13 juin 2020

Giá lên hay tiền xuống?


Thiện Tùng

11/6/2020

Tiền mệnh giá 500.000 ngàn
 chưa qua sử dụng
Năm-tháng gần đây có 2 thực trạng đang xay ra: giá hàng hóa, dịch vụ tăng vọt / Tiền phát lương cho những người trong diện chính sách gần như toàn là giấy bạc có mệnh giá 500 ngàn chưa qua sử dụng.

Từ hai thực trạng trên dẫn đến việc tranh luận “Giá lên hay tiền xuống?”. Cãi tới cãi lui phần thắng thuộc về “tiền xuống” do lạm phát. Bởi, theo quy luật “cung-cầu”: khi cung không đáp ứng cầu giá hàng lên, khi cung thừa cầu giá hàng xuống. Trong thực tế hàng hóa cung thừa mứa mà hàng hóa vẫn tăng lên không ngừng. Vậy do đâu nếu không phải do lạm phát?  


Ngồi trên xe đang chạy nhìn xuống đường thấy đường chạy ngược chiều xe rồi kết luận đường chạy là “thầy chạy” – chỉ cần dừng xe lại thì sẽ rõ “ngô khoai”.

 Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật. Quốc gia là ngôi nhà lớn ( nhà chung) chứa đựng nhiều tư gia (nhà riêng). Quốc gia như một cơ thể, tư gia như những tế bào, chúng cộng sinh với nhau – nước mất nhà tan và ngược lại?. Nhà chung có chủ chung, nhà riêng có chủ riêng, ai có trách nhiệm nấy, phải có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, phải “tích cốc phòng cơ”.                     

Khi mất cân đối trong thu-chi (thu<chi), để điều tiết sự sống cho nhau trong cộng đồng, không còn cách nào khác, Nhà nước phải lạm phát (phát hành tiền). Lạm phát do thiên tai, địch họa, dịch bịnh (khách quan) còn có thể chấp nhận, chớ lạm phát do bộ máy quản lý tồi (chủ quan) thì không thể chấp nhận.

Dịch COVID đột biến xảy ra, sản xuất kinh doanh đình đốn, mất cân đối tromh thu-chi (thu<chi) đành phải phát hành thêm tiền để cứu khổ cứu nạn là điều có thể chấp nhận. Khổ nổi, những ông/bà chủ ngôi nhà chung không cân nhắc kỹ, đâu chi  chi bừa bãi trong cứu trợ dịch COVID mà còn chi bừa bãi trên các lãnh vực khác:   


1/ Về cứu trợ địch COVID 19 sai đối tượng:

Việc cứu trợ dịch VOVID mang tích chất dàn trải, sai đối tượng: Thương binh, chất độc da cam, người già 80 tuổi trở lên ..v.v… hàng tháng đều nhận đủ tiền theo chế độ đãi ngộ thế mà cũng chi tiền cứu trợ cho họ. Chẳng hạn, tôi được phường báo: “… đi mang theo thẻ thương binh đến Phường 1 nhận tiền cứu trợ”. Khi đến, tôi thấy những người hưởng chế độ đãi ngộ như vừa nói ngồi xếp hàng trước sau chờ làm thủ tục nhận tiền. Đến phiên mình, tôi trình thẻ thương binh, ký tên, nhận 1 triệu rưởi. Tôi hỏi:

- Đây là tiền gì?

- Tiền cứu trợ dịch COVID 19 - người phát tiền trả lời.

- Tôi vừa lãnh đủ tiền thương binh theo chế độ kia mà? – tôi vặn lại.

- Cháu chỉ thi hành theo chỉ đạo. Chú cứ nhận về bồi dưỡng thêm – người phát tiền nhìn tôi, cười nói.


2/ Chi phí công quỷ vô tội vạ:

- Người ta lập những trại dưỡng lão, chỉ tập hợp những người già neo đơn vào đây chăm sóc, nuôi dưỡng, còn Việt Nam ta bất kể hoàn cảnh, điều kiện, miễn là người già từ 80 trở lên đều được cấp tiền chế độ hàng tháng. Số lượng người hưởng chế độ nầy đông khủng lắm. Trong thực tế, có không ít người có con cháu khá giả chăm sóc cưu mang, họ nhận tiền để không phụ lòng cấp trên. 

- Bất kể có hay không sống trong vùng Mỹ tàng trữ hay rải chất độc da cam, miễn dị tật, tiểu đường, vô sinh… là được hưởng chế độ chất độc da cam hàng tháng. Lượng người hưởng chính sách nầy không nhỏ. Thật buồn cười: Không chồng làm sao có con? Thế mà hễ là phụ nữ không có con đổ tội cho thằng “chất độc da cam” để được nhận tiền!. Nói vui, là nữ, muốn biết mình có vô sinh hay không, hãy tìm và “chung chạ” với người đàn ông nhứt định nào đó mới kết luận được chớ?.

- Để Trung Quốc dụ khị: nhận thầu, cho vay vốn, đầu tư công nghệ lạc hậu xây dựng khu Gang thép Thái Nguyên 2, khu Nhiệt điện Thái Bình,  đường Cao tốc Cát Linh-Hà Đông chẳng hạn, họ cứ ù ơ ví dầu kéo dài thời gian thi công, cứ đội vốn. Cho đến nay vẫn đắp chiếu để đó như những thây ma, phải vét hồ bao trả lãi mẹ đẻ lãi con, và còn phải chi tiền cho đại biểu Quốc hội cãi qua ngày đoạn tháng về những cái xác chết hôi thúi nầy.

- Thấy người ta đua xe, lật đật giải tỏa thu hồi đất, bỏ vốn xây dựng đường đua xe công thức 1. Xây xong không đua mà đắp chiếu để đó. May là không tổ chức đua chớ tổ chức chỉ có lỗ.

- So với người ta, mật độ dân cư VN quá cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp, thế mà quí ông/bà hết xây dinh thự, biệt thự, khu nghỉ dưỡng… cho quan chúc khi còn sống, đến xây lăng tẩm, tượng đài, khu mộ, khu lưu niệm gia tiên… cho những quan chức quá cố. Không biết thế giới khen hay chê, họ nói: “Việt Nam là đất nước chùa chiền, lăng tẩm, tượng đài”. Đúng là dân VN bất hạnh: Dân làm công cho chủ với giá rất thấp, nhưng thuê những “đày tớ” với giá quá cao – cao đến mức nếu những ông/bà “đày tớ” nầy ở nhà làm 3 đời chưa chắc có được gia sản, cơ đồ như thế. Ngoài Cụ Hồ ra, tạm lấy Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đại Quang làm ví dụ.

- Thấy người ta sản xuất xe hơi (ô-tô) lật đật xuất tiền ra mở hãng xưởng sản xuất xe hơi để đuổi kịp và vượt thiên hạ. May là nó “yểu tử” không thì quan phóng tay làm, dân è lưng chịu!?. 

- Thời đại ngày nay, người ta bảo vệ biên cương hay giữ gìn trật tự xã hội bằng những phương tiện sắt thép. Sở dĩ một số nước giàu có họ lập đội kỵ binh với vài ba chục con ngựa cao lớn, kỵ sĩ trang phục lộng lẫy uy nghi, hay sắm vài cổ xe ngựa chạy lọc cọc quanh những công viên để ôn cố, mang tính chất văn hóa. Còn ta, sang tận Mông Cổ mua đàn Ngựa nhỏ thó như những con Lừa về thành lập trung đoàn kỵ binh để làm gì, thuộc bí mật quốc gia, đố trời mà biết. Chỉ đoán biết đại khái, dầu muốn dầu không cũng phải chi: tiền mua ngựa, tiền cất doanh trai cho chúng ở, chi phí nuôi dưỡng và huấn luyện cả ngựa và người, tiền thuốc trị bịnh, tiền mướn người hốt cứt… không nhỏ. Để rồi hôm 8/6/2020, lần đầu tiên ra quân diễn tập, những con ngựa mất dạy nầy “phóng quế” vãi chài trước lăng Cụ Hồ, trụ sở làm việc của Quốc hội và ngay trước mặt ông Phúc, bà Ngân đứng quan sát từ kháng phòng. Buồn cười hơn, nhiều cảnh sát phải theo sau đoàn kỵ binh xử lý chất thải của ngựa.  

 ..v.v…

 
Lũ ngựa mất dạy, ỉ@ bắt chúng tao hốt !

    

Nếu những người quản lý ngôi nhà chung (Quốc gia) tiếp tục sa đà vào những khuyết tật như tôi vừa kể trên thi việc lạm phát sẽ tiếp tục theo thang. Đến một mứt nào đó, chỉ còn cách thực hiện “giá-lương-tiền” như thời Tổng Bí thư Lê Duẩn vào đầu thập niên 80.

Có câu “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng” – tiếng thơm hoặc tiếng nhơ. Hễ để  tiếng nhơ thì đền thờ cũng bị đập bỏ.   -/-