Tiến sỹ Trần
Công Trục
I.
Những
bước tiến đầy mưu lược?
Ngày 3/5, trên trang web của
Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng
hải số 14033 về việc giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) “tác
nghiệp tại Nam Hải”. Cảnh báo
này cho biết, từ ngày 2/5 đến 15/8, giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động tại tọa độ
15029’N/1110 12’E.
Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt
động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.
Theo dõi tình hình có liên quan đến sự kiện
này và qua ý kiến đánh giá của dư luận, thì có thể thấy rằng đây là một bước
tiến mới nguy hiểm, với nhưng toan tính rất tinh vi của Trung Quốc; là diễn
biến tất yếu sau những gì đã xẩy ra trong thời gian gần đây. Bởi vì:
1. Về thời điểm: đây là lúc trên thế giới
có nhiều diễn biến phức tạp. Mỹ cùng các nước châu Âu và Nga đang tập trung vào
vấn đề Ukaine. Đây cũng là một vấn đề nóng và hết sức nhạy cảm khi cả hai bên đều
có những “đòn” cân não và cả thế giới đều nín thở để chờ những gì sẽ xảy ra tiếp
theo. Rõ ràng, lúc này Biển Đông và Biển Hoa Đông không còn là những điểm nóng
số một khiến Mỹ và Nga… phải quan tâm hàng đầu nữa.
Thậm chí, sự
khẳng định vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Mỹ của Tổng thống
Mỹ trong chuyến công du 4 nước châu Á mới đây cũng mang tính hình thức nhiều
hơn là thực chất…
Trong bối cảnh
hiện nay, trong sự đối chọi tại Ukaine thì Nga và Trung Quốc sẽ có những mối
quan hệ đặc biệt hơn trong “thế cờ” địa-chính trị quốc tế…
Nhận rõ bản chất của việc Hoa Kỳ đưa ra khẩu
hiệu “chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương” chỉ là khẩu hiệu
và đặc biệt, sau một thời gian tiến hành những hoạt động lúc cứng, lúc mềm trên
nhiều lĩnh vực khác nhau để thử phản ứng của các nước có liên quan trực tiếp
hay gián tiếp trong khu vực và quốc tế gần xa, Trung Quốc đã có thể yên tâm triển
khai bước tiến mới của mình…
Mặt khác,Trung Quốc đang phải đối phó với
nhiều vấn đề chính trị, xã hội khá phức tạp, bất ổn, như Tân Cương, Tây Tạng …,
vì thế, việc họ đưa giàn khoan ra Biển Đông cũng có thể là giải pháp chuyển mâu
thuẩn nội bộ ra bên ngoài trong tình hình hiện nay.
Rõ ràng là họ đã chọn một thời điểm thuận lợi
nhất để hành động bằng phương thức có thể gọi là một cuộc “xâm lược kinh tế” mà
mục tiêu trước mắt là chiếm đoạt, vơ vét tài nguyên nằm trong các vùng biển và thềm lục địa hợp pháp
của các quốc gia ven Biển Đông.
2.Về vị
trí đặt giàn khoan:
Vị trí giàn khoan HD 981 được đặt trái phép.
Qua quan sát bản đồ thì vị trí này nằm cách đảo Lý Sơn của Việt Nam
119 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà họ đang chiếm 18 hải lý, cách ranh giời ngoài
Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước Luật
Biển năm 1982 là 80 hải lý. Tuy đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nhưng cũng phải thấy rằng đây cũng là vị
trí khá nhạy cảm mà Trung Quốc đã cố tình lựa chọn để thực hiện chiến thuật “bắn một mũi tên trúng
hai đích”: một là tiếp tục khẳng định chủ
quyền của họ đối với “Tây Sa”, thực hiện
ý đồ cố tình giải thích và áp dung sai
Công ước Luật Biển 1982 trong việc mở rộng phạm vi các vùng biển và thềm lục địa
dựa vào vị trí của quần đảo này, cũng như các quần đảo khác trong Biển Đông, nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”phi lý
của họ; hai là, cố tình tạo ra vùng chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành
vùng tranh chấp để áp đặt chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà mục
tiêu trước mắt là tranh giành việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật và không
sinh vật vốn thuộc các vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ở chung quanh
Biển Đông theo quy định của Công ước Luật Biển 1982.
Để hợp thức hóa hành động sai trái của
mình, Trung Quốc ngụy biện rằng vị trí đặt giàn khoan cách đảo “Trung Kiến”( đảo
Tri Tôn) 18 hải lý, hoàn toàn năm trong lãnh hải và vung tiếp giáp lãnh hải của
quần đảo “Tây Sa”, bởi vì Trung Quốc
hoàn toàn có chủ quyền dối với “Tây Sa” .
Vì vậy, nếu chúng ta không phân tích kỹ, không dựa trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển
năm 1982 để phân biệt rạch ròi bản chất của “vị trí nhạy cảm” này thì có thể rơi vào bẫy pháp lý của họ.
Như
moi người đã biết, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực
để xâm chiếm hoàn toàn từ năm 1974 trở về trước và luôn luôn khẳng định họ có
“chủ quyên lịch sử”đối với quần đảo này, không cần phải bàn cãi.
Về vấn đề này quan điểm của Việt nam
cũng đã quá rõ ràng: Nhà nước Việt Nam là
nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần
đảo này từ khi còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu
và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình, phù hợp với
nguyên tắc của Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực trong việc
giải quyết tranh chấp quyền thụ đắc lãnh thô giữa cac quốc gia. Việt Nam có đầy
đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của
mình đối với quần đảo này.
Tuy
nhiên, liên quan đế sự kiện này, có lẽ trọng tâm là nên tập trung phân tích xem
vị trí mà dàn khoan HD 891 của TQ đang hoạt động nẳm ở vùng biển nào: lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải hay vùng đặc
quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa” hay nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam ?
Trước hết, dễ dàng nhận ra rằng, vị trí này không phải nằm trong lãnh hải của quần đảo Hoàng
Sa, thậm chí là của đảo Tri Tôn , vì nó ở cách Tri Tôn 18 hải lý. Vậy thì chỉ
có thể là nó đã nằm trong vùng đăc quyền về kinh tế của quần đảo này (vì vùng
tiếp giáp lãnh hải xét về phạm vi không gian, vẫn là một bộ phận của vùng đăc
quyền kinh tế ). Vấn đề là quần đảo này có hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định
của Công ước Luật Biển 1982 để có thể
cho phép quốc gia có chủ quyền mở rộng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của quần đảo này hay không?
Như mọi người đều biết, quần đảo này bao gồm các
đảo, đá, bãi cạn, rạn san hô…rất nhỏ bé, nằm trong khu vực có khi hậu khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống
của con người và đương nhiên không thể có đời sống kinh tế riêng, mặc dù sau
khi xâm chiếm bằng vũ lực, Trung Quốc đang cố tìm cách tạo ra diện mạo đó. Hơn
nữa, quần đảo này không phải là quốc gia quần đảo. Vì thế, việc vạch ra hệ
thông đường cơ sở để từ đó xác định phạm
vi các vùng biển và thềm lục địa của quần đảo này là hoàn toàn khác với quốc
gia quần đảo . Vì những lý do đó , có thể
khẳng định rằng quần đảo này không thể
có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đia theo quy định của Công ước của
LHQ về Luật Biển 1982 ; có chăng thì từng đảo nổi theo đung quy định của Điều
121 của Công ước Luật Biển 1982 chỉ có thể có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý mà
thôi. Việc Trung Quốc đã vạch một đường cơ sở bao trọn quần đảo mà họ gọi là “Tây
Sa” để từ đó tạo ra vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là
sai với quy định của Công ước quốc tế về
Luật Biển năm 1982. Do đó, có thể khẳng định rằng vị trí của dàn khoan này hoàn
toàn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không có
liên quan gì đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép và
đang cố tình giải thích và áp dung sai Công ước Luật Biển năm 1982 để biện minh
cho yêu sách vô lý, đầy tham vọng của mình.
3. Về chủ trương, chính sách biển của Trung Quốc:
Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu đồ độc chiếm Biển Đông nằm trong chiến
lược vươn lên trở thành siêu cường quốc tế. Trước hết họ tìm mọi cách hiện thực
hóa yêu sách “đường lưỡi bò”. Lần này,
hành động của họ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn nhiều. Cách đi của họ rất bài bản
, có sự kết hợp nhiều yếu tố: đối nội, đối ngoại, chính trị, kinh tế…
Đáng lưu ý là họ đang sử dụng các biện pháp
mang tính dân sự, kinh tế, chứ không phải là các hành động quân sự như trước
đây. Đó mới là điều nguy hiểm. Cách làm đó của Trung Quốc khiến cho dư luận thế
giới lầm tưởng rằng họ đã “xuống thang” và từ đó mà lơ là mất cảnh giác trước
những toan tinh tinh vi, mưu mẹo của họ.
Họ sẽ tiếp tục bằng những hoạt động tương tự
về kinh tế và dân sự như kéo giàn khoan , thậm chí tổ chức thêm việc đấu thầu
khai thác dầu tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ cũng có thể sẽ có những
hoạt động nghiên cứu khoa học, đi sâu vào vùng biển của các nước trong khu vực
để biến khu vực không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Họ có thể sẽ dùng
các biện pháp như ra các lệnh cấm để có tạo ra cho mình được quyền (bất hợp
pháp) để kiểm tra, kiểm soát những tàu
bè, phương tiện bay, những hoạt động kinh tế của các nước khác, hoạt động hàng hải,
hang không quốc tế qua vùng Biển Đông….
Trung Quốc thực
hiện những điều này có nghĩa là họ đã bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư
luận, dùng thế của mình để áp đảo các nước khác. Rõ ràng khi thực hiện các hành
động phi pháp của mình, Trung Quốc đã “vứt” Công ước Luật Biển năm 1982 vào sọt
rác. Và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ( COC), mà Công đồng ASEAN đang kỳ vọng,
cũng sẽ khó có thể thành công và nếu có,
cũng chẳng có giá trị gì khi nó chỉ mang tính chất là một giải pháp tình thế, tạm thời; với Trung Quốc
cũng chỉ là một công cụ ngoại giao, là
cái cớ để trì hoãn mọi giải pháp thực chất, cơ bản nhằm bảo vệ lợi ích chính
đáng của mọi quốc gia có liên quan trong khu vực.
II.
Phải
làm gì?
1.Trước tình hình trên, các nước Đông Nam
Á có liên quan đến Biển Đông cần nhận định lại về cách hành xử của Trung Quốc để
từ đó có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn, nếu muốn
ngăn chặn được “ con bạch tuôc” khổng lồ này tiếp tục tiến sâu vào những
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp để hút cạn
nguồn tài nguyên thiên nhiên; chiếm đoạt, cắt đứt nguồn sống của cả cộng đồng
quốc gia, khu vực…
2.Hành động kéo giàn khoan vào vùng biển
thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam là một
hành động vi phạm luật pháp một cách trắng trợn. Một trong những việc làm quan
trọng của chúng ta lúc này là phải để cho dư luận thế giới hiểu rõ rằng các quyền
hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông đến
đâu và những hành động của Trung Quốc đã bất hợp pháp như thế nào. Công việc
tuyên truyền này cần được đẩy mạnh và tiến hành thường xuyên.
3.Tiếp tục có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ, hiệu quả,
trên cơ sở đảm bảo thực hiện chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Việt Nam trong quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực và quốc tế.
Tại cuộc điện
đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm
Bình Minh đã nhấn mạnh việc Trung Quốc
đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân
sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông
lệ quốc tế…
Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần
thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì
giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo
cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề
trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự
tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.
Nội dung của cuộc điện đàm này đã thể hiện rõ ràng lập trường của Việt
Nam trước bước tiến mới này của Trung Quốc. Trong đó, có đề cập đến việc giải
quyết thỏa đáng các bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác.
Các biện
pháp hòa bình khác đó là gì? Một trong những biệp pháp hòa bình thông dụng
nhất là vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế trong việc giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của LHQ về Luật
Biển năm 1982.
Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần khẩn trương
thực hiện biện pháp này: kiện Trung Quốc
lên Tòa án của LHQ về Luật Biển theo đung thủ tục và cơ chế thích hợp mà Công ước
Luật Biển 1982 quy định. Ap dụng thủ tục này là một sinh hoạt bình thường để
xử lý các quan hệ trong một xã hội văn
minh, hiện đại, quốc nội cũng như quốc tế. Nó chỉ có thể củng cố hơn nữa mối
quan hệ hưu nghị giữa các quốc gia láng giềng một các lâu dài , bền vững, dựa
trên nền tảng của nhưng quy định, pháp lý quốc tế đã được loài người dày công xây
dựng.
4.Trong
điện đàm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh còn có một nội dung quan trọng nữa,
đó là việc Việt Nam sẽ áp dung mọi biên pháp
phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Nhìn vào truyền thống lịch sử của dân tộc
này trước những hành vi vi phạm lợi ích quốc gia thì những người lãnh đạo, mỗi
một lực lương, tổ chức, cá nhân người Việt Nam sẽ biết phải làm gì để bảo
vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình…./.