15 juin 2020

BỘ TRƯỞNG TÀI MÔI TRẦN HỒNG HÀ “LẬT LỌNG NHƯ TRỞ BÀN TAY”?


Thảo Ngọc



Thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội ngày 11/6/2020, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà  giải trình về  dự thảo luật Bảo vệ môi trường vừa trình Quốc hội tại kỳ họp 9 lần này.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà  cho biết, một trong những điểm mới trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi là thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chứ không tính theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Tức là ai thải ra nhiều phải chịu nhiều tiền hơn.

Sau khi nội dung này được báo chí  đưa tin, đã làm dẫy lên làn sóng phản đối trong dư luận.

Vì rằng nếu việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, sẽ không  tránh khỏi một số người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường, để tránh phải đóng nhiều phí, họ sẽ quăng rác khắp nơi, ném ra đường, quăng xuống ao hồ sông suối. Và khi đó, thật khủng khiếp, rác sẽ tràn ngập khắp nơi. Cả đất nước sẽ trở thành một bãi rác khổng lồ.


Nếu thu phí rác thải theo kg, tức tính toán khối lượng đến từng hộ dân, theo từng ngày, sẽ kéo theo hệ luỵ là một bộ máy cồng kềnh để thực hiện. Và người thu gom rác không thể mang theo cái cân khi đi thu gom để xác định khối lượng rác thải ra của các hộ gia đình như khi họ đi mua nông sản.

Với  khoảng 26,9 triệu hộ gia đình hiện nay, mỗi ngày phải có một đội ngũ cân, đo, ghi dữ liệu khổng lồ thực hiện việc cân, đo rác thải. Như vậy sẽ tiêu tốn biết bao nhiêu thời gian và nguồn lực của xã hội?

Như thế có nghĩa, đề xuất này không góp phần bảo vệ môi trường mà sẽ gián tiếp phá hoại môi trường.



Chỉ một ngày sau khi ý kiến thu rác theo khối lượng bị dư luận lên án, thì ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã quay ngoắt 180 độ.

Ngày 12/6/2020,  bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã giải thích thêm về đề xuất thu tiền phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng.

Theo đó, đề xuất thu tiền rác thải theo khối lượng mới chỉ là dự kiến và triển khai ở từng địa phương chứ không đưa vào luật.

Ông Trần Hồng Hà đã lươn lẹo biện minh cho ý tưởng của mình rằng: “Để đơn giản, không phải là chi ly cân nặng từng lần lấy rác, mà là thiết kế túi đựng rác theo từng dung tích. Thu tiền phí xử lý rác thải theo kích cỡ túi nhưng đây chỉ là dự kiến và sẽ triển khai ở từng địa phương chứ không đưa vào luật”(1).

Đây không phải là lần đầu tiên, những ý kiến của ông bộ trưởng này làm dư luận ngạc nhiên về trình độ quản lý và trách nhiệm của mình trong việc quản lý tài nguyên quốc gia.

 Trong báo cáo trả lời chất vấn cử tri gửi tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết người Trung Quốc đang sở hữu hơn 162.000 ha đất tại Việt Nam, trong đó có khoảng 6.300 ha đất biên giới, ven biển.

Cử tri tỉnh Bình Dương cũng bày tỏ quan ngại về việc người người Trung Quốc, “lập xóm, lập phố’ tại một số địa phương”.

Thế nhưng khi trả lời các ĐBQH, Bộ trưởng Trần Hồng Hà vẫn nói rằng “Không thấy gì”, là “không có việc này”.

Trước đó, Bộ trưởng Hà nói rằng: Người Trung Quốc thuê, mua đất đai là “không sai theo Luật Đất đai”.Nhưng  sau đó lại nói: “Luật Đất đai không cho phép cấp quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài”(2).

Với một vị bộ trưởng “tài ba xuất chúng” trong việc quản lý tài nguyên và môi trường quốc gia như thế, thì việc nước ta chẳng những sẽ trở thành quốc gia  ô nhiễm hàng đầu thế giới, mà rất có nguy cơ các thế lực ngoại bang có cơ hội len lỏi  chiếm giữ những vùng đất đắc địa ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Vì chúng đang thực hiện kế hoạch xâm lược nước ta bằng chiến thuật “tằm ăn dâu”.

Trong một quốc gia, khi mà hội tụ được một dàn ngáo đá như ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đòi kéo cột điện từ Mỹ về Việt Nam, ông Phó chủ tịch HĐLLTƯ Phùng Hữu Phú muốn dùng học thuyết đã bị chính nơi sản sinh ra nó ném vào sọt rác để  dẫn dắt dân tộc này mò mẫm đi vào chân trời vô định, ông  Nguyễn Hòa Bình không phải Thẩm phán lại ngồi ghế chánh án xét xử, và cho rằng mặc dù quá trình tố tụng có nhiều sai sót trầm trọng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, và  ông Bộ trưởng Tài nguyên& Môi trường Trần Hồng Hà muốn thu phí gom rác theo kg, thì dù không mạng lại ích quốc lợi dân, nhưng cũng mang lại những trận cười sảng khoái trong những lúc trà dư tửu hậu.

Vậy cũng đáng lắm chớ.



Chú thích: