14 mars 2020

Việt Nam sẽ tiêu điều sau 2 vấn nạn !


Thiện Tùng

12/3/2020

Hai vấn nạn mà tôi luôn nghĩ tới trong những tháng ngày qua là dịch Vũ Hán”“dịch nhiễm mặn”. Hai nạn dịch nầy đều bắt nguồn từ Trung Quốc.


Uống nước lợ bụng bào bọt khó ngủ, tôi mở truyền hình xem, tạm yên lòng khi nghe phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus nầy ở đâu có đáng sợ, nhưng mà với Việt Nam ta, chắc chắn là nó không làm gì được”.




Từ câu nói của ông Đam tôi lại nhớ đến câu nói của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Mây đen bao phủ toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng  Việt Nam”. Vậy thì tôi “bớt” lo chết về dịch Vũ Hán, chỉ còn lo đối phó với “dịch nhiễm mặn” đang tàn phá ghê gớm quê hương tôi - Đồng bằng Sông Cửu Long.


Cũng thưa thật, hai chữ đối phó mà tôi dùng chẳng qua là tìm cách sống cho bản thân hay nhiều lắm cho gia quyến mình, chớ phận là dân với trình độ “rút rơm trâu ăn mê” thì làm gì được việc quá lớn mang tính quốc gia và quốc tế?!. Ngay cả giáo sư Ngô Thế Vinh, trèo đèo lội suối xuyên suốt từ thượng nguồn đến hạ lưu sông Mékong, vắt óc viết ra quyển sách “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” để cảnh báo cho Việt Nam chuẩn bị đối phó thảm họa do Nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ gây ra. Sách phát hành năm 2000, thế mà Nhà cầm quyền Việt Nam có đếm xỉa gì đâu, họ cứ hoang tưởng, phóng hết tầm nhìn thập niên nầy đến thập niên khác, để rồi, ứa nước mắt nhìn “bạn vàng” Trung Quốc quậy dậy sóng Biển Đông, làm cạn dòng 9 nhánh Cửu Long?! 


 Về danh nghĩa, Mékong là con sông chung của các nước trong khu vực, bắt nguồn từ Tây Tạng(Trung Quốc) xuyên qua các nước Miến Điện (Myanma), Lào, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam – VN là nước cuối cùng với 9 nhánh Cửu Long đổ ra biển cả. Tuy có thành lập Ủy ban Mékong, nhưng hữu danh vô thực, mỗi nước vì lợi ích riêng tư, hành xử theo kiểu “đèn nhà ai nấy sáng, thuyền ai nấy lạn”, thi nhau chặn từng đoạn sông làm thủy điện. Cửu Long cạn kiệt nước ngọt thì nước biển mặn tràn vào là lẽ tất nhiên, không nên đổ hết cho “biến đổi khí hậu”.  




Điều đáng nói về 2 nạn dịch nầy:



  1/ Dịch Corona



Từ khi dịch xuất hiện, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội và nhiều quan chức cao cấp khác “trốn” đi đâu mà không thấy xuất hiện để “đồng cam cộng khổ” với dân, chỉ thấy có Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc và phó Chủ tịch Vũ Đức Đam xả thân “nghinh chiến”. 



Ngoài ông Phúc, ông Đam ra, còn có 6 ông cỡi máy bay “nhàn du, bất thiện”. Sau khi ngao du nhiều nước rồi “cỗng rắn về cắn gà nhà” (cỗng Virus Corona) như: Bộ trưởng Kế hoạch&Đầu tư Nguyễn Chí Dũng / GSTS Nguyễn Quang Thuấn, phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW Đàng CSVN  /  Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty điện gió, tên L.T.H và 3 người khác cùng đi.



Trong chuyến bay VN0054  từ Anh về Việt Nam nầy, có 6 vị vừa kể, còn có cô Nguyễn Hồng Nhung (con 1 đại gia) cùng với 9 du khách nước ngoài: 4 đang ở Quảng Ninh / 2 đang ở Lào Cai / 2 đang ở Đà Nẵng /1 đang ở Huế.Tất cả số nầy đều ngồi hạng ghế thương gia. Ngoài 6 vị quan chức nhà ta, 10 người còn lại đểu nhiễm dương tính COVID 19. (nguồn tin báo Tuổi trẻ).

Ông Nguyễn Chí Dũng - Ông Nguyễn Quang Thuấn   (Ảnh Wikipedia)


Người ta lấy làm lạ:



-  Bộ Virus Corona sợ Cộng sản sao mà nó không dám xâm nhập, cả 6 vị quan nhà ta ngành Y chỉ cho cách ly để chờ xét nghiệm chớ không ai bị dương tính “dịch Vũ Hán”.



-  Hệ thống truyền thông quốc doanh chỉ nói tên họ Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, còn 5 vị khác ẩn danh trong ký tự: Bịnh nhân NQT, LTH 52 tuổi, NTL 44 tuổi, NBS 28 tuổi, NMĐ 33 tuổi – tìm mãi mới biết NQT là GSTS Nguyễn Quang Thuấn , phó CT Hội đồng Ly luận TW Đảng /  LTH là Lê Thanh Hà , Chủ tịch công ty điện gió.   



-  Sao ông Thuấn  được xem lây nhiễm thế hệ 1 (F1), ông không chấp hành cách ly mà đi họp hành tùm lum, tiếp xúc khoảng 500 người (F2) khiến cho ngành Y phải tốn công của tìm gom số (F2) nầy  đưa vào diện cách ly thì, ngành Y phải nghĩ đến tìm gom F4 rồi F5…



-  Và cớ sao ông Hà lại dám dở trò “Lê Lai liều mình cứu Chúa”



- cử đồ đệ Phạm Như Hiệp thay mình vào chỗ cách ly?!



Để góp phần dập dịch Vũ Hán, cứu khổ cứu nạn, người dân quyết kh6ng học tập, làm theo các ông bán Trời không mời Thiên Lôi nầy.



2/ Dịch nhiễm mặn


 

Sông Mékong được tính từ Trung Quốc đến khi nó qua khỏi khu Hoàng Cung (Nam Vang) chia làm 2 nhánh: Sông Tiền và Sông Hậu (Bassac). Tự bao đời, hai con sông nầy có chức năng tải nước ngọt  và phù sa từ thượng nguồn đổ về nuôi sống cư dân ĐBSCL. Sông Tiền khi qua khỏi cầu Mỹ Thuận chia làm 5 nhánh. Sông Hậu khi qua khỏi cầu Cần Thơ chia  làm 4 nhánh – người ta ví 9 nhánh sông nầy như 9 con Rồng (Cửu Long) xuôi ra biển cả.

 



Mékong là con sông chung của các nước trong khu vực, bắt nguồn từ Tây Tạng(Trung Quốc), xuyên qua các nước Miến Điện (Myanma), Lào, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam – VN là nước cuối cùng. Tuy có thành lập Ủy ban Mékong, nhưng nó hữu danh vô thực, mỗi nước vì lợi ích riêng tư hành xử theo kiểu “đèn nhà ai nấy sáng, thuyền ai nấy lạn”, thi nhau chặn từng đoạn làm thủy điện. Cửu Long cạn kiệt nước ngọt thì,  theo nguyên tắc “thông nhau”, nước biển mặn tràn vào lấp chỗ trống là lẽ tất nhiên, không nên đổ hết cho “biến đổi khí hậu” (xem kỹ bản đồ).


Màu đỏ = làm xong
  Màu vàng = đang làm
  Màu xanh=sẽ làm. 
  Ảnh Facebook
   

Bản phát họa đập thủy điện Luang Prabang ở Lào - Ảnh Reuters
 Cư dân ĐBSCL,  ngoài oán hờn các nước xây đập ở thượng nguồn, còn bất bình cao độ với lãnh đạo Việt Nam thiếu trách nhiệm với dân đồng bằng Nam bộ, chẳng những không  dùng giải pháp ngoại giao can ngăn các nước bạn làm thủy điện ở thượng nguồn Mékong  mà còn góp cổ phần với Lào và Kampuchia làm thủy điện ở thượng nguồn. Bằng chứng là:

-  Trong thông cáo báo chí phát đi hôm 10/10/ 2019, Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cho biết theo thông tin từ Ủy hội sông Mê Kông (MRC): “Đáng chú ý, trong dự án xây dựng thủy điện Luang Prabang, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) sẽ tham gia 38%, phía Lào góp 25% và các đối tác khác góp 37%”.



 Cũng mới đây,  Liên minh cứu sông Mê Kông đã kêu gọi hủy bỏ lập tức đập này (Luang Prabang) vì có thể gây thiệt hại to lớn cho dòng sông. Liên minh này cho rằng: “Việc khởi xướng tham vấn trước cho đập Luang Prabang đã bỏ qua các bằng chứng khoa học về các tác động tiêu cực và không thể đảo ngược mà các đập chính sẽ gây ra, với toàn lưu vực vốn từng được MRC và các tổ chức khác chỉ ra”.

 -  Câu hỏi được đặt ra là: Việt Nam làm sao có thể cấm, không cho Lào khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Mékong, trong khi Việt Nam cùng hợp tác với họ xây dựng  thủy điện Luang Prabang và hợp tác với Kampuchia xậy dựng nhà  máy thủy điện trên sông Sambor (Sesan-Srepok) thượng lưu sông Mékong trên  lãnh thổ Kampuchia.
 

 
Ảnh minh họa


Chỉ mới hoàn thành chừng ấy con đập mà dân ĐBSCL đã sống dở chết dở, nếu tiếp tục làm 12 đập thủy điện theo dự định (màu xanh) trên thượng nguồn Mékong thì 17.273.630 cư dân của 12 tỉnh thành thuộc Nam bộ chỉ còn bỏ xứ tha phương cầu thực! (số liệu Tổng cục Thông kê năm 2019)

Đúng là hết nói nổi ! Biết bao giờ thoát khỏi cảnh “quan giàu dân mạt !!! -/-