- Nguyễn Đăng Quang-
Kỳ Họp thứ
9 Quốc Hội Khóa XIII đang thảo luận và
cho ý kiến về Dự án Luật Tố tụng Hình sự sửa đổi. Tranh luận sôi nổi nhất là về quy định “Quyền
im lặng ” . Nhiều ý kiến đồng tình, song cũng không ít ý kiến phản đối. Về những
ý kiến phản đối, nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy có các ý kiến của một số vị
ĐBQH “có máu mặt”, phần lớn trong số này là ĐB cấp tướng của ngành Công an.
Đáng nhẽ các ĐBQH này phải là những người nếu không khởi xướng thì chí ít cũng
phải là những ĐB đầu tiên giơ tay tán thành điều luật này mới phải! Do vậy đã có nhiều bài viết cả trên báo in
cũng như trên báo mạng cho rằng các vị này hoặc là trình độ hạn hẹp yếu kém, hoặc
là muốn giành thuận lợi cho ngành mình và đẩy khó khăn, thiệt thòi cho người
dân gánh chịu! Thậm chí, hôm 27/5/2015,
tại diễn đàn QH có một ĐB tên Đỗ Văn Đương, Tiến sỹ luật, một thành viên của
Đoàn ĐBQH Thành phố HCM, ông này không
là ĐB thường mà là ĐB chuyên trách, còn là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của
Quốc Hội. Ông này lớn tiếng cho rằng: “Quyền
im lặng không phải là quyền con người!” Ông ta sau đó còn to mồm hơn để chính trị hóa
vấn đề, khi khẳng định: “Quyền im lặng gọi đúng ra là “quyền im mồm”. Vì thực chất đây (xin trích nguyên văn) là: “Âm mưu diễn biến hòa bình, là chống lại
nhân dân”. Có lẽ đọc đến đây, nhiều
bạn thắc mắc muốn biết ông này mặt mũi xuôi ngược ra sao, ông ta có bằng Tiến sỹ
luật thật hay không? Ông ta đại biểu cho ai?v.v… Nhà văn Mai Tú Ân trong một bài viết mới đây
coi các ĐBQH này “Không phải là những đại biểu của dân”. Mai Tú Ân nhẹ nhàng diễu cợt, gọi họ chỉ là
những ông nghị “Ngồi nhầm chỗ”!