06 août 2019

Vậy mới là Công an Nhân dân chớ ?


Thiện Tùng

06/08/2019

Tuy chưa nhiều, nhưng đây đó cũng có những bông hoa xuất hiện trên nền cỏ dại.

Cảnh sát giúp dân
Cảnh sát Minh tận tình giúp dân

Trên trang Facebook của mình, anh Nguyễn văn Long kể: Chiều ngày 18/08/2016, cơn bảo vừa qua, trong dòng người vội vã tìm chỗ trú mưa, một chàng thanh niên đi xe đạp đột nhiên ngất xỉu, té nằm im trên đường. 


Thấy vậy, một người nào đó báo với Cảnh sát. Cảnh sát Mình (người trong ảnh) và vài Cảnh sát vội chạy đến khiêng anh ta vào nhà bên. Tưởng chết, mình sợ quá. Cảnh sát gọi cấp cứu, nhưng một lúc thì anh ta tĩnh dậy. Hỏi ra mới biết, anh thanh niên này tên Tôn, sinh năm 1987, nhà ở Trung Trâu, Đan Phượng (Hà Nội). Vì nhà nghèo nên dù bị bịnh (ốm), Tôn phải cố gắng đi làm kiếm tiền để mua thức ăn về cho cha mẹ. Thấy tình trạng của anh Tôn như vậy, 2 chiến sĩ Cảnh sát thuộc đội số 6  mua cho anh Tôn ổ bánh mì, tặng cho anh một chiếc áo mới và thậm chí còn giúp anh mặc áo”.



 “Phản chiến”



 
Không chấp nhận khủng bố dân Lộc Hưng, tuyên bố từ nhiệm - Ảnh Facebook Thần Quốc Hải



Hôm 03/8/2019, SBTN đưa tìn từ Saigon, trang Nguyễn Xuân Diện đăng lại hôm chủ nhựt 4/8/2019: Trên trang facebook mang tên Minh Thi Trần, một dân oan vườn rau Lộc Hưng, thuộc phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn cho biết, vào ngày 2/8/2019, chính quyền quận Tân Bình đã huy động một lực lượng hơn 300 quân với đủ thành phần đến đàn áp, phá căn lều tạm dựng để tổ chức đám tang chị Teresa Trần Thị Lý Hoa, vợ của dân oan Cao Hà Chánh.


Trong khi hai bên xô đẩy, chửi bới nhau hổn loạn, một người đàn ông trong nhóm chỉ huy ra lịnh cho một thanh niên mặc đồng phục vào góp sức giải tán đám tang. Người thanh niên nầy chống lịnh, nói trước dân oan: “Tôi được nhà cầm quyền trả mức lương 5 triệu đồng tháng, nhưng bản thân thấy người dân chịu bất công, chửi lại nhà cầm quyền là đúng”. Người thanh niên nầy cỡi đồng phục, tuyên bố bỏ việc, ra đi. Người chỉ huy ngạc nhiên nhưng không nói gì và cũng bỏ ra đi.  Một lúc sau, người chỉ huy nầy chạy xe gắn máy quay lại xin lỗi dân Vườn rau Lộc Hưng (1) và tuyên bố  bỏ việc.

Đọc qua 2 sự kiện trên, hàng lô câu ca dao tục ngữ quen thuộc lại tái hiện trong tôi: “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” / “Thố tử hồ bi” / “Chị ngã em nâng” / “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” / “Lá lành đùm lá rách ..v.v…

Thương quá đi thôi – thương những người dân bị hại và thương cả những em Công  an còn có lòng nhân - Công an Nhân dân phải vậy chớ?

 Cũng như Quân đội, đã mang tên “Công an Nhân dân” sao lại buông ra câu Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”. Sao không chịu thấy nguồn cội: Công an từ nhân dân mà ra, được nhân dân góp thuế nuôi dưỡng. Đảng chỉ làm trung gian, dùng tiền thuế do dân đóng góp phát cho Công an. Chình vì Công an không nhận ra danh phận của mình mới bị nhân dân không  thừa nhận, xem như những đứa con hoang , mới đau lòng nói ra câu cay đắng: “Công an đã vì Đảng quên Dân, vì thân phục vụ”.



Đừng tưởng mình dựa vào thế lực cầm quyền rồi an toàn trên xa lộ. Không đâu, hại người thì người sẽ tìm mọi cách hại lại, giỏi lắm giữ được bản thân chớ làm sao bảo vệ được cả gia đình, thân tộc?. Thực tế cho thấy, nhiều tướng tá công an ở ác, khi “về vườn”, ngoài không dám chường mặt trước dân làng, luôn phải cảnh giác trong ăn uống - sợ bị người ta thuốc;  luôn phải cảnh giác khi đi lại -  sợ ngưới ta sát hại trả thù, tối ngày rút  trong nhà như con chuột chũi chớ sướng ích gì?!



Thấy gì, nghĩ sao, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, trước áp lực biểu tình chống tham nhũng của dân, ông ta bỏ của chạy lấy người sang Nga, để lại phía sau dàn cảnh sát ruột. Không còn con đường nào khác, như rắn mất đầu, dàn Cảnh sát nầy chỉ còn cách quỳ gối xin lỗi nhân dân Ukraine.



Cảnh sát chống bạo động quỳ gối xin lỗi người dân ở thành phố Lviv. Ảnh: Reuters


Xe trước gãy xe sau phải tránh” – “Ăn để sống chớ không phải sống để mà ăn” – những lời tiền nhân khuyên răn nầy có giá trị muôn thuở?  -/-


Chú thích:

(1)   Vười rau Lộc Hưng bị nhà cầm quyền giải tỏa , san bằng hồi năm 2018.