22 juin 2019

Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan - LƯƠNG TRI TRÍ THỨC (phần 3)


Lê Hữu Khóa

(Tác giả là giáo sư, tiến sĩ nhân loại học, xã hội học ở Pháp; Giám đốc Chương trình đào tạo Master châu Á, phụ trách chương trình hợp tác với Việt Nam; chuyên gia tại UNESCO… )
 
dân oan đi khiếu kiện
Tuệ giác của công bằng.

Mấy việc này có ra kêu Quốc hội thì cũng không đúng thẩm quyền, họ cũng trả về cho cấp cơ sở giải quyết theo đúng trình tự, kêu gào làm gì cho phí công, phí sức...


Bạn ơi, tôi “điếng hồn” vì câu này của bạn, thật lạ là bạn sống mỗi ngày ngay trên đất nước này, mà bạn không biết là dân oan họ đã thưa kiện mọi nơi, họ đã đi “cùng trời cuối đất” để “kêu oan”; mọi cơ quan có thẩm quyền đã thông đồng với nhau là không xử lý nỗi oan của họ bằng công lý, mà nhắm mắt làm ngơ để họ tiếp tục sống trong “màn trời chiếu đất”, sáng chiều “đầu đường xó chợ”. Họ kêu gào rồi lang thang từ hành pháp tới tư pháp, họ thét gọi các lãnh đạo ĐCSVN phải cứu họ, nhưng“tứ bề im ngặt” nên họ phải tới quốc hội chứ, vì tại đây thì họ tin là có thể gặp để gọi được các đại biểu do họ bầu ra để bảo vệ họ mà! Nhưng buồn thay“nồi nào úp vung nấy”,họ chỉ gặp các đại biểu mà tuyệt đại đa số là đảng viên lấy “kịch trường” Quốc hội để diễn “hài kịch” cúi đầu-cong lưng-bấm nút, để bật đèn xanh cho các âm mưu của bạo quyền lãnh đạo ở cấp bộ chịnh trị, mà bạn biết rất rõ. Nhưng “kịch trường” Quốc hội của các “hài kịch” lại chính là “bi kịch” của Việt tộc, trong Quốc hội có một lực lượng đại biểu “hao tiền tốn của” cho thuế dân, lại âm mưu bằng thỏa hiệp âm binh với độc đảng: xảo nghiệp trong điếm trường!

Tôi là Việt kiều, tôi đề nghị bạn làm một “kiểm chứng thực địa” (rất dễ) là ra đường vào dịp Tết gần nơi bạn đang cư trú để nhìn-và-thấy có hàng trăm dân oan vẫn ra Hà Nội, dù biết các cơ quan lãnh đạo đã đóng cửa nghỉ Tết! Họ nằm lăn lóc trên đường Ngô Thì Nhậm, với khí trời lạnh mùa đông miền Bắc. Tại sao vậy? Tại vì họ không còn đất, còn nhà, họ mất hết, họ tới thủ đô để kêu oan, để đòi công lý, mà lãnh đạo chính quyền phải trả lại công lý cho họ, đừng lẻo miệng là “đầy tớ của dân” nữa! Lãnh đạo đừng lẻo lưỡi “phục vụ dân”, hãy thật sự phục vụ nhân dân, bằng cách chống bất công, chống bạo quyền, hãy bảo vệ dân bằng tuệ giác của công bằng.

Trí tuệ của lãnh đạo bắt đầu bằng trực diện để trực quan: các cơ quan có những toà nhà đắt tiền, rộng lớn, cũng từ tiền thuế của dân mà ra; chính các cơ quan đó, từ địa điểm của các hội đoàn tới các địa danh của của chính quyền, thì tất cả cửa nẻo đóng im ỉm ngay cả ngày hành chính bình thường, nơi mà chung quanh dân oan đứng, ngồi, nằm la liệt, họ đang đi ăn xin công lý đấy! Họ trực diện với một chính quyền vô phép trước công pháp đấy! Vì họ có kinh nghiệm với một chính quyền đi bắt cóc các nhà vận động dân chủ, tuyên bố xử họ công khai nhưng chặn công dân đi dự ngay trước cổng tòa, bỏ tù các nhà vận động dân chủ nhưng khi thả họ ra thì không có chứng thư giam giữ và phóng thích, cùng lúc chối leo lẻo trước quốc tế là Việt Nam: không có tù nhân lương tâm. Một chính quyền  bắt cóc dân - xử đóng cửa tòa - nhốt bừa bãi - thả thô tục, đó là một chính quyền: xảo tri trong nhục lộ.

Tôi nhớ hai câu của Nietzsche, đứa con tin yêu của triết học, suốt đời nổi loạn trong triết học để triết học phải bỏ đi những “thói quen, tật thường” như phải bỏ đi chính là các “thói hư, tất xấu” có ngay trong cấu trúc tư tưởng của mỗi triết gia, chỉ ra cho ta hai bài học:

     Bài học thứ nhất: “Sự thật rất xấu, con người có một “nghệ thuật” gạt sự thật để sự thật đừng giết con người”, cụ thể có rất nhiều người sợ sự thật, vì khi họ đi tìm sự thực, khi gặp sự thực, rồi đào sâu sự thực thì họ s phải đối mặt với bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền như hoàn cảnh nước Việt hiện nay.

     Bài học thứ nhì: “Nếu bạn nhìn vực thẳm quá lâu, thì chính vực thẳm s vào sâu trong bạn để nhìn bạn”, đây là hậu quả của câu thứ nhất, đối với những ai sống quá lâu trong vực thẳm, bị cầm tù trong vực thẳm mà không thấy vực thẳm đang vùi, đang lấp, đang chôn, trước tiên là con mắt của mình, sau đó là thể xác của chính mình. Vì, vực thẳm vừa sâu lại vừa hẹp, cái tối tăm của nó làm ta bị lòa mắt; nên bọn âm binh sống trong vực thẳm luôn có ý đồ làm cho chúng ta lòa mắt vì tối, âm binh thì sống nhờ bóng tối nên chúng thấy ta, mà chưa chắc ta thấy chúng, bạn à!

Nói triết rồi nhắc tới thơ, mà một trong các ngôi sao sáng của nhân loại trong thi ca chúng ta có Baudelaire, giữa những bài thơ, là tâm trạng bi quan của thi sĩ trước nhân tình thế thái, ông tâm sự với chúng ta ít nhất hai chuyện (hai chuyện nhưng thật ra là hai bài học thật “khiếp hồn” cho kiếp người):


      Bài học thứ nhất:” Đừng tìm trái tim tôi ,các dã thú đã ăn nó rồi!”, đây không phải là chuyện thơ để “thơ thẩn” bạn à, đây chính là câu chuyện “cận hồn, sát vía” của Việt tộc hiện nay. Vì chúng ta đang sống với các con dã thú: khi chúng ta cúi đầu trước bạo quyền tạo ra bao bất công làm chúng ta mất luôn cả nhân phẩm; khi chúng ta khoanh tay trước tà quyền tham quan sinh ra bao khốn cùng làm chúng ta mất luôn cả nhân tri, khi chúng ta quỳ gối trước ma quyền tham tiền tạo ra bao điều bất lương làm chúng ta mất luôn cả nhân tính; tức là chúng ta đã bị dã thú ăn thịt rồi!


     Bài học thứ nhì:”Cuộc sống rồi sẽ dứt nhưng hối tiếc thì không”. Chúng ta đừng để hối tiếc trước khi chúng ta rời cõi đời này, mà khi chúng ta còn sống thì chúng ta đã nhắm mắt trước bất công của bạo quyền, đã cong lưng trước bất chính của tà quyền, trước bất nhân của ma quyền.


Nói triết, ghé thơ thi phải thăm sử, nhất là sử của Việt tộc, bạn có nhớ chuyện của Trần Thái Tông không? Một vị vua đau khổ nhất của Việt sử, vì bị thái sư Trần Thủ Độ, ép phải lấy chị dâu của mình trong bạo luật nội hôn của nhà Trần, nhưng Trần Thái Tông lại là một minh quân hàng đầu mà Việt tộc rất tự hào, sáng suốt trong tư duy để tỉnh táo trong lý luận. Ngài là bắc đẩu của nhà Trần vì đã chứng minh được Việt tộc, không những là một dũng tộc can đảm đối đầu với quân Nguyên mông, mà còn là một minh tộc biết thắng trận bằng mưu lược của trí cao, đã tống cổ bọn cướp nước này ra khỏi bờ cõi Việt. Ngài biết đào sâu để khơi rộng đạo vị Phật giáo bằng chính sự tinh cần của mình, cõi lương tri của ngài có giới luật, có thiền định, có trí tuệ, mà tôi chỉ mong các lãnh đạo hiện nay của ĐCSVN có được một phần rất nhỏ của ngài, một phần rất nhỏ của rừng đầy hương:

“…Hương này trồng từ rừng giới luật

Tưới bằng nước thiền định,

Chặt trong vườn trí tuệ

Đẽo bằng đạo giải thoát…”

Trong đau khổ, trong cuộc sống đầy thử thách, ngập thăng trầm, ngài giúp con dân Việt tộc có đời sống tâm linh vững để có tỉnh táo bền bỉ, để có sáng suốt cao rộng, không bị rơi vào bi kịch sống say chết mộng, tức là sống mà không thật sự được sống, và say rồi trong mê loạn thì cái chết tới lúc nào mà không biết. Bạn ơi, trong một xã hội Việt Nam hiện nay với hàng trăm triệu đồng bào sống trong vô cảmvô giác trước nỗi khổ của dân đen, trước nỗi oán của dân oan, triệu triệu người vô cảm này, sống say trong vô minh để chết mộng trong vô tri, từ ô nhiễm môi trường tới thực phẩm bị đầu độc; cả một dân tộc đang đánh mất định hướng lương tri, tìm tới mê tín dị đoan trong chuyện cầu vong, cầu hồn để rồi bị loạn tâm trong mê tín, mà còn gọi đó là tâm linh! Riêng bạn, mỗi lần bạn bị lạc lõng giữa vô cảm, trong vô giác, rơi sâu vào mê lộ của vô minh, chìm xuống đáy của vô tri, bạn hãy tự đánh thức mình và nhớ về một đấng minh vương-minh sư, thật sự là minh chủ của lương tri, đó là Trần Thái Tông bằng hình ảnh của một con người thật tỉnh thức qua ngữ pháp của chính ngài : Đừng ôm xác chết nữa… (để) Ngẩng đầu lên thiên chân! Cõi lương tri của Trần Thái Tông không lý thuyết, không trừu tượng, nó mang những động thái thường nhật cụ thể, nhưng bản lĩnh lương tri của nó thật cao, ngài có bài kệ Dâng hương thật hay bạn ạ:

Ngạt ngào trầm hương rừng Chính Định

Chiên Đàn vườn Tuệ đã vun trồng

Giới Đạo đẽo gọt lên hình núi

Đốt lại lò Tâm để hiến dâng.

Bạn ơi! Chúng ta hãy giúp nhau “Đốt lại lò Tâm để hiến dâng” nhé bạn! Để đừng quên dân oan cũng là dân Việt. Người bạn thân quý của tôi ơi! Mỗi lần có những nỗi buồn lo ập đến trong tâm hồn bạn, mang theo bao độc chất của tà quyền đang biến thành ám chất trong cõi lương tri của bạn, với loại câu hỏi như sau, làm hỗn loạn tư duy của bạn:

     Tại sao Việt tộc ra nông ni này? Người Việt hiện nay chọn vô cảm làm phản xạ trước các nỗi khổ niềm đau với chính đồng bào mình.

     Tại sao Việt tộc lại đánh để mất đời sống tâm linh của nhân tâm như vậy? rồi gọi tên mê tín, dị đoan là tâm linh, biến cõi tín ngưỡng, từ chùa chiền tới lăng miếu, thành nơi buôn thần bán thánh có vụ lợi, để phục vụ cho tư lợi.

     Tại sao Việt tộc lại cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối trước bạo quyền độc tài, trước tà quyền tham quan, trước ma quyền buôn người bán tình? Mà không vận dụng chiều sâu tâm linh của tổ tiên, để biến nó thành chiều cao cho chính nhân phẩm của mình; là đứng dậy, là thẳng lưng, là ngẩng đầu, để gạt đi cái bạo, xóa đi cái , vất đi cái ma, để lấy lại cái người (vì cõi người).

Ban có thể trả lời câu hỏi này qua ca khúc Việt Nam, Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy:“Việt Nam, Việt Nam tên gọi là người… Việt Nam đem vào sông núi tự do, công bằng, bác ái muôn đời”: nên chỉ có thể là nạn nhân của bao tàn phá chiến tranh, bị đổ nát sâu đậm trong tâm hồn như Việt tộc mới thấy hết giá trị của tự do, công bằng, bác ái. Vì ba định đề này là ba tiền đề cho nhân quyền, một nhân quyền bao la, đó là quyền yêu người để yêu mình, yêu đồng loại để yêu đồng bào… yêu muôn đời. “Việt Nam không đòi xương máu, Việt Nam kêu gọi thương nhau, Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu”: Việt tộc không đòi xương máu, quyết tâm ra khỏi vòng điêu lụy của xương máu, để kêu to, để kêu xa, để kêu sâu bằng tiếng gọi thương nhau; trong cõi thương nhau, luôn mang hai giá trị của hạnh phúc mà cũng là hai giá trị của tâm linh yên (và) vui, dài (và) lâu.Việt Nam trên đường tương lai, lửa thiêng soi toàn thế giới, Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời”: Việt tộc sẽ đi trên con đường tương lai không bằng sự vô cảm đã bị độc chất của tà quyền ám chụp bao lâu nay, mà chúng ta sẽ đi trên con đường tương lai bằng ý nguyện của lửa thiêng để biến nó thành ý lực đủ sức soi toàn thế giới; chính sung lực của ý nguyện và hùng lực của ý lực trao tặng cho chúng ta bản lĩnh biết nguyện tranh đấu cho đời. Và, “Việt Nam, Việt Nam… tình yêu đây là khí giới, tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người”: có bản lĩnh lấy tình yêu làm khí giớinhân phẩm Việt làm cao nhân ái; có tầm vóc trao tặng tình thương cho muôn nơinhân tâm Việt làm rộng nhân từ, có nội công với tiếng nói đi xây tình ngườinhân đạo Việt đi xa vào nhân bản.