Gia Minh,
PGĐ Ban Việt ngữ RFA
Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất. |
Trình bày ‘Con đường tơ lụa’ thế kỷ 21
Báo cáo
chính được trình bày tại cuộc tọa đàm mang tên “Tơ lụa đạo- Cách thế giới sẽ về
chầu Trung Quốc’, do tiến sĩ Trịnh Văn Định thuộc Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn trình bày.
Trong báo
cáo có đoạn nêu rõ ‘ Nếu như Hán Vũ Đế mở ra con đường tơ lụa thông sang
phía Tây với tâm thức và khát vọng là Tây vực về chầu Thiên Triều, Tùy Dạng đế
thiết lập và khai thông hệ thống Đại Vận Hà để cai trị và mở đường về chầu từ
bốn phía. Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển,
thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội
địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông
và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?!”
Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và
đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ
dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn
muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới
về chầu Thiên triều?
-TS Trịnh Văn Định
-TS Trịnh Văn Định
Một diễn giả
khác là tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nêu rõ ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa
là một ‘sáng kiến đúp/sáng kiến kép’ bao gồm ‘Con đường Tơ lụa mới’ và ‘Con
đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21’. Các nhà hoạch địnnh chính sách của nhiều
nước đều đang đứng trước các nan đề không dễ dàng tìm lời giải. Một mặt thấy
khó cưỡng lại sức hút của ‘đại dự án’ này, vì nó được quảng bá như một dự án
kinh tế- thương mại. Mặt khác, không thể không nhận ra tham vọng truyền thống
cũng như tính đơn nhất và ý đồ chính trị hóa của Trung Quốc thông qua hệ thống
‘Con đường tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21’.”
Người quan tâm
Nhà nghiên
cứu Đinh Kim Phúc, một trong những diễn giả có tham luận tại cuộc tọa đàm cho
biết những quan tâm đến vấn đề :
“Hội thảo có
tính chất nội bộ của Trung tâm Minh Triết Làm chủ Biển Đông qui tụ chừng 100
đại biểu tham dự bao gồm các học giả thuộc các viện nghiên cứu thuộc các trường
đại học ở khu vực Hà Nội. Đây là hội thảo rất hay, có nhiều vấn đề ‘Con đường
tơ lụa trên biển của Trung Quốc là gì và Trung Quốc là ai?’
Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Citizen photo.
|
Và có rất
nhiều vấn đề đặt ra. Ví dụ như giáo sư Trần Ngọc Quân thì cho rằng làm gì có
Con đường Tơ lụa trên biển, làm gì có tơ lụa mà đây là biện pháp để Trung Quốc
nắm cả thế giới theo các tham vọng của những triều đại phong kiến và các triều
đại cộng sản ngày nay.
Những kiến
thức của hội thảo ngày hôm nay có rất nhiều điều bổ ích và làm cho mọi người
thấy rõ tham vọng và cách vận hành của Nhà nước Trung quốc hiện nay để mà thâu
tóm thiên hạ, tiếp tục coi như mình là trung tâm của vũ trụ.”
Giám đốc
Trung Tâm Minh Triết, ông Nguyễn Khắc Mai cũng nói rõ:
“Qua qua các
tham luận và ngót 20 ý kiến tại hội thảo có thể thấy như thế này: một là phải
đánh giá đúng nhà nước Trung quốc hiện nay họ là ai, và người ta đều khẳng định
họ là một nước đại Hán; tuy mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất là tư bản
và đế quốc hoang dã, tức là đế quốc cổ. Thứ hai là hai vành đai là chủ trương
của Trung quốc nhằm ôm lấy lục địa và biển, đảo từ Hoa Đông xuống đển Biển Đông
sang đến Ấn Độ Dương về đến trung cận Đông. Đó là chủ trương và âm mưu của họ.
Thứ ba chủ trương và âm mưu này trên cơ sở Trung Quốc thực hiện cái gọi là ‘sức
mạnh đại Trung Hoa’. Họ nói trỗi dậy hòa bình chỉ là nói mỹ miều như thế thôi.
Họ đang có tiền, mấy nghìn tỷ dự trữ, họ vung tiền với sức mạnh của một tên nhà
giàu có lực lượng quân đội, có vũ khí và có sự bặm trợn, hung hăng, gian ác.”
Vấn đề đặt ra
Nhưng tôi tin chắc chiến lược Con
đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc sẽ bị phá sản bởi tham vọng của nhà nước
Trung quốc và tiềm lực kinh tế của Trung quốc không phải là tất cả để làm như
những gì mà Tập Cận Bình mong muốn.
-Đinh Kim Phúc
-Đinh Kim Phúc
Tiến sĩ Đinh
Hoàng Thắng trong tham luận của ông nêu rõ 5 bước để Việt Nam có thể đối phó
cùng lúc với cả việc Trung Quốc gây hấn trên biển đảo lẫn triển khai dự án ‘Con
đường tơ lụa’: ‘củng cố/tăng cường hệ thống đối tác với bên ngoài; đẩy mạnh
tiến trình dân chủ hóa trong nước; kết hợp cuộc chiến pháp lý với cuộc chiến
truyền thông; xây dựng cách tiếp cận minh triết để ‘định chế hóa’ mọi nỗ lực;
tận dụng tối đa mạng lưới tự do hóa thương mại khu vực lẫn toàn cầu để ra với
thế giới.’
Nhà nghiên
cứu Đinh Kim Phúc đưa ra nhận định về khả năng thành công của đại dự án đầy
tham vọng của Trung Quốc hiện nay:
“Trước mắt
trong khu vực đông nam Á, chính phủ các nước ASEAN đang cần rất nhiều tiền để
phát triển đất nước, đang cần sự ổn định xã hội và họ rất mong muốn đảng cầm
quyền của họ tiếp tục cầm quyền; do đó họ cần có một nguồn lực nước ngoài giúp
đỡ. Vấn đề Mỹ hiện nay không kham nổi, mà người chìa tay ra để giúp đỡ các nước
ASEAN là Trung quốc. Nhưng đông nam Á, các quốc gia ASEAN có quá nhiều bài học
kinh nghiệm với nhà nước Trung quốc từ năm 1949 đến nay. Tôi thấy rằng đồng
tiền có đi, có lại thì ai cũng thấy tham vọng của Trung quốc là muốn thâu tóm
cả khu vực này. Trước nhất là làm chủ Biển Đông, sau đó thống trị khu vực đông
nam Á và bao gồm cả lục địa Á-Âu.
Nhưng tôi
tin chắc chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc sẽ bị phá sản bởi
tham vọng của nhà nước Trung quốc và tiềm lực kinh tế của Trung quốc không phải
là tất cả để làm như những gì mà Tập Cận Bình mong muốn. Nhưng qua chiến lược
triển khai của chính phủ Trung Quốc hiện nay, chúng tôi thấy rằng Tập Cận Bình
là người khởi xướng chứ không phải là người mở ra và kết thúc trong nhiệm kỳ
của ông ta. Tôi thấy rằng Trung Quốc cần phải có vài mươi năm nữa nếu đi đúng
vào con đường hòa bình, dân chủ và tiến bộ thì Trung Quốc mới có thể thực hiện
được giấc mơ của mình!”
Lâu nay mọi
hành động lấn lướt của Bắc Kinh đều được tính toán kỹ nhưng được che giấu dưới
những kế hoạch hợp tác mà kế hoạch lớn Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa được
cho là một điển hình khác thuộc chuỗi hành động đầy tính toán của Trung Quốc
như thế.
Nguồn: Theo RFA