21 juin 2014

Việt Nam chấp nhận 182, bác 45 trong số 227 khuyến nghị UPR

Chiều qua tại Geneve Việt Nam chấp nhận 182, bác bỏ 45 trong số 227 khuyến nghị.
Dưới đây là danh sách 227 khuyến nghị, trong đó 182 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận và 45 khuyến nghị bị bác (được bôi vàng) là các khuyến nghị số 5, 6, 7, 8, 15, 16, 27, 30, 40, 41, 42, 71, 72, 73, 91, 93, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 115, 116, 117, 118, 136, 151, 152, 160, 176, 177, 226.


Danh sách 227 khuyến nghị 
(để nguyên: Việt Nam ủng hộ và thi hành; bôi vàng VN bác bỏ)
  1. Tiếp tục các nỗ lực phê chuẩn các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên (Nicaragua)/ Cân nhắc ký và phê chuẩn các công ước nhân quyền chính (Albania)/ Tiếp tục tham gia các công ước nhân quyền (Azerbaijan)/ Phê chuẩn các công ước nhân quyền mà Việt Nam chưa tham gia (Niger);
  2. Trong khi thực thi Điều 69 Hiến Pháp, đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (Na Uy);
  3. Tiếp tục tăng cường những nỗ lực của Việt Nam để thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do căn bản được đảm bảo trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Hàn Quốc);
  4. Đảm bảo rằng bất kỳ luật nào quản lý internethttp://cdncache1-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png đều tuân thủ với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam với tư cách là một nước thành viên của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Bỉ);
  5. Cân nhắc phê chuẩn Nghị định thư thứ hai theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình (Djibouti);
  6. Phê chuẩn Nghị định thư thứ hai theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình (Bồ Đào Nha, Uruguay);
  7. Cân nhắc phê chuẩn nghị định thư tùy chọn theo Công ước về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) (Bồ Đào Nha);
  8. Phê chuẩn Nghị định thư tùy chọn thứ nhất theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị; Nghị định thư tùy chọn theo CAT và CPED (Bồ Đào Nha);
  9. Tiếp tục nỗ lực tham gia các công ước nhân quyền quốc tế, đặc biệt là Công ước Chống Tra tấn (Kazakhstan);
  10. Tiến hành các bước cần thiết để nhanh chóng phê chuẩn CAT (Đan Mạch);
  11. Đảm bảo nhanh chóng phê chuẩn CAT (Bỉ);
  12. Phê chuẩn CAT (Gabon, Mali, Slovakia)/Tham gia CAT (Togo);
  13. Phê chuẩn CAT nhanh chóng nhất có thể (Ba Lan, Thụy Sĩ);
  14. Nhanh chóng phê chuẩn và thực hiện CAT (Hoa Kỳ);
  15. Nhanh chóng phê chuẩn CAT và ký các nghị định thư tùy chọn của Công ước này (Pháp)/ Đảm bảo nhanh chóng phê chuẩn CAT và nghị định thư tùy chọn kèm theo (Cộng hòa Séc)/ Phê chuẩn CAT và Nghị định thư tùy chọn (Áo, Uruguay);
  16. Tiến hành một bước tiếp theo bằng cách trở thành thành viên của Nghị định thư tùy chọn theo CRC về thủ tục khiếu nại (Thái Lan);
  17. Rút lui các bảo lưu với ICERD và tiến hành những biện pháp cần thiết để chống các định kiến phân biệt đối xử hiệu quả hơn (Gabon);
  18. Cân nhắc phê chuẩn Công ước về Quyền của lao động di trú và thành viên gia đình họ (Ai Cập)/ Cân nhắc tham gia Công ước về Quyền của lao động di trú và thành viên gia đình họ (Algeria);
  19. Có những nỗ lực tiến bộ để rà soát pháp luật và chính sách trong nước trên quan điểm sẽ phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền của người lao động di trú và tất cả thành viên gia đình họ (Philippines);
  20. Hoàn tất việc phê chuẩn Công ước về Quyền của Người Khuyết tật (Thổ Nhĩ Kỳ);
  21. Phê chuẩn Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, Công ước Chống Tra tấn, Công ước về Bảo vệ tất cả mọi người khỏi mất tích cưỡng bức and Công ước về Quyền của lao động di trú và thành viên gia đình họ (Burkina Faso);
  22. Tiếp tục những nỗ lực đã được thực hiện để đảm bảo việc phê chuẩn Công ước về Bảo vệ tất cả mọi người khỏi mất tích cưỡng bức, cũng như những công ước nhân quyền cơ bản, mà Việt Nam chưa tham gia (Argentina);
  23. Cân nhắc việc phê chuẩn Công ước về Bảo vệ tất cả mọi người khỏi mất tích cưỡng bức (Uruguay)/ Tham gia Công ước về Bảo vệ tất cả mọi người khỏi mất tích cưỡng bức (Iraq);
  24. Cân nhắc việc phê chuẩn các công ước nhân quyền còn lại và Quy chế Romehttp://cdncache1-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png, và rút lui những bảo lưu hiện nay với các công ước mà Việt Nam đang là thành viên (Slovenia);
  25. Tiếp tục phê chuẩn các văn kiện nhân quyền, đặc biệt cân nhắc phê chuẩn quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (Romania [Rumani]);
  26. Cân nhắc việc phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (Hy Lạp, Uruguay)/ Cân nhắc khả năng tham gia Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (Italy)/ Phê chuẩn Quy chế Rome (Estonia);
  27. Phê chuẩn/ Tham gia Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế và thực thi đầy đủ quy chế ở cấp quốc gia, và tham gia Tham gia Hiệp định về Ưu đãi và Miễn trừ của Tòa án Hình sự quốc tế (Slovakia)/ Phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế và đưa luật pháp trong nước hoàn toàn phù hợp với tất cả nghĩa vụ thuộc Quy chế Rome (Latvia)/ Tham gia Quy chế Rome sửa đổi tại Hội nghị Kampala 2010 và đưa pháp luật trong nước phù hợp với tất cả nghĩa vụ thuộc Quy chế Rome (Liechtenstein);
  28. Cân nhắc việc phê chuẩn các công ước ILO khác như Công ước ILO số 189 về lao động gia đình (Uruguay);
  29. Hài hòa pháp luật, quy định và chính sách với Công ước LIO số 29 về lao động cưỡng bức và số 138 về lao động trẻ em (Uruguay);
  30. Tăng cường khuôn khổ pháp lý và thể chế bằng cách phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn và Nghị định thư tùy chọn kèm theo, Công ước Quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi mất tích cưỡng bức và Quy chế Rome (Tunisia);
  31. Tiếp tục quá trình rà soát Hiến pháp nhằm tăng cường hệ thống pháp lý và chính sách về nhân quyền (Mozambique);
  32. Tiếp tục xây dựng khuôn khổ chính sách nhân quyền (Sudan);
  33. Thực thi một hệ thống pháp lý cải thiện quyền con người của nông dân và những người khác làm việc ở khu vực nông thôn (Bolivia);
  34. Đảm bảo rằng Luật Hình sự 1999, Luật Tố tụng Hình sự 2003, và việc thực thi các luật này nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam (Na Uy);
  35. Tiếp tục tăng cường các cơ chế trong nước để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Nepal);
  36. Tiếp tục những nỗ lực tăng cường các khuôn khổ thể chế vì nhân quyền, bao gồm việc cân nhắc thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia theo hướng dẫn của Các nguyên tắc Paris (Indonesia);
  37. Cân nhắc thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia (Thái Lan);
  38. Thành lập một cơ quan quốc gia cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Morocco [Ma-rốc]);
  39. Thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập (Niger);
  40. Thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập theo Các nguyên tắc Paris (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha);
  41. Thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia tuân thủ Các nguyên tắc Paris (Congo, Pháp, Madagascar, Togo);
  42. Đẩy nhanh quá trình nhằm thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia tuân thủ Các Nguyên tắc Paris, và đưa ra lời mời ngỏ với Các thủ tục Đặc biệt (Tunisia);
  43. Tiếp tục cải thiện hơn nữa việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong nước (Azerbaijan);
  44. Nâng cao nhận thức nhân dân về luật pháp và các quy định để họ có thể thực hành quyền của mình hiệu quả và phù hợp hơn (Bhutan);
  45. Tiếp tục những nố lực thúc dẩy và bảo vệ quyền của tất cả các bộ phận dân cư (Nepal)
  46. Tiếp tục những nỗ lực của chính phủ để đảm bảo việc thực thi quyền lực của, với và vì nhân dân Việt Nam (Cubahttp://cdncache1-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png);
  47. Tăng cường chính sách bảo vệ trẻ em, các nhóm dễ bị tổn thường và thiệt thòi (Madagascar);
  48. Thực hiện những biện pháp hiệu quả để đảm bảo tốt hơn quyền của những nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, và người khuyết tật (Myanmar);
  49. Tiếp tục thực hiện những biện pháp phù hợp và cung cấp những nguồn lực phù hợp để đảm bảo các quyền kinh tế xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương (Madagascar);
  50. Duy trì những nỗ lực đã tiến hành để xác định các vi phạm nhân quyền (Djibouti);
  51. Tiếp tục những biện pháp nhằm tăng cường năng lực của các cơ chế nhân quyền trong nước (Uzbekistan);
  52. Xây dựng năng lực của các thể chế và cơ chế trong nước để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong việc việc thực thi các công ước nhân quyền quốc tế (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên);
  53. Thu hút và hỗ trợ tốt hơn sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên);
  54. Xây dựng năng lực cho cán bộ làm những công việc liên quan đến bảo vệ quyền của những nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và người khuyết tật (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên);
  55. Tiếp tục các chính sách nhằm giảm bất bình đẳng trong tiếp cận thụ hưởng đầy đủ quyền con người của các nhóm xã hội, với chú ý đặc biệt đến phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật (Kazakhstan);
  56. Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi (Liên bang Nga);
  57. Tiếp tục cải thiện mức sống của người nghèo và những người sống ở vùng hẻo lánh khó tiếp cận (Venezuela);
  58. Tiếp tục nâng cao nhận thức của dân chúng thông qua các chương trình giáo dục nhân quyền (Mali);
  59. Tiếp tục hỗ trợ giáo dục nhân quyền ở tất cả các bậc trong hệ thống giáo dục thông qua các biện pháp và nội dung phù hợp (Ai Cập);
  60. Tăng cường hơn nữa những nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục nhân quyền và đẩy mạnh một văn hóa nhân quyền (Uzbekistan);
  61. Tiếp tục phổ biến và đào tạo về Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và các công ước nhân quyền khác (Venezuela);
  62. Tiếp tục làm việc để giới thiệu các chương trình nâng cao nhận thức và giáo dục về nhân quyền vào chương trình phổ thông và đại học và tổ chức các chương trình phù hợp cho công chức viên chức (Belarus);
  63. Tăng cường giáo dục nhân quyền để đảm bảo người dân được biết rõ hơn (Djibouti);
  64. Tăng cường giáo dục về nhân quyền để nâng cao nhận thức công chúng và năng lực của các cơ quan liên quan để đảm bảo tốt hơn quyền và tự do căn bản của nhân dân trong pháp quyền của quốc gia (Myanmar);
  65. Tăng cường giáo dục nhân quyền bằng các chương trình đặc biệt cho những cán bộ hành pháp và tư pháp (Morocco [Ma-rốc]);
  66. Cân nhắc hợp tác hơn nữa với các cơ chế giám sát nhân quyền quốc tế, bao gồm các ủy ban công ước và các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (Turkmenistan);
  67. Tiếp tục hợp tác với Cao ủy Nhân quyền, các ủy ban công ước và các chuyên gia thuộc các thủ tục đặc biệt (Chad [Sát]);
  68. Tăng cường hơn nữa hợp tác với các cơ chế nhân quyền, cải thiện việc tuân thủ với các cơ chế báo cáo của các ủy ban công ước và cân nhắc việc tham gia Nghị định thư Tùy chọn thứ nhất của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Ba Lan);
  69. Đáp ứng đầy đủ các khuyến nghị và các vấn đề quan tâm của Ủy ban Quyền Trẻ em về lạm dụng trẻ em và phân bổ nguồn lực kinh tế (Albania);
  70. Cân nhắc đưa ra lời mời ngỏ với các thủ tục đặc biệt (Slovenia)/ Cân nhắc đưa ra lời mời ngỏ với tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (Latvia);
  71. Đưa ra lời mời ngỏ với các thủ tục đặc biệt (Áo)/ Đưa ra lời mời ngỏ với tất cả các thủ tục đặc biệt (Cộng hòa Séc, Anh, Hy Lạp )/ Mời lời mời ngỏ với tất cả các thủ tục đặc biệt theo chuyên đề (Montenegro)/ Mời lời mời ngỏ với tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền (Uruguay);
  72. Mời ngỏ tất cả các chuyên gia thuộc các thủ tục đặc biệt như một dấu hiệu thiện chí hợp tác đầy đủ với tất cả các cơ chế nhân quyền (Đức);
  73. Chấp nhận tất cả các yêu cầu còn ngỏ và yêu cầu mới của các chuyên gia thuộc các thủ tục đặc biệt muốn đến thăm quốc gia (Hungary);
  74. Phúc đáp tích cực với yêu cầu của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt đề nghị đến thăm (Mexico);
  75. Tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ chế nhân quyền LHQ vì bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (Azerbaijan);
  76. Tiếp tục hợp tác với tất cả các cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (Romania [Rumani]);
  77. Làm việc để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền (Turkmenistan);
  78. Tích cực tham gia công việc của Hội đồng Nhân quyền trên cơ sở đối thoại và hợp tác để đóng góp nhằm tăng cường năng lực, tính hiệu quả, minh bạch và khách quan của Hội đồng (Pakistan);
  79. Xúc tiến việc hoàn thành các cam kết tự nguyện với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, đặc biệt thông qua việc tăng cường các nguồn lực để đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi cho công dân của mình cũng như các quyền của những nhóm dễ bị tổn thương (Brunei);
  80. Tiếp tục nỗ lực trong việc thực thi Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới (Campuchia)
  81. Tăng cường hơn nữa nhận thức của người dân về các vấn đề giới (Campuchia);
  82. Làm việc về các chính sách và chiến lược để đảm bảo nâng cao nhận thức về các vấn đề giới (Ethiopia);
  83. Tăng cường rõ rệt những nỗ lực để nâng cao nhận thức trong dân chúng về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái (Liechtenstein);
  84. Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với trẻ em gái, và đảm bảo lồng ghép giới trong tất cả các chính sách và chương trình chống phân biệt đối xử (Slovenia);
  85. Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em để nâng cao vị thế của phụ nữ trong đời sống kinh tế, xã hội và gia đình, và chống lại bạo lực với phụ nữ (Trung Quốc);
  86. Tiếp tục thực thi các chính sách để xóa bỏ phân biệt đối xử với những người thuộc các nhóm yếu thế, bao gồm việc cung cấp cho họ tiếp cận với an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở (Serbia);
  87. Chống phân biệt đối xử với phụ nữ thông qua các quy định pháp lý về chống buôn người; bằng việc đảm bảo phụ nữ có các quyền về đất trong Luật Đất đai; và bằng việc giảm thiểu bạo lực và bạo lực với các quyền về sức khỏe sinh sản (Hà Lan);
  88. Thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới (Chile);
  89. Tiếp tục giảm phạm vi hình phạt tử hình (Bỉ);
  90. Tiếp tục làm việc hướng đến giảm số tội có mức án tử hình (Namibia);
  91. Giảm số tội bị trừng phạt bằng cái chết đến tháng 12 năm 2014 (Anh);
  92. Giảm danh sách các tội hình sự có thể bị trừng phạt bằng án tử hình, cụ thể với các tội phạm kinh tế và các tội liên quan đến ma túy, và xem xét khả năng đưa ra một luật hoãn áp dụng án tử hình (Thụy Sĩ);
  93. Giảm hơn nữa số tội áp dụng án tử hình và công bố con số án tử hình (Đức);
  94. Cân nhắc ít nhất là hạn chế hơn nữa việc sử dụng án tử hình, chỉ áp dụng với các tội nghiêm trọng, như quy định trong điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị trên quan điểm nhanh chóng thông qua một lệnh hoãn áp dụng trên thực tế các cuộc xử tử (Italy);
  95. Tiếp tục cải cách hướng đến từ bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình, bao gồm việc tăng tính minh bạch xung quanh việc sử dụng hình phạt tử hình (New Zealand);
  96. Cân nhắc từ bỏ hình phạt tử hình trong tương lai gần (Hy Lạp);
  97. Cân nhắc đưa ra luật hoãn áp dụng án tử hình (Ecuador);
  98. Cân nhắc luật hoãn hình phạt tử hình với quan điểm sẽ từ bỏ hình phạt này (Slovenia);
  99. Cân nhắc một luật hoãn áp dụng hình phạt tử hình với quan điểm sẽ từ bỏ hình phạt này (Namibia);
  100. Cân nhắc áp dụng hoãn thi hành án tử hình trong khi đánh giá khả năng thông qua Nghị định thư tùy chọn thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình (Brazil);
  101. Tiếp tục làm việc hướng đến từ bỏ án tử hình và cân nhắc thông qua một luật hoãn áp dụng án tử hình có hiệu lực ngay lập tức (Bồ Đào Nha);
  102. Lại đưa ra một lệnh hoãn xử tử với quan điểm xóa bỏ án tử hình (Cộng hòa Séc);
  103. Thiết lập một lệnh hoãn xử tử với quan điểm xóa bỏ án tử hình trong pháp luật hình sự và phê chuẩn Nghị định thư tùy chọn thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Australia  [Úc]);
  104. Thiết lập một lệnh hoãn án tử hình với quan điểm để trở thành thành viên của Nghị định tùy chọn thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, và tiếp tục những nỗ lực giữ vững tất cả các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm các quyền dân sự và chính trị (Estonia)
  105. Thiết lập một lệnh hoãn áp dụng hình phạt tử hình với quan điểm từ bỏ hình phạt này, và cùng lúc, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng với tất cả các trường hợp án tử hình (Lithuania);
  106. Thiết lập một lệnh hoãn xử tử với quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình (Pháp);
  107. Thiết lập một lệnh chính thức hoãn sử dụng hình phạt tử hình trên quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình (Montenegro);
  108. Thiết lập một lệnh hoãn xử tử với quan điểm hoàn toàn từ bỏ trừng phạt tử hình (Bỉ);
  109. Hình thành một lệnh hoãn áp dụng hình phạt tử hình (Togo);
  110. Ngay lập tức thông qua một lệnh hoãn án tử hình như là bước đầu tiên hướng đến từ bỏ hình phạt này (Áo);
  111. Thông qua một lệnh vĩnh viễn ngừng áp dụng án tử hình và giảm hình phạt cho những người chịu án hiện nay để đạt được việc từ bỏ hoàn toàn hình phạt (Tây Ban Nha);
  112. Tuyên bố một lệnh hoãn áp dụng hình phạt tử hình; cho đến khi đó, nhanh chóng giảm số tội danh phải chịu án tử hình và công bố thống kê về việc sử dụng án tử hình ở Việt Nam (Thụy Điển);
  113. Công bố thông tin chính xác về danh tính và số người chịu án tử hình đang chờ thi hành án (Bỉ);
  114. Tiếp tục sử dụng quyền chủ quyền trong áp dụng hình phạt tử hình như một công cụ của công lý hình sự tuân theo các biện pháp đảm bảo phù hợp quy định trong luật nhân quyền quốc tế (Ai Cập);
  115. Cân nhắc quan điểm của Nhóm làm việc về Bắt giữ sai trái về thả khoảng 30 người đang bị giam giữ sai trái kể từ lần UPR trước (Thụy Sĩ);
  116. Thực thi quan điểm của Nhóm làm việc về Bắt giữ sai trái với các cá nhân và thả các cá nhân liên quan (New Zealand);
  117. Thả ngay lập tức tất cả các tù nhân đang bị giam giữ sai trái và bồi thường cho họ theo yêu cầu của Nhóm làm việc về bắt giữ sai trái (Đức);
  118. Sửa lại các luật mơ hồ về an ninh quốc gia đã được dùng để đàn áp các quyền phổ quát, và trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức (Hoa Kỳ);
  119. Đảm bảo trong luật và thực tế việc bảo vệ phụ nữ với tất cả các hình thức bạo lực (Canada);
  120. Tăng cường hệ thống quốc gia về điều tra các khiếu nại về lạm dụng và sao nhãng trẻ em, xóa bỏ bạo lực với trẻ em, và thiết lập các chính sách để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực (Ba Lan);
  121. Xây dựng các biện pháp thay thế về tước tự do đối với trẻ em, và cung cấp cho trẻ em các chương trình phục hồi và tái hòa nhập (Cộng hòa Moldova);
  122. Theo đuổi những nỗ lực chống buôn người, đặc biệt là phụ nữ (Yemen);
  123. Tiếp tục tích cực tham gia vào các cơ chế nhân quyền khu vực, đặc biệt là những cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và chống buôn bán người (Philippines);
  124. Tiến hành các biện pháp đặt trọng tâm là với các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em, để ngăn chặn buôn bán người để bóc lột lao động và tình dục (Cộng hòa Moldova);
  125. Tăng cường các hành động chống mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em và sử dụng trẻ em trong thương mại tình dục, theo kế hoạch hành động 2011-2015 chống mại dâm (Mexico);
  126. Tăng cường hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị buôn bán, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ (Ấn Độ)
  127. Đẩy nhanh việc thực thi cải cách hệ thống tư pháp và tăng cường trong hệ thống một văn hóa tôn trọng một cách có hệ thống với nhân quyền (Cabo Verde);
  128. Tiếp tục tiến hành các biện pháp đảm bảo pháp quyền, bao gồm thiết lập một hệ thống tư pháp hình sự có chú trọng đầy đủ đến nhân quyền (Nhật Bản);
  129. Tiếp tục to tăng cường pháp quyền, hệ thống luật pháp và tư pháp và các cơ chế trong nước để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền (Malaysia);
  130. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tư pháp trên các nguyên tắc về tính độc lập của thẩm phán và công tố và đảm bảo tiếp cận bình đẳng với hệ thống công lý cho tất cả mọi người (Serbia);
  131. Theo đuổi những nỗ lực trong lĩnh vực cải cách tư pháp và nâng cấp các luật để phản ánh nguyện vọng và mối quan tâm của tất cả các bộ phận trong xã hội (Cộng hòa Ảrập Syria);
  132. Tăng cường hệ thống tư pháp và tiến hành những biện pháp hiệu quả chống lại đói nghèo (Angola);
  133. Tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền của các công dân bình đẳng trước pháp luật, được suy đoán vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, và xét xử công bằng, cũng như quyền tự do không bị bắt hoặc giam giữ sai trái (Canada);
  134. Đảm bảo quyền của tất cả mọi người về xét xử công bằng và, đặc biệt là, cho phép quan sát viên hiện diện không hạn chế tại các phiên xét xử của tòa án (Luxembourg);
  135. Đảm bảo rằng các thủ tục có hiệu quả và các cơ chế có tính phản hồi và trách nhiệm để đảm bảo tiếp cận với luật sư bình đẳng và hiệu quả ở tất cả các bước  trong thủ tục pháp lý (Đan Mạch);
  136. Cung cấp công khai thông tin về số trại giam, bao gồm các trung tâm lưu giữ hành chính để điều trị ma túy được thành lập do cơ quan an ninh, quân sự và Bộ Lao động, về số người bị giữ trong các trại này; cũng như tất cả các hình thức lao động mà người bị giữ có tham gia (Áo);
  137. Đảm bảo quyền của gia đình được thăm và hỗ trợ pháp lý, đặc biệt trong quá trình điều tra của cảnh sát (Thụy Sĩ);
  138. Cung cấp, theo  nghĩa vụ của Việt Nam với các công ước nhân quyền quốc tế, biện pháp bảo vệ hiệu quả cho gia đình với tư cách là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội (Ai Cập);
  139. Điều chỉnh khuôn khổ pháp lý và các quy định để phù hợp với các tiêu chuẩn chuẩn nhân quyền quốc tế nhằm đảm bảo tự do tôn giáo (Chile);
  140. Tiếp tục các chính sách và chương trình thúc đẩy hòa hợp và khoan dung tôn giáo trong xã hội (Singapore);
  141. Khuyến khích Việt Nam tiếp tục cải thiện các điều kiện thờ tự cho tất cả mọi người, tăng cường trao đổi về luật lệ, và phổ biến các giá trị khoan dung và hòa bình với quan điểm xây dựng các nguyên tắc đối thoại liên tín ngưỡng (UAE);
  142. Thông qua các biện pháp mạnh hơn nhằm đảm bảo tốt hơn tự do tôn giáo, đặc biệt bằng cách xóa bỏ các trở ngại hành chính và quan liêu đang cản trở các hoạt động của các cộng đồng và các nhóm tôn giáo (Italy);
  143. Giảm các trở ngại hành chính và yêu cầu đăng ký có thể áp dụng cho các hoạt động tôn giáo hòa bình của các nhóm tôn giáo có đăng ký hoặc không đăng ký nhằm đảm bảo tự do ton giáo và tín ngưỡng (Canada);
  144. Thực thi hơn nữa các biện pháp nhằm thúc đẩy tự do biểu đạt và hội họp và tự do truyền thông phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế tiến bộ nhất (Italy);
  145. Tiến hành tất cả các hành động để tôn trọng và thúc đẩy quyền tự do biểu đạt, hội họp và hiệp hội hòa bình phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam (Lithuania);
  146. Tích cực thúc đẩy các bước để đảm bảo tự do biểu đạt, cũng như tự do và độc lập của báo chí, bao gồm trên internet (Nhật Bản);
  147. Đảm bảo rằng Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình về tự do biểu đạt, tôn giáo và hội họp (Bỉ);
  148. Cho phép các blogger, nhà báo và những người sử dụng internet và các NGO thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đặc biệt bằng cách đảm bảo các luật về internet tuân thủ tự do biểu đạt và thông tin (Hà Lan);
  149. Bảo vệ và đảm bảo việc tôn trọng tự do thông tin và biểu đạt, đặc biệt với nhà báo, blogger và những người bảo vệ nhân quyền, và tiến hành rà soát các quy định pháp luật điều chính báo chí để đảm bảo sự tuân thủ của Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế (Luxembourg);
  150. Tiến hành các bước để sửa đổi Luật Hình sự để đảm bảo luật này không thể được áp dụng một cách sai trái nhằm ngăn chặn tự do biểu đạt (Phần Lan);
  151. Rút lại hoặc sửa đổi các quy định không rõ ràng về an ninh quốc gia trong Luật Hình sự để ngăn ngừa các quy định đó có thể bị áp dụng một cách sai trái nhằm bót nghẹt những bất đồng và thảo luận chính đáng và hòa bình và tự do biểu đạt (Đan Mạch);
  152. Rút lại hoặc sửa Luật Hình sự liên quan đến an ninh quốc gia đặc biệt là các điều 79, 88 và 258, nhằm ngăn chặn những điều này được áp dụng một cách sai trái nhằm cản trở tự do quan điểm và biểu đạt, bao gồm trên internet (Pháp);
  153. Bảo vệ tự do biểu đạt cả trên mạng internet và ngoài mạng bằng cách đưa các quy định pháp luật như Nghị định 2 và 72 tuân thủ luật nhân quyền quốc tế (New Zealand);
  154. Sửa đổi Nghị định 72 và Nghị định 174 về quản lý, cung cấp và sử dụng internet, để đảm bảo sự nhất quán của các văn bản này với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế, cụ thể là với điều 19, 21 và 22 của Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Ireland [Ai-len]);
  155. Đảm bảo rằng về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trực tuyến, được áp dụng theo cách không hạn chế quyền cá nhân nói lên quan điểm của họ trên mạng (Phần Lan);
  156. Dành không gian cho truyền thông không phải của nhà nước, và làm cho các điều 79, 88 và 258 Luật Hình sự cụ thể hơn và nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt (Australia [Úc]);
  157. Sửa đổi các quy định về các tội danh vi phạm an ninh quốc gia có thể làm hạn chế tự do biểu đạt, bao gồm trên internet, đặc biệt liên quan đến các điều 79, 88 và 258 của Luật Hình sự, để đảm bảo tuân thủ với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bao gồm nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Canada);
  158. Tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm thông qua internet (Brazil);
  159. Tiến hành các biện pháp cho phép không hạn chế tiếp cận và sử dụng internet với tất cả công dân và đảm bảo tiến hành các biện pháp để đảm bảo tự do quan điểm và biểu đạt với mọi người, cũng như tự do báo chí và truyền thông trong nước (Estonia);
  160. Tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo bảo vệ hiệu quả quyền tự do biểu đạt và thông tin, cũng như tính độc lập của truyền thông và thả tất cả những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và những người bất đồng tôn giáo và chính trị đang bị giữ vì họ đã biểu đạt quan điểm một cách hòa bình (Cộng hòa Séc);
  161. Đảm bảo quyền tự do biểu đạt, cả trong và ngoài mạng internet, và đưa nghị định 72 vào phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế (Áo);
  162. Dành cho các cá nhân, các nhóm và các bộ phận của xã hội sự công nhận và chính danh trong việc thúc đẩy nhân quyền và biểu đạt quan điểm của họ hoặc sự bất đồng của họ một cách công khai (Na Uy);
  163. Đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cho phép truyền thông quốc gia và quốc tế hoạt động tự do và độc lập theo nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Na Uy);
  164. Cùng với những cam kết trước kia của Việt Nam, tiến hành tất cả biện pháp để đảm bảo tự do biểu đạt, bao gồm trên internet, được đảm bảo đầy đủ trong luật và thực tế bằng cách đưa các quy định pháp lý phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Hungary);
  165. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tự do biểu đạt, cả trên mạng internet và bên ngoài, tự do hội họp, và tự do tôn giáo và tín ngưỡng (Ba Lan);
  166. Đảm bảo rằng tự do biểu đạt được bảo vệ cả trên mạng và bên ngoài và sửa đổi hoặc xóa bỏ các quy định mơ hồ trong luật hình sự, cũng như với các quy định pháp luật mới để đảm bảo các hạn chế tự do biểu đạt tuân thủ chặt chẽ Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Thụy Điển);
  167. Đảm bảo một môi trường phù hợp cho các hoạt động của những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và các tác nhân xã hội dân sự khác (Tunisia);
  168. Thực thi một cách hiệu quả hơn các khuyến nghị về đảm bảo quyền tự do biểu đạt (Chile);
  169. Khuyến khích kiện toàn các NGO bằng việc thúc đẩy một khuôn khổ pháp lý,, hành chính và tài chính, trong đó các tổ chức NGO có thể được tạo ra và phát triển, và thực hiện hoạt động của họ mà không có bất kỳ cản trở nào, và có tự do biểu đạt (Tây Ban Nha);
  170. Duy trì đà phát triển truyền thông đại chúng, bao gồm internet, cũng như bảo vệ tự do biểu đạt (Pakistan);
  171. Hoàn thành các nghĩa vụ quy định bởi Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và đảm bảo đầy đủ tự do hội họp và tự do biểu đạt trên internet cũng như bên ngoài với tất cả công dân của mình (Đức);
  172. Tiến hành các biện pháp để đảm bảo tự do hiệp hội, hội họp và biểu tình hòa bình (Pháp);
  173. Tạo điều kiện cho sự phát triển một môi trường an toàn và thuận lợi cho tất cả các tác nhân xã hội dân sự để tự do hiệp hội và biểu đạt quan điểm của họ, bằng các quy định pháp lý trong nước không được sử dụng để bóp nghẹt  những bất đồng hòa bình và chính đáng (Ireland [Ai-len]);
  174. Tiến hành những bước chắc chắn để tạo một môi trường thân thiện cho các NGO, bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho các yêu cầu đăng ký của họ (Cộng hòa Séc);
  175. Thông qua các luật để tạo thuận lợi cho và điều chỉnh tự do hội họp và biểu tình phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Australia);
  176. Thông qua các biện pháp để chấm dứt việc truy bắt những người biểu tình hòa bình (Hy Lạp);
  177. Tăng cường sự tham gia chính trị bình đẳng cho công dân của mình, bao gồm tiến hành các bước hướng đến dân chủ đa đảng (Cộng hòa Séc);
  178. Làm sâu hơn dân chủ cơ sở và hỗ trợ tốt hơn quyền của nhân dân tham gia vào việc xây dựng và thực thi chính sách, như tham gia vào các tổ chức chính trị và xã hội trong lĩnh vực nhân quyền (Myanmar);
  179. Tiến hành các biện pháp đảm  bảo sự tham gia của phụ  nữ trong các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp (Pakistan);
  180. Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và thực thi các luật cấm lao động cưỡng bức (Hoa Kỳ);
  181. Tiếp tục các nỗ lực tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy một khuôn khổ pháp lý cho thị trường lao động (Cộng hòa Ảrập Syria);
  182. Nghiên cứu và xây dựng một hệ thống dịch vụ công hiệu quả và thuận tiện hơn, đặc biệt trong bảo hiểm xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế và hỗ trợ pháp lý (Đông Timor);
  183. Tiếp tục tiến hành  mọi nỗ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, tăng cường hơn nữa mức độ an sinh xã hội và thúc đẩy tốt hơn sinh kế của nhân dân (Trung Quốc);
  184. Tăng nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực tài chính từ hợp tác quốc tế để thực thi các chính sách về an sinh xã hội (Đông Timor);
  185. Cải thiện tiếp cận của những nhóm yếu thế với an sinh xã hội (Nhà nước Palestine);
  186. Tiếp tục thực thi các chính sách và chương trình hỗ trợ  người nghèo, cải thiện tiêu chuẩn sống của họ và đảm bảo họ tiếp cận được với an sinh xã hội (Cộng hòa Ảrập Syria);
  187. Tiếp tục các biện pháp phù hợp để đảm bảo thực thi các quyền kinh tế – xã hội của nhân dân và để cung cấp nguồn lực thích đáng cho các nhóm dễ bị tổn thương đang đối diện với những thách thức kinh tế (Cộng hòa Hồi giáo Iran);
  188. Tiếp tục các nỗ lực của Việt Nam để cải thiện tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, nhà ở và y tế (Singapore);
  189. Chú trọng giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập, cung cấp cơ hội bình đẳng trong giáo dục và việc làm, và cải thiện an sinh xã hội và các dịch vụ y tế cho tất cả các bộ phận nhân dân (Thổ Nhĩ Kỳ);
  190. Tiếp tục tiến hành các biện pháp đảm bảo giảm nghèo và tiếp cận phổ cập các dịch vụ y tế và giáo dục (Cuba);
  191. Mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho các gia đình nghèo (Kyrgyzstan);
  192. Có những nỗ lực lớn hơn nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em (Ethiopia);
  193. Đảm bảo giáo dục miễn phí trong thực tế (Kyrgyzstan)
  194. Cải thiện những nỗ lực trong cải cách giáo dục tiến tới một chính sách giáo dục toàn diện với chú ý đặc biệt đến các nhóm dễ bị thương tổn, bao gồm trẻ em, người khuyết tật và thiểu số (Cộng hòa Hồi giáo Iran);
  195. Phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục và chính sách y tế trong nước (Kazakhstan);
  196. Mở rộng hơn nữa các nỗ lực cung cấp cho  mọi công dân của mình tiếp cận với trường học và đảm bảo thụ hưởng bình đẳng quyền giáo dục, và tăng các chương trình giáo dục song ngữ (Afghanistan);
  197. Tăng cường các hoạt động chú trọng vùng nông thôn bằng cách tập trung cho giáo dục và ngăn ngừa trẻ em yếu thế bỏ học (Senegal);
  198. Tiếp tục tăng cường đầu tư vào giáo dục và y tế thông qua các chính sách xã hội hiệu quả (Venezuela);
  199. Tiếp tục tăng cường nỗ lực cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế chất lượng cao cho dân cư, bao gồm ở những vùng nông thôn hẻo lánh (Belarus);
  200. Tiếp tục nỗ lực giảm bất bình đẳng trong giáo dục, đặt biệt là khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng thành thị và nông thôn (Bhutan);
  201. Tiếp tục cải thiện tiếp cận giáo dục ở các vùng nông thôn (Ấn Độ);
  202. Tăng đầu tư nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng trong giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng hẻo lánh hoặc vùng dân tộc thiểu số, cũng như đầu tư nhằm tăng cường giáo dục nội dung của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và các công ước nhân quyền khác (Nhà nước Palestine);
  203. Tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục ở các vùng nông thôn và miền núi, và cân nhắc tăng trợ cấp dành cho giáo dục ở những vùng này (Algeria);
  204. Tiếp tục nỗ lực vượt qua những thách thức trong cải thiện chất lượng giáo dục và đóng khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và khu vực hẻo lánh (Cộng hòa Ảrập Syria);
  205. Tiếp tục các nỗ lực của Việt Nam để đảm bảo quyền của người khuyết tật, bao gồm thông qua việc hoàn tất phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật (Indonesia);
  206. Tiếp tục nỗ lực thông qua các biện pháp cần thiết phù hợp để đảm bảo người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, tiếp cận được với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cần thiết, và chống bất kỳ sự phân biệt đối xử nào với họ (Libya);
  207. Tiếp tục tăng cường những biện pháp nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử và định kiến xã hội với người dân tộc thiểu số và người khuyết tật (Argentina);
  208. Tiếp tục nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số (Ecuador);
  209. Xây dựng các chính sách phù hợp và các biện pháp để hỗ trợ các dân tộc thiểu số một cách hiệu quả (Cộng hòa Hồi giáo Iran);
  210. Tiếp tục làm việc với các chương trình quốc gia nhằm bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số của đất nước (Nicaragua);
  211. Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức để thay đổi cách nhìn về người thuộc các dân tộc thiểu số, và giải quyết tình trạng thiếu một khuôn khổ pháp lý được xây dựng để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử (Congo);
  212. Tiến hành thêm các biện pháp phù hợp để cung cấp giáo dục cho các dân tộc thiểu số (Nam Sudan);
  213. Đảm bảo không trì hoãn việc bảo vệ hiệu quả quyền của các nhóm thiểu số về dân tộc và tôn giáo (Cabo Verde);
  214. Tôn trọng quyền của những người thiểu số về dân tộc và tôn giáo và tiến hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và giảm đối xử tàn bạo, cưỡng chế và tịch thu tài sản của họ (Mexico);
  215. Chống đói nghèo ở lao động di trú (Kyrgyzstan);
  216. Tiếp tục nỗ lực của mình trong việc thiết lập một khuôn khổ phát triển rộng rãi, bền vững có tính tham gia nhằm vươn đến những nhóm yếu thế trong xã hội (Ethiopia);
  217. Thông qua những chính sách cho phép sự tham gia tích cực của các cộng đồng thiểu số thông qua tham vấn và tham gia vào các quá trình ra quyết định về những lĩnh vực ảnh hưởng đến họ, đặc biệt về các vấn đề phát triển (Namibia);
  218. Tiếp tục các chương trình phát triển đặt biệt ở những vùng nông thôn (Omanhttp://cdncache1-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png);
  219. Tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của công dân trong các quá trình ra quyết định (Nicaragua);
  220. Tiếp tục các nỗ lực giảm nghèo quốc gia (Sudan);
  221. Tiếp tục các nỗ lực của mình một cách có hệ thống để đảm bảo việc xóa bỏ đói và nghèo cùng cực (Hy Lạp);
  222. Tiếp tục tiến hành các bước để dần dần giảm khoảng cách về mức sống giữa các vùng thành thị và nông thôn (Ấn Độ);
  223. Tiến hành các biện pháp hơn nữa nhằm đảm bảo giảm nghèo bình đẳng và bền vững, với chú ý đặc biệt tới các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt ở vùng nông thôn (Sri Lankahttp://cdncache1-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png);
  224. Giảm sự khác biệt trong chất lượng giáo dục giữa thành thị, nông thôn, khu vực hẻo lánh hoặc các vùng dân tộc thiểu số sinh sống (Morocco [Ma-rốc]);
  225. Chiahttp://cdncache1-a.akamaihd.net/items/it/img/arrow-10x10.png sẻ kinh nghiệm thành công về giảm nghèo, an ninh lương thực và cuộc chiến chống bệnh dịch (Venezuela);
  226. Khám phá khả năng hỗ trợ kỹ thuật, ví dụ thông qua Nhóm làm việc về Hỗ trợ và Bảo vệ Xã hội dân sự của Cộng đồng các nền dân chủ (Canada);
  227. Tham gia tích cực vào các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vực nhân quyền (Turkmenistan).