theo, xã hội Somali đã chẳng bao giờ tạo ra các khuyến khích để đầu tư vào các công nghệ nâng cao năng suất. Khi quá trình công nghiệp hóa đã đang tiến triển ở các phần khác của thế giới trong thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, thì những người Somali mang mối thù hận và tự lo liệu cho cuộc sống của họ, và sự lạc hậu kinh tế của họ đã trở nên ăn sâu thêm.



SỰ LẠC HẬU KÉO DÀI

Cách mạng Công nghiệp đã tạo ra một bước ngoặt biến đổi cho toàn bộ thế giới trong thế kỷ thứ mười chín và xa hơn. Nhưng nhiều xã hội quanh thế giới đã không làm được thế – hay đã chọn một cách tường minh để không làm thế. Các quốc gia dưới ách của các thể chế chính trị và kinh tế chiếm đoạt đã không tạo ra các khuyến khích như vậy. Tây Ban Nha và Ethiopia cung cấp các thí dụ. Kết quả đã giống nhau trong các chế độ chuyên chế khác – ở Áo-Hungary, Nga, Ðế chế Ottoman, và Trung Quốc, mặc dù trong các trường hợp này các nhà cai trị đã không chỉ sao lãng cổ vũ tiến bộ kinh tế mà còn đưa ra các bước cụ thể để cản trở sự mở rộng công nghiệp và việc đưa các công nghệ mới vào.

Thế nhưng ngay cả hiện nay, nhiều quốc gia, như Afghanistan, Haiti, Nepal, và Somalia, có các nhà nước không có khả năng duy trì trật tự thô sơ nhất, và các khuyến khích kinh tế hầu như bị hủy hoại. Trong khi nhiều thứ khác nhau của các thể chế chiếm đoạt trải từ chính thể chuyên chế đến các nhà nước với ít tập trung hóa đã không tận dụng được lợi thế của sự mở rộng công nghiệp, bước ngoặt của Cách mạng Công nghiệp đã có những tác động rất khác trong các phần khác của thế giới.

Chương 9.
SỰ PHÁT TRIỂN ÐẢO NGƯỢC


GIA VỊ VÀ TỘI DIỆT CHỦNG

QUẦN ÐẢO MOLUCCA ở Indonesia. từ  thế kỷ 15 đã là trung tâm thương mại thế giới với  các gia vị có giá trị như đinh hương, mace (gia vị làm từ vỏ khô của hạt nhục đậu khấu), và nutmeg (nhục đậu khấu).. Các đảo này đã xuất khẩu các gia vị hiếm này để đổi lấy thực phẩm và các hàng hóa từ  Java,  Malaysia,  Ấn Ðộ, Trung Quốc, và Arabia.

Tiếp xúc đầu tiên các cư dân đã có với người Âu châu là trong thế kỷ mười sáu, Những người Bồ Ðào Nha đã chiếm Melaka năm 1511.Họ  đã thử để có được độc quyền về buôn bán gia vị có giá trị. Họ đã thất bại.

Các đối thủ mà họ đối mặt là đáng kể. Các thành-quốc như Aceh, Banten, Melaka, Makassar, Pengu, và Brunei đã mở rộng nhanh chóng, sản xuất và xuất khẩu gia vị cùng với các sản phẩm khác như gỗ cứng.

Sự hiện diện của những người Âu châu đã phình lên và đã có tác động lớn hơn nhiều với sự đến của người Hà Lan. Họ đã mau chóng nhận ra rằng sự độc quyền cung ứng các gia vị có giá trị của Molucca sẽ có lợi nhuận hơn rất nhiều so với việc cạnh tranh với các nhà buôn địa phương hay Âu châu khác.

Những người Hà Lan cũng đã nắm quyền kiểm soát các Ðảo Banda, dự định lần này để độc quyền mace và nutmeg. Ðã không có nhà chức trách trung ương để có  thể ép buộc ký một thỏa ước độc quyền và đã không có hệ thống cống nạp nào để họ chiếm toàn bộ cung nutmeg và mace. . Các kế hoạch ban đầu về dựng lên một sự độc quyền về mace và nutmeg đã bị tan vỡ, thống đốc Hà Lan của Batavialà Coen đã nghĩ ra một kế hoạch khác. Trong năm 1621 ông ta đã đi đến Banda với một đội tàu và tiến hành tàn sát hầu như toàn bộ dân cư của các đảo, có lẽ khoảng mười lăm ngàn người. và chỉ để lại vài người còn sống, đủ để duy trì know-how cần thiết cho sản xuất mace và nutmeg. Coen đã tiếp tục tạo ra cấu trúc chính trị và kinh tế cần thiết cho kế hoạch của ông ta: một xã hội đồn điền..

Để tránh sự đe dọa của Công ty Ðông Ấn Hà Lan, nhiều nhà nước đã từ bỏ sản xuất các cây trồng cho xuất khẩu và ngừng hoạt động thương mại. Sự tự cấp tự túc là an toàn hơn sự đối mặt với người Hà Lan. Trong năm 1620 nhà nước Banten, trên đảo Java, đã đẵn những cây hồ tiêu của nó với hy vọng rằng việc này sẽ khiến những người Hà Lan để cho nó yên.


Như được minh họa bởi kinh nghiệm của Molucca dưới thời Hà Lan, sự mở rộng chiếm đóng đã gieo các hạt chậm phát triển ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới bằng cách áp đặt các thể chế chiếm đoạt, hay tăng cường thêm các thể chế hiện tồn. Những việc này hoặc một cách trực tiếp hay một cách gián tiếp đã tiêu diệt hoạt động thương mại và công nghiệp manh nha trên khắp thế giới hay chúng đã duy trì mãi các thể chế ngăn chặn công nghiệp hóa. Như một kết quả, khi công nghiệp hóa lan ra một số phần của thế giới, các nơi đã là bộ phận của các đế chế thuộc địa Âu châu đã chẳng có cơ hội nào để hưởng lợi từ những công nghệ mới này.



THỂ CHẾ QUÁ THÔNG THƯỜNG

Ở Ðông Nam Á, sự mở rộng của sức mạnh hải quân và thương mại Âu châu trong thời kỳ đầu hiện đại đã tước mất một thời kỳ hứa hẹn về mở rộng kinh tế và thay đổi thể chế. Trong cùng thời kỳ khi Công ty Ðông Ấn Hà Lan mở rộng, một loại buôn bán rất khác đang tăng cường ở châu Phi: buôn bán nô lệ.

Trong thời kỳ La Mã các nô lệ đến từ những người Slavic quanh Biển Ðen, từ Trung Ðông, và cũng từ Bắc Âu. Nhưng vào năm 1400 những người Âu châu đã chấm dứt bắt nhau làm nô lệ. Châu Phi, đã không trải qua sự chuyển đổi từ chế độ nô lệ sang chế độ nông nô như châu Âu

Sự xuất hiện đột ngột của những người Âu châu khắp vùng ven biển Tây và Trung Phi hăm hở mua nô lệ không còn cách nào khác đã có một tác động biến đổi lên các xã hội Phi châu. Hầu hết nô lệ, được chở sang châu Mỹ, đã là những người bị bắt trong chiến tranh và rồi được chở ra ven biển.

Bắt đầu trong cuối thế kỷ thứ mười tám, một phong trào mạnh mẽ đòi bãi bỏ sự buôn bán nô lệ bắt đầu lấy được đà ở Anh, dẫn đầu bởi nhân vật có sức thuyết phục quần chúng lớn William Wilberforce. Sau những thất bại lặp đi lặp lại, những người đòi xóa bỏ đã thuyết phục được Quốc hội thông qua một dự luật làm cho buôn bán nô lệ trở nên bất hợp pháp. Hoa Kỳ đã đi theo với biện pháp tương tự trong năm tiếp theo.

Khi xứ sở nô lệ tiến đến “thương mại hợp pháp,” một cụm từ được đặt ra cho việc xuất khẩu các mặt hàng mới không gắn với buôn bán nô lệ từ châu Phi. Các mặt hàng này bao gồm dầu cọ, nhân, lạc, ngà voi, cao su, và gum Arabic (nhựa cây acacia). Khi thu nhập Âu châu và Bắc Mỹ tăng lên với sự mở rộng của Cách mạng Công nghiệp, cầu về nhiều mặt hàng nhiệt đới này đã tăng đột ngột.

Cho nên việc bãi bỏ buôn bán nô lệ, thay cho việc khiến cho tình trạng nô lệ ở châu Phi teo đi, thì đơn giản lại đã dẫn đến sự tái triển khai các nô lệ, những người bây giờ được dùng ở bên trong châu Phi hơn là ở châu Mỹ.

Tình trạng nô lệ vẫn còn kéo dài ở Sierra Leone trong 130 năm. Liberia, ngay nam Sierra Leone, cũng thế đã được thành lập cho các nô lệ Mỹ được giải phóng trong các năm 1840. Thế nhưng ở đó, cũng thế, tình trạng nô lệ đã kéo dài vào thế kỷ thứ hai mươi, mãi đến tận các năm 1960, đã được ước lượng rằng một phần tư của lực lượng lao động đã bị cưỡng bức, sống và làm việc dưới các điều kiện gần với tình trạng nô lệ. Căn cứ vào các thể chế kinh tế và chính trị chiếm đoạt dựa trên buôn bán nô lệ, công nghiệp hóa đã không lan ra châu Phi hạ-Sahara, mà đã trì trệ hay thậm chí đã trải qua sự chậm phát triển kinh tế khi các phần khác của thế giới đang biến đổi nền kinh tế của họ.



TẠO RA MỘT NỀN KINH TẾ KÉP

Hệ thuyết “nền kinh tế kép” (“dual economy” paradigm), ban đầu được Sir Athur Lewis đề xuất năm 1955, vẫn định hình cách mà hầu hết các nhà khoa học xã hội nghĩ về các vấn đề kinh tế của các nước kém-phát triển. Theo Lewis, nhiều nền kinh tế kém-phát triển hay chậm-phát triển có một cấu trúc kép và được chia thành một khu vực hiện đại và một khu vực truyền thống.

Lewis đã chắc chắn đúng trong nhận diện các nền kinh tế kép. Nam Phi đã là một trong các thí dụ rõ nhất, tách thành một khu vực truyền thống lạc hậu và nghèo nàn và một khu vực hiện đại sôi động và thịnh vượng.

Nam Phi đã tránh được hầu hết những tác động có hại của sự buôn bán nô lệ và những cuộc chiến tranh do nó gây ra. Sự tương tác lớn đầu tiên của Nam Phi với những người Âu châu đã xảy ra khi Công ty Ðông Ấn Hà Lan thành lập một cơ sở tại Vịnh Table, năm 1652. Vào thời này bờ tây của Nam Phi đã được định cư thưa thớt. Xa sang phía đông, đã có các xã hội Phi châu cư trú đông đúc chuyên môn hóa về nông nghiệp. Như một hệ quả, các xã hội này đã không cảm thấy tác động chính của nhiều trào lưu có hại đã giáng xuống Tây và Trung Phi.

Giai đoạn tiếp theo của sự phát triển của Nam Phi đến với sự khám phá ra những khu mỏ kim cương và những mỏ vàng năm 1886. Sự giàu có khoáng sản khổng lồ này trong nội địa đã ngay lập tức thuyết phục những người Anh để mở rộng sự kiểm soát của họ ra toàn Nam Phi. Nổi bật nhất, chúng đã tạo ra cầu đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác và đã tạo ra các cơ hội kinh tế mới cho những người Phi châu bản địa trong cả nông nghiệp và thương mại.

Châu Phi chắc chắn đã không gần một cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhưng sự thay đổi thực đã đang xảy ra. Tài sản tư nhân về đất đã làm yếu các thủ lĩnh và đã cho phép những người mới mua đất và làm giàu, cái gì đó đã không thể tưởng tượng nổi chỉ vài thập kỷ trước đó.

Một mẩu bằng chứng lạ thường trụ đỡ cho sự năng động kinh tế và sự thịnh vượng của các nông dân Phi châu trong thời kỳ này được tiết lộ trong một bức thư gửi năm 1869 bởi một nhà truyền giáo Methodist, W. J. Davis. Viết cho nước Anh, ông ghi nhận với niềm vui rằng ông đã thu được bốn mươi sáu bảng tiền mặt “cho Quỹ Cứu tế Bông Lancashire.” Trong thời kỳ này các nông dân Phi châu phát đạt đã quyên tiền cứu tế cho các công nhân dệt nghèo ở Anh!

Sự năng động kinh tế mới này, không ngạc nhiên, đã không làm vừa lòng các thủ lĩnh truyền thống, những người, theo hình mẫu mà bây giờ là quen thuộc với chúng ta, đã thấy việc này làm xói mòn sự giàu có và quyền lực của họ.

Các thủ lĩnh cũng đã chống lại những sự cải thiện được tiến hành trên đất, như đào các mương thủy lợi hay xây dựng hàng rào. Họ đã nhận ra rằng những sự cải thiện này chỉ là một bước dạo đầu cho các quyền tài sản cá nhân đối với đất, sự bắt đầu của sự kết thúc đối với họ.

Ngay cả một chút các thể chế dung hợp và sự xói mòn quyền lực của các thủ lĩnh và những hạn chế của họ đã là đủ để khởi động một đợt bột phát kinh tế Phi châu đầy sinh khí. Chao ôi, nó đã thật ngắn ngủi. Giữa 1890 và 1913 nó đi đến một sự kết thúc đột ngột và đảo ngược. Trong thời kỳ này hai lực đã hoạt động để phá hủy sự thịnh vượng thôn quê và sự năng động mà những người Phi châu đã tạo ra trong năm mươi năm trước. Thứ nhất đã là sự phản đối của các nông dân Âu châu những người đã cạnh tranh với những người Phi châu. Những nông dân Phi châu thành công đã kéo giá cây trồng xuống mà những người Âu châu cũng sản xuất. Lực thứ hai thậm chí còn nham hiểm hơn. Những người Âu châu đã muốn một lực lượng lao động rẻ mạt để sử dụng vào nền kinh tế khai mỏ đang nảy nở, và họ đã có thể đảm bảo cung lao động rẻ này chỉ bằng cách bần cùng hóa những người Phi châu.

Cả hai mục tiêu đã đồng thời được thực hiện bởi Bộ Luật Ðất Bản địa năm 1913. Bộ luật, tiên liệu trước quan niệm của Lewis về nền kinh tế kép, đã chia Nam Phi thành hai phần, một phần hiện đại thịnh vượng và một phần truyền thống nghèo. Bộ luật Ðất đai đã có nhiều tiền đề từ trước bởi vì dần dần những người Âu châu đã hạn chế những người Phi châu trong các miếng đất nhỏ hơn và nhỏ hơn. Nhưng chính Bộ luật 1913 đã là cái thể chế hóa một cách dứt khoát tình trạng và đã dựng vũ đài cho sự hình thành của chế độ Apartheid Nam Phi, với thiểu số da trắng có cả các quyền chính trị và kinh tế và đa số da đen bị loại trừ khỏi cả hai.

Pháp luật 1913 cũng đã bao gồm các điều khoản dự trù để chặn những người lĩnh canh và những người chiếm đất da đen khỏi việc canh tác trên đất do người da trắng sở hữu trong bất cứ tư cách nào khác với tư cách tá điền làm thuê..

Trừ chuyện nền kinh tế kép đã không phải là tự nhiên hay không thể tránh khỏi. Nó đã được tạo ra bởi chủ nghĩa thuộc địa Âu châu. Những sự thay đổi chính trị bắt đầu xảy ra cũng đã đi theo chiều ngược lại. Quyền lực của các thủ lĩnh và những kẻ cai trị truyền thống, mà trước đây trong suy tàn, thì được củng cố, bởi vì phần của dự án để tạo ra một lực lượng lao động rẻ mạt đã là xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất. Cho nên sự kiểm soát của các thủ lĩnh đối với đất đã được tái khẳng định. Các biện pháp này đã đạt đỉnh điểm của chúng trong năm 1951, khi chính phủ thông qua Ðạo luật Nhà chức trách Bantu.

Sự tước quyền sở hữu của các nông dân Phi châu đã dẫn đến sự bần cùng hóa hàng loạt của họ. Nó đã tạo ra không chỉ các nền tảng thể chế của một nền kinh tế lạc hậu, mà đã tạo ra những người nghèo để cung ứng cho nó, Nam Phi đã trở thành nước bất bình đẳng nhất trên thế giới.

Nền kinh tế kép của Nam Phi đã có đi đến một kết thúc trong năm 1994. Nhưng không phải bởi vì các lý do mà Sir Arthur Lewis đã bàn lý luận về. Ðã không phải là sự diễn tiến tự nhiên của sự phát triển kinh tế đã chấm dứt vạch màu và các Xứ sở. Những người Nam Phi da đen đã phản đối và đã đứng lên chống lại chế độ mà đã không công nhận các quyền cơ bản của họ và đã không chia sẻ các lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế với họ. Sau cuộc khởi nghĩa Soweto năm 1976, những cuộc phản kháng đã trở nên có tổ chức hơn và mạnh hơn, cuối cùng đã lật đổ nhà nước Apartheid. Chính sự trao quyền của những người da đen, những người đã tìm được cách để tổ chức và đứng lên, là cái cuối cùng đã chấm dứt nền kinh tế kép của Nam Phi theo cùng cách mà lực lượng chính trị của những người da trắng Nam Phi đã tạo ra nó trước hết.



SỰ PHÁT TRIỂN BỊ ÐẢO NGƯỢC

Sự bất bình đẳng thế giới ngày nay tồn tại bởi vì trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi một số quốc gia đã có khả năng tận dụng lợi thế của Cách mạng Công nghiệp và các công nghệ và các phương pháp tổ chức mà nó mang lại, trong khi các quốc gia khác đã không có khả năng làm vậy.

Câu chuyện của một trong những nền văn minh cổ xưa nhất ở châu Á, Ấn Ðộ, là tương tự, mặc dù sự đảo ngược phát triển đã không do người Hà Lan mà do người Anh gây ra. Ấn Ðộ đã là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt lớn nhất thế giới trong thế kỷ thứ mười tám. Công ty Ðông Ấn của Anh đã sử dụng thế kỷ thứ mười bảy để thử thiết lập một độc quyền về các hàng xuất khẩu có giá trị từ Ấn Ðộ. Công ty Ðông Ấn đã cướp bóc của cải địa phương và đã tiếp quản, và có lẽ thậm chí đã tăng cường, các thể chế đánh thuế khai thác của các nhà cai trị Mughal của Ấn Ðộ. Sự mở rộng này đã trùng với sự co lại ồ ạt của ngành dệt Ấn Ðộ, vì, rốt cuộc, đã không còn thị trường cho các mặt hàng này ở Anh. Sự co lại đã đi cùng với thoái-đô thị hóa và sự nghèo khó gia tăng. Nó đã khởi xướng một giai đoạn dài của sự phát triển bị đảo ngược ở Ấn Ðộ. Chẳng bao lâu sau, thay cho sản xuất hàng dệt, những người Ấn Ðộ đã mua chúng từ Anh và trồng thuốc phiện cho Công ty Ðông Ấn để bán ở Trung Quốc.