23 juin 2014

Hội thảo ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật Lịch sử’

Theo RFA

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

  • 06222014-truth-of-paracel-gm.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Đại diện Ban tổ chức cuộc họp thông tin những nội dung chính của Hội thảo với các cơ quan thông tấn, báo chí tại buổi họp báo
Đại diện Ban tổ chức cuộc họp thông báo những nội dung chính của Hội thảo với các cơ quan thông tấn, báo chí tại buổi họp báo
(ĐCSVN)


Hội thảo mang tên ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật Lịch sử’ vừa diễn ra trong hai ngày 20 và 21 vừa qua tại thành phố Đà Nẵng vời sự tham dự của nhiều chuyên gia Việt Nam và Quốc tế.
Ngay sau khi hội thảo kết thúc vào chiều ngày 21 tháng 6, Gia Minh có cuộc nói chuyện với thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và cũng là một diễn giả tại hội thảo về một số thông tin liên quan.



Gia Minh: Trước hết, thạc sĩ có thể cho biết điểm mới của cuộc hội thảo lần này là gì?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Thứ nhất tên của Hội thảo là ‘Hoàng Sa- Trường Sa: Sự thật lịch sử’, cho nên nó nhấn mạnh bằng chứng của phía Việt Nam cung cấp để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai hội thảo này diễn ra khi có những sự kiện mới. Trong đó có việc Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nên các nhà nghiên cứu đặt vấn đề trong bối cảnh đó.
Thực sự những vấn đề của hội thảo là những vấn đề cơ bản được nói rất lâu nhưng nằm trong bối cảnh mới. Cũng là những vấn đề cũ như là tham vọng của Trung Quốc đối với cả Biển Đông. Hay Trung Quốc luôn cho chủ quyền của họ là ‘bất khả tranh nghị’, tức không thể tranh cải. Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là cũ nhưng những tranh chấp và hành động của họ là mới. Thực tế với những diễn biến trên thế giới và đòi hỏi các quốc gia phải đánh giá về những vấn đề đó. Thì đó là những cái mới.
Gia Minh: Có thêm bằng chứng khác với những bằng chứng mà Việt Nam đã đưa ra trước đây thế nào?
Trung Quốc luôn cho chủ quyền của họ là ‘bất khả tranh nghị’, tức không thể tranh cải. Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa là cũ nhưng những tranh chấp và hành động của họ là mới
Thạc sĩ Hoàng Việt
Thạc sĩ Hoàng Việt: Có một số khác, trong đó như một số anh như anh Quang Ngọc- Đại học Quốc Gia Hà Nội, anh Trần Đức Anh Sơn- Viện Kinh tế Đà Nẵng, có đưa ra một số bản đồ mặc dù tính pháp lý của những bản đồ cũng có nhiều vấn đề, tùy theo từng bản đồ thôi; nhưng các anh cũng đưa ra được một Atlas khoảng thế kỷ thứ 19. Phía Trung Quốc đưa ra nhiều bản đồ, và gần đây nhất trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc họ cũng tố cáo Việt Nam và đưa ra một số bản đố. Còn các anh ( Quang Ngọc, Anh Sơn) đưa ra những bản đồ chứng minh lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo đến đảo Hải Nam mà thôi, chứ không vượt quá. 2.08

Nhiều học giả quốc tế tham dự Hội thảo
Nhiều học giả quốc tế tham dự Hội thảo &quot;Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử&quot; cũng đã đến tham quan Triển lãm các bản đồ về &quot;Hoàng Sa-Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách tời của Việt Nam&quot;(ĐCSVN)<br /> <br />

Gia Minh: Bài trình bày của thạc sĩ nói về các định chế tài phán quốc tế hiện hành giải quyết các tranh chấp trên biển, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam vừa qua có nói Việt Nam đã chuẩn bị để đưa Trung Quốc ra trước các tòa án quốc tế. Thạc sĩ trình bày những điều gì và gợi ý cho những tranh tụng ra sao?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Sáng nay có cuộc tọa đàm và các học giả cũng trao đổi. Bản thân tôi cho rằng việc tranh chấp về tranh chấp Biển Đông này có nhiều vấn đề có thể giải quyết nhưng vướng nhiều chỗ. Thứ nhất nếu tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì đặc biệt cần có sự đồng thuận của tất cả các bên. Tức giải quyết thứ nhất có thể thông qua cơ quan gọi là Tòa án Công Lý Quốc tế-ICJ, thứ hai là Tòa án Thường Trực Trọng Tài Quốc tế -PCA. Những tòa này thì đòi hỏi sự đồng thuận của các bên tranh chấp mà Trung Quốc thì luôn luôn khước từ. Tuy nhiên, hôm nay (21/6) và hôm qua (20/6) cũng có sự trao đổi. Ví dụ như giáo sư Jerome Cohen từ Đại học New York thì cho rằng cũng cần phải đưa những vấn đề này ra. Và ông rất thất vọng khi mà Trung Quốc một mặt nói rằng tuân thủ luật pháp quốc tế; nhưng lại vướng vì đưa ra tòa là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế mà, nhưng tại sao Trung Quốc lại từ chối! Và có nhiều học giả, trong đó có ông Carlyle Thayer và một số người cũng yêu cầu Việt Nam cần đưa vấn đề này ra các định chế tài phán quốc tế. Tuy nhiên, cũng có nhiều giới hạn. Trong trao đổi hôm qua (20/6) ông luật sư Tạ Văn Tài từ Hoa Kỳ cho rằng có thể tìm cách kéo Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, giáo sư Eric Frank thì cho rằng là vẫn thiều điều kiện ‘sự đồng thuận của tất cả các bên’ , và Trung Quốc tìm cách né. Nhưng có khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa theo một tòa trọng tài được thành lập theo điều 7 của Công ước Luật Biển như Philippines đã làm năm 2013.
Tuy nhiên, giáo sư Eric Frank thì cho rằng là vẫn thiều điều kiện ‘sự đồng thuận của tất cả các bên’, và TQ tìm cách né. Nhưng có khả năng Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra tòa theo một tòa trọng tài được thành lập theo điều 7 của Công ước Luật Biển như Philippines đã làm năm 2013
Thạc sĩ Hoàng Việt
Tuy nhiên vẫn còn những vấn để đặt ra, thứ nhất là ý chí chính trị, đủ quyết tâm để làm chưa. Thứ hai là việc chuẩn bị cho vụ kiện đã đến đâu. Đó là những vấn đề được bàn trong hội thảo như vậy.5.11
Hội thảo khoa học chỉ đặt ra vấn đề thôi, còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố.
Gia Minh: Như thạc sĩ nói các học giả cũng nhắc đến bối cảnh tình hình hiện nay, vừa qua Trung Quốc  khi đệ trình lên Liên hiệp quốc, ngoài Công thư Phạm Văn Đồng năm 1958, còn đưa ra những bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây; hội thảo có nói đến và đưa ra những phản bác đối với những bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra như thế hay không?
Thạc sĩ Hoàng Việt: Cũng có nhắc tới. Điều này thì như thế này: phản bác thì phải xem xét mặt pháp lý như thế nào. Thứ nhất, phía Trung Quốc họ đưa ra những bằng chứng như thế gồm sách giáo khoa. Nếu đưa ra sách giáo khoa, tại sao Trung Quốc không đưa ra sách giáo khoa của tất cả các thời kỳ mà chỉ chọn có một. Ở Việt Nam có bao nhiêu sách giáo khoa và trong đó nói chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của ai. Nếu Trung Quốc chỉ chọn một ( sách giáo khoa) của một giai đoạn nào đó để làm bằng chứng thì không thuyết phục. Chưa kể là sách giáo khoa không phải đại diện của một quốc gia.
(Hội thảo) có nhắc tới nhưng không nhắc nhiều về vấn đề này mà nhắc nhiều đến vụ giàn khoan. Tuy nhiên các học giả cũng nhắc đến điều Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra diễn đàn Liên hiệp quốc về vấn đề này. Trước đây Trung Quốc luôn phản đối quốc tế hóa vấn đề, nhưng nay cho thấy Trung Quốc cũng đang thực tế quốc tế hóa vấn đề này; mà quốc tế hóa là việc mà không thể lảng tránh được.
Gia Minh: Cám ơn thạc sĩ Hoàng Việt.