02 mai 2015

Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai xuống Biển Đông


Đông Bình

 
Ngày 30 tháng 4 năm 2015, Trung Quốc đưa
giàn khoan nước sâu thứ hai có tên Hưng Vượng xuống Biển Đông
(GDVN) - Giàn khoan này hoạt động sâu nhất là 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m..., nhưng Trung Quốc chưa cho biết vị trí hoạt động cụ thể.
Trung Quốc điều tàu - máy bay xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa của Việt NamVệ tinh phát hiện Trung Quốc xây dựng quy mô đảo nhân tạo ở Biển ĐôngBiển Đông: Hạm đội Nam Hải tập trận trước khi Vương Nghị nói tới hòa bìnhMáy bay P-8A Mỹ quay chụp trực tiếp tàu khu trục Type 052C Trung Quốc


Tân Hoa xã ngày 30 tháng 4 đưa tin, 10 giờ 18 phút ngày 30 tháng 4 năm 2015, giàn khoan nửa chìm nước sâu Hưng Vượng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã rời Yên Đài, khởi hành đến Biển Đông hoạt động.

Theo bài báo, hệ thống định vị động lực độc đáo của nó có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bão cấp 12 ở Biển Đông.

Bài báo cho hay, Hưng Vượng là giàn khoan nước sâu nửa chìm thứ tư do công ty CIMC Raffles bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc. Giàn khoan này hoạt động sâu nhất là 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu là 5.000 tấn.

Giàn khoan này từ khi ký kết hợp đồng đến khi bàn giao chỉ có 35 tháng. Việc bàn giao giàn khoan cho thấy, nhà máy chế tạo của Trung Quốc đã trở thành một thế lực quan trọng trong ngành chế tạo loại thiết bị này trên thế giới.

Đến đây, công ty CIMC Raffles đã có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đến các vùng biển trên thế giới như biển Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.
 
Ngày 30 tháng 4 năm 2015, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai Hưng Vượng xuống Biển Đông
 
Phó tổng giám đốc của CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan Hưng Vượng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc gia nhập "tàu chủ lực" nước sâu không chỉ cho thấy, Yên Đài-Sơn Đông hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho khai thác dầu khí nước sâu của Trung Quốc, mà còn thể hiện thành quả quan trọng của phát triển khu kinh tế xanh và chuyển đổi nâng cấp ngành nghề của bán đảo Sơn Đông.

Theo tờ “Nhật báo Khoa học công nghệ” Trung Quốc ngày 1 tháng 5, giàn khoan Hưng Vượng là giàn khoan thứ hai (sau giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981) gia nhập hạm đội nước sâu Biển Đông của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc, được bàn giao vào ngày 19 tháng 11 năm 2014, từ đó nó đã tích cực chuẩn bị cho hoạt động ở Biển Đông.

Theo bài báo, để tăng cường khả năng thích ứng cho hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao trên Biển Đông, giàn khoan này đã được tăng cường khả năng làm lạnh và thông gió…; ngoài ra, còn lắp đặt rất nhiều thiết bị như hệ thống ROV, hệ thống liên quan đến bùn nhão, bảo đảm cho giàn khoan đến Biển Đông là có thể trực tiếp mở khoan.
 
Ngày 30 tháng 4 năm 2015, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai Hưng Vượng xuống Biển Đông
 
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, kéo theo cả một lực lượng quân sự, bán quân sự khồng lồ vào đe dọa vũ lực đối với Việt Nam - PV.

Hành động phi pháp này của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền, quyền lợi biển của Việt Nam dựa trên luật pháp quốc tế, làm cho quan hệ song phương trượt dốc; đồng thời đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, đe dọa nghiêm trọng luật pháp quốc tế - PV.

Năm nay (2015), Trung Quốc lại đưa giàn khoan nước sâu Hưng Vượng xuống Biển Đông, tuy nhiên họ chưa nói rõ hoạt động ở vùng biển nào, vị trí hạ đặt ở đâu. Nếu Trung Quốc tiếp diễn các hành động bất hợp pháp như năm 2014 thì phải kiên quyết phản đối, kiên quyết đáp trả - PV.
 
Năm 2014, Trung Quốc từng kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
 

Đông Bình
 
Nguồn: Theo GDVN