09 mai 2019

Trông người lại nghĩ đến ta


Thiện Tùng



Người mà tôi trông là nước người – nước Venezuela. Ta mà tôi nghĩ đến là nước Việt Nam ta.

Việt Nam và Venezuela tuy khác châu lục nhưng giống nhau là cả hai nơi đều áp đặt một thể chế chính trị Độc tài, mặc áo dân chủ, đội mũ Xã hội Chủ nghĩa. Xét kỹ lai lịch mới rõ ra: Cha của chúng là ông Phong (Phong kiến), mẹ là bà Tư (Tư bản), hành nghề Cộng sản – thủ lợi bằng độc quyền về chính trị và kinh tế.


Đôi điều về Venezuela

Quang cảnh thành phố Caracas


Một bé trai ở Venezuela
Venezuela là nước liên bang (23 bang) nằm về phía nam Châu Mỹ (Mỹ Latinh). Áp dụng thể chế độc tài Quân đội trị bắt nguồn từ người tiền nhiệm của đương kiêm tổng thống Nicolas Maduro là tổng thông Hugo Chavez. Ông Chavez luôn muốn tách khu vực Mỹ Latinh ra khỏi sân sau của Hoa kỳ. Vì vậy, Hoa kỳ vốn “dị ứng” càng dị ứng đối với thể chế độc tài Venezuela.



Độc tài là đối lập với  Dân chủ, luôn vi phạm nhân quyền và nhiều thói hư tật xấu khác khiến cho nhân dân từ bất bình sang bất mãn, ra mặt chống đối.



Không còn cách nào khác, tổng thống Maduro đành phải chia quyền lợi với tưởng lĩnh quân đội để giữ thể chế. Theo số liệu mới nhứt: Venezuela có số dân số 31 triệu, Quân đội 123.000 quân, có đến 200 sĩ quan cấp tướng, có 11 tướng làm thống đốc tiểu bang (tỉnh), 11 tướng khác làm Bộ trường… - xem như quân sự hóa chính quyền.



Dưới thể chế chính trị Độc tài, bao giờ, nơi nào cũng vậy, Pháp Luật  cốt chỉ để “lừa đời, dối đạo” chớ quan chức luôn sống ngoài vòng Pháp luật.



Hiến pháp hiện hành của Venezuela ra đời từ thời tổng thống Chavez, điều 355 ghi rõ: “Nhân dân Venezuela không công nhận bất cứ một chế độ nào, một Quốc hội, Chính phủ nào đi ngược lại những giá trị, những nguyên tắc bảo đảm dân chủ hoặc gây tác hại cho nhân quyền”.



Có lẽ, dựa vào điều 355 Hiến pháp hiện hành, ông Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido tự phong Tổng thống Lâm thời, kêu gọi Nhân dân và Quân đội đứng lên chống lại tổng thống đương quyền Maduro độc tài, tham nhũng, vi phạm nhân quyền…



Kết quả vẫn chưa phân thắng bại: Maduro chỉ còn dựa vào Quân đội – đúng hơn là dựa vào các tướng lĩnh đang hưởng đặc quyền, đặc lợi, để tử thủ. Còn Guaido thì dựa vào dân và binh sĩ cấp dưới gây áp lực buộc Maduro từ chức, tổ chức bầu cử lại.



Dầu ở “thế yếu”, nhưng Guaido đang giành được ưu thế chính nghĩa, được đa số dân và binh sĩ cấp thấp của quân đội đồng tình. Theo thông tin từ hãng Reuters: Guaido cỗ vũ dân chúng biểu tình không khó. Đến cuối tháng 4/2019, có đến 1.400 binh sĩ Venezuela đào tẩu sang Colombia và Brazil. Một trung úy trong số đào binh nầy cho biết: “Những vị quan chức quân đội cấp cao hầu như đã có gia đình sinh sống ở nước ngoài rồi. Họ sống sung túc, ăn uống no đủ, có mức lương tốt và lợi lộc từ tham nhũng”. Một sĩ quan đào binh khác cho biết: “Ông Maduro đã đưa các chỉ huy quân sự vào điều hành, quản lý các công ty nhà nước để họ không phản lại ông ấy. Ông Maduro biết rằng nếu ông loại bỏ họ khỏi các vị trí đó, quân đội sẽ quay lưng lại và có thể hất cẳng ông ấy trong một cuộc đảo chính”.



 Đôi điều về Việt Nam



Việt Nam giống Venezuela:



-  Pháp Luật cốt để “lừa đời, dối đạo”, quan chức sống ngoài vòng pháp luật.



-  Không quan tâm đến binh lính, nuông chìu, trọng dụng, ưu đãi, nâng cấp vô tội dạ nhằm mua chuộc tướng lĩnh Quân đội và Công an để khi cần dùng “bàn tay sắt” bảo vệ chế độ



- Venezuela có 200 tướng đâu đã nhiều so với Việt Nam. Tướng lĩnh Venezuela lộng quyền, tham nhũng thì tướng lĩnh Việt Nam có khác chi?!.



- Quan chức cấp cao của Venezuela phần lớn có nhà cửa, tài sản, người thân ở nước ngoài thì quan chức cao cấp của Việt Nam có khác chi?!.



 - Tuổi độc tài ở Venezuela cũng thấp hơn nhiều so với tuổi độc tài ở Việt Nam: Venezuela mới độc tài 2 đời tổng thống gần nhứt, còn Việt Nam độc tài qua nhiều đời Tổng Bí thư từ khi có Đảng CSVN đến nay.



-  Người ta thường nói “gừng càng già càng cay” quả không sai. Nhìn kỹ xem, Đảng CSVN luôn dùng “bàn tay nhung”“bàn tay sắt”: Chiếm hệ thống truyền thông để nói đặng nói được cho mình. Nắm lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) để trừng phạt những ai nói trái lời, cãi lịnh của mình. Theo phương châm Dụ không được thì đánh, đánh đã rồi dụ. Cứ quanh đi quẩn lại điệp khúc nầy gây nhàm chán trong thiên hạ, riết rồi dân chúng từ bớt đến hết sợ.

.v.v…



 Việt Nam đang trong thực trạng: Đảng cầm quyền đang chao đảo về phương hướng, đang phân hóa về tổ chức; giới chức suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống… Uy tín của Đảng cầm quyền xem như bị sụp đổ, kinh tế tiếp tục xuống dốc, đời sống nhân dân ngày một thêm khó khăn… Phong trào đòi các quyền dân sinh, dân chủ, tín ngưỡng…đang ứng lên mọi lúc, mọi nơi.v.v…Dầu muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng, ở VN ta, ngoài việc chia bè phái trong Đảng cầm quyền, đang tỏ rõ 2 khuynh hướng Độc tài và “Dân chủ” đang gián tiếp tranh luận, tìm thể chế chính trị tối ưu nhằm đưa đất nước thoát hiểm về mọi mặt. Với cái đà nầy, lối thoát tốt nhất là phái  “Độc tài” và phái “Dân chủ” nên ngồi lại với nhau, trực tiếp trao đổi, lựa chọn một trong hai thể chế chính trị “Đảng chủ” hay “Dân chủ”. Nếu chọn Dân chủ thì bắt tay ngay vào cải tổ thể chế chính trị (Pérestroika) theo kiểu Liên Xô làm dầu thập niên 90; và nếu chọn “Đảng chủ” thì “vũ như cẩn”, tiếp tục chấp nhận trì trệ. Ngoài ra không còn gì phải nói?. Có điều, đất nước tiếp tục trì trệ thì nội bộ xào xáo, cãi vã nhau bất tận, không loại trừ xung đột gây ra biến cố như Venezuela. Lực lượng đối chọi với nhau chắc không ai xa lạ, mà từ nội bộ đảng cầm quyền.

  

Học tập ở đâu, có mạo hiểm lắm không? - Người ta dùng nước chữa lửa chớ không ai dùng dầu chữa lửa :



-  Ngoài tiếp tục cấm tuyệt đối báo chí tư nhân như xưa nay, Nhà cầm quyền còn quy hoạch lại báo chí Quốc doanh theo hướng tinh gọn. Ưu tiên, ưu đãi đối với các tờ báo Đảng từ trung ương và địa phương, giải thể dần báo chí đoàn thể và ngành để tránh nạn trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Làm thế liệu có ổn không? - Một số không nhỏ phóng viên các tờ bào bị giải thể sa vào đường thất nghiệp, e rằng họ sẽ trờ thành lực lượng đối lập đối với chế độ.



-  Người ta thường nói: “Cưng con con hư. Tướng tá Công an, Quân đội được “Đảng ta” nuông chìu, tham những  không còn là cá biệt. Công an thì trang bị vũ khí, phương tiện để tự vệ; Còn Quân đội trang bị vũ khí, phương tiện tối đa để tấn công. Vừa qua xử trị tướng lĩnh Công an tham nhũng xuôi chiều mát mái. Giờ đây, theo công bố của Ủy Ban Kiểm tra TW Đảng, sẽ xử trị hàng loạt tướng lĩnh Quân đội tham nhũng. Đụng vào tướng lĩnh Quân đội khác nào đùa giỡn với súng đạn. Trong thực tế, chưa thấy nơi nào, nước nào lực lượng Công an đảo chánh mà chỉ có Quân đội đảo chánh mà thôi. Bởi vậy, Tổng thống Venezuela Maduro biết thân phận, phải chìu lòng với tướng lĩnh Quân đội.



Khi nội tình có biến, Quân đội đóng vai trò quyết định, có thể diễn ra theo 4 kịch bản:



-  Nếu Quân đội đứng về phía giới cầm quyền thì thể chế ấy tạm thời giữ vững - trừ trường hợp Quân đội chịu bó tay trước áp lực của đông đảo dân chúng.



-  Nếu Quân dội đứng về phía đối lập chống lại giới đương quyền thì thể chế nầy phải thay đổi (sụp đổ).



-  Nếu Quân đội ngã về hai bên thì bất hạnh cho dân tộc,  sẽ có mùi thuốc súng và mùi tanh của máu (nội chiến). 



- Và nếu Quân đội xác định rõ trách nhiệm của mình là “đối ngoại”, không can dự vào “đối nội”, làm ngơ như các nước CS Đông Âu vào đầu thập kỷ 90 thì tuyệt vời, Quân đội vẫn đường hoàng trong trang phục, cùng toàn thể nhân dân đón nhận thể chế Dân chủ Đa nguyên về mọi mặt.



Mang tên Quân đội Nhân dân, từ nhân dân mà ra, được nhân dân nuôi dưỡng và trang bị, Quân đội Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân (theo Hiến pháp 2013). Đến một giới hạn nào đó quá sức chịu đựng, họ sẽ ra tay khử những ai xâm phạm “vùng cấm” do mình đảm trách cho trọn nghĩa vẹn tình với nước với dân, phần thắng chắc chắn thuộc về họ?.



Tôi không phải chuyên gia quân sự, viết ra những điều nầy theo nhận thức của mình. Tất nhiên nó đúng với tôi, còn với mọi người xem như tham khảo.



08/05/2019
    T.T