24 mars 2020

Trung Quốc ngang nhiên khánh thành 2 trạm nghiên cứu mới ở Trường Sa



   14:54 23/03/2020


Trong lúc thế giới chạy đua kiểm soát đại dịch virus corona, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên Đá Subi và Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hai cơ sở nghiên cứu này, đặt dưới sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), bao gồm nhiều labo về sinh thái học, địa chất học và môi trường, theo Tân Hoa Xã.

Trong bản tin hôm 20/3, Tân Hoa Xã nói hai trạm nghiên cứu mới đi vào hoạt động có thể hỗ trợ các nhà khoa học điều tra thực địa, lấy mẫu và nghiên cứu khoa học tại "Nam Sa", cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đá Chữ Thập ở Trường Sa nhìn từ trên cao. Ảnh: People’s Daily.


Một nhà nghiên cứu Trung Quốc được dẫn lời trong bản tin cho biết "cơ sở nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu" nay đã được thiết lập với hai trạm nghiên cứu mới cùng một trung tâm nghiên cứu được xây dựng trước đó trên Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập và Đá Subi là 3 trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa biến các thực thể này thành tiền đồn ở Biển Đông.

Với việc xây dựng các trạm nghiên cứu, CAS có kế hoạch "thúc đẩy năng lực khai phá và cung cấp các sản phẩm về khoa học và công nghệ biển để đáp ứng nhu cầu của cả Trung Quốc và các nước ven biển Đông", theo Tân Hoa Xã.

Các cơ sở này cũng sẽ góp phần "cải thiện năng lực quan sát thực địa và thí nghiệm về sinh thái học, địa chất học, môi trường, vật liệu và tối ưu hóa năng lượng từ biển trong môi trường biển nhiệt đới".

Collin Koh, một trong những chuyên gia về an ninh biển hàng đầu khu vực, nói việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới vào lúc này là một diễn biến nghiêm trọng.

"Một số người có thể nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra sẽ khiến Bắc Kinh không thể để mắt đến các điểm nóng trên biển này", ông Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, nói với báo Inquirer.

"Sự thật là tình hình hoàn toàn ngược lại. PLA (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) được động viên để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu bất chấp virus corona".

"Sử dụng cái mà họ gọi là sáng kiến 'khoa học phục vụ dân sinh' để khẳng định yêu sách là cách họ thường làm và cũng là cách mà tất cả chúng ta thường không để ý", ông nói.

"Tuy nhiên cùng lúc, những hệ quả mang tính chiến lược sinh ra từ đó cũng quan trọng không kém".

Ông Koh tin rằng Trung Quốc sẽ duy trì sự nhất quán trong hoạt động của họ tại vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên, vì dịch bệnh đang lây lan trên toàn cầu, hành động của họ có thể không được chú ý.

TRUNG QUỐC NGẦM DỌA NHẤN CHÌM MỸ TRONG BIỂN VIRUS
Trọng Đức

Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2020 9:22 AM



(Ảnh qua: Kyodonews)
Khi số lượng các ca nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc đang giảm dần trong khi virus hoành hành bên ngoài Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tăng cường đe dọa chống lại phương Tây, đặc biệt là một cảnh báo mang đầy thù hằn về việc kiểm soát nguồn cung các loại thuốc cực kỳ quan trọng đối với người Mỹ trong dịch bệnh.



Trong một bài viết của Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, Bắc Kinh khoe khoang chiến tích xử lý dịch bệnh viêm phổi COVID-19, vốn gây ra bởi một chủng virus corona mới bắt nguồn từ một thành phố của Trung Quốc và đang nhanh chóng lây lan toàn thế giới, khiến hơn 5.000 người thiệt mạng và hơn trăm nghìn người nhiễm bệnh. Bài viết cũng ngầm ý cảnh báo rằng Trung Quốc có thể áp dụng hạn chế xuất khẩu các loại thuốc quan trọng để Mỹ ngập chìm trong “biển virus corona”.

Lời đe dọa khó chịu được đưa ra trong khi WHO chính thức coi viêm phổi Vũ Hán là một đại dịch toàn cầu, hậu quả của nó đối với phương Tây có thể trở nên vô cùng đáng sợ nếu Trung Quốc thực sự kiềm tỏa việc xuất khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc. Gần đây, Cơ quan Lương thực và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đã tuyên bố lần đầu tiên về việc thiếu thuốc do virus corona. Mặc dù FDA không tiết lộ loại thuốc nào bị thiếu, cơ quan này có nói rằng họ không thể tiếp cận tới đủ nguyên liệu thô do chúng được sản xuất ở Trung Quốc.
Điều này không khiến Thượng nghị sĩ Marco Rubio ngạc nhiên. Trên kênh Fox News, ông cảnh báo rằng Mỹ ‘đang phụ thuộc một cách nguy hiểm’ vào Trung Quốc trong việc sản xuất các hàng hóa quan trọng, trong đó có những công nghệ cần thiết để chống lại COVID-19.
Mặc dù Mỹ là lãnh đạo toàn cầu trong ngành nghiên cứu, phần lớn việc sản xuất các loại thuốc quan trọng đã được chuyển dịch ra nước ngoài. Nhà máy sản xuất một thành phần quan trọng trong penicillin cuối cùng của Mỹ đã đóng cửa năm 2004. Kể từ đó, các hãng dược phẩm của Trung Quốc đã tiến vào và chiếm lĩnh thị trường sản xuất, cung cấp từ 80 đến 90% kháng sinh cho Mỹ, 70% Paracetamol và khoảng 40% Heparin, theo Yangzhong Huang, nhà nghiên cứu lâu năm về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ quốc tế.
Nếu Trung Quốc hiện thực hóa lời đe dọa là phong tỏa xuất khẩu thuốc cho Mỹ, Thượng nghị sĩ Rubio tin rằng hậu quả sẽ vô cùng trầm trọng.
Và trong khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn ứng phó với virus và bảo vệ người dân của mình, Trung Quốc đang tự đóng vai trò một “anh hùng bảo vệ thế giới” đến mức đòi hỏi Mỹ và thế giới phải cảm ơn họ.
Trung Quốc vì chống lại dịch viêm phổi corona đã trải qua hy sinh to lớn, chúng ta nên thản nhiên khí khái mà tuyên bố rằng: ‘Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn’.” bài báo viết.
Ông Rubio cho rằng toàn bộ người Mỹ nên cảm thấy quan ngại vì bình luận của Bắc Kinh và Trung Quốc hoàn toàn hiểu rõ ràng, trong giai đoạn khủng hoảng như thế này “khi họ có thể đe dọa cắt bỏ nguồn cung ứng thuốc cho chúng ta, họ có thể tạo ra những vấn đề trong lòng nước Mỹ mà khiến cho chúng ta khó mà có thể công khai đối đầu với họ”.
“Đó là một quân bài gây áp lực cực lớn”, ông Rubio nói.
Trước đó, Trung Quốc từ lâu đã tiến hành một chiến dịch truyền thông tự quảng bá thành tích ngăn dịch của lãnh đạo Tập Cận Bình, đồng thời cố gắng đổ vấy Mỹ là thủ phạm “tạo ra virus corona và đem nó đến Vũ Hán”.
Trung Quốc mới đây cho xuất bản một cuốn sách có tựa: “Chiến trường chống dịch: Trung Quốc chiến đấu chống COVID-19 năm 2020”, tập hợp báo cáo của Bắc Kinh về công lao của ông Tập Cận Bình và tầm quan trọng của sự lãnh đạo của ĐCSTQ trong việc chống lại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Bắc Kinh thậm chí còn cho dịch sách ra tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Nga và Ả Rập.
Hôm thứ Năm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên viết trên Twitter, mạng xã hội bị cấm bởi chính Trung Quốc, nghi ngờ rằng quân đội Mỹ đã đem virus tới Vũ Hán:
Mỹ có bệnh nhân số 0 từ khi nào? Bao nhiêu người đã bị lây nhiễm? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể chính quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Hãy minh bạch! Hãy công khai số liệu của các vị! Mỹ nợ chúng ta một lời giải thích!”.
Vài ngày trước đó, Lin Songtian, đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi nói đầy ngụ ý rằng: “Mặc dù dịch bệnh nổ ra đầu tiên ở Trung Quốc, nó không nhất thiết nghĩa là virus này có nguồn gốc Trung Quốc chứ đừng nói được tạo ra ở Trung Quốc”.
Quan chức Trung Quốc cũng cực ghét việc chính quyền Trump hoặc một số hãng truyền thông Mỹ đôi khi sử dụng cụm từ “virus corona Vũ Hán”, chỉ trích rằng tên gọi này mang hiềm khích bất công với Trung Quốc.
Hồi tháng 12/2019, khi các ca COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, rất nhiều hãng thông tấn thế giới đã bắt đầu dùng tên gọi “virus Vũ Hán”. Nhưng tháng trước, WHO đã đặt tên chính thức cho dịch bệnh là COVID-19 cùng tên của virus là Sars-CoV-2 nhằm tránh việc liên hệ dịch bệnh với một địa khu hay dân tộc cụ thể nào.
Nhưng việc đổi tên không khiến một số người thay đổi, chẳng hạn Ngoại trưởng Mike Pompeo, người bỏ qua các cảnh báo trước của Bắc Kinh và cố ý gọi virus là “Vũ Hán virus” sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án làm vậy là “cực kỳ vô trách nhiệm”.
Thượng nghị sĩ Rubio cho rằng ĐCSTQ đang chỉ ngón tay vào Mỹ để khơi dậy tinh thần dân tộc nhằm giải tỏa sự bực tức của người dân với chính họ ở trong nước.
Cổng trực tuyến Xilu.com của Quân đội Trung Quốc gần đây đăng một bài viết cáo buộc vô căn cứ rằng virus là một vũ khí sinh học được Mỹ sản xuất nhằm tấn công Trung Quốc”, ông Rubio nói, theo Fox News.
Hôm 13/3, chính quyền Mỹ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tới Bộ Ngoại giao Mỹ để phản đối bình luận của người phát ngôn BNG Bắc Kinh ám chỉ quân đội Mỹ đã đưa virus corona vào Vũ Hán.
Trung Quốc đang cố tình đánh lạc hướng những chỉ trích của dư luận về trách nhiệm của mình khi gây ra đại dịch toàn cầu và còn che giấu với thế giới”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.
“Việc phát tán thuyết âm mưu là nguy hiểm và nực cười. Chúng tôi muốn cảnh báo chính phủ Trung Quốc rằng chúng tôi sẽ không dung thứ cho hành động này, vì lợi ích của người dân Trung Quốc cũng như thế giới,” người này nói thêm.

Trọng Đức
Nguồn: trithuc vn