|
Đại tướng Phùng Quang Thanh
đến hội trường Bộ Quốc phòng
tối ngày 27/07/2015 |
Việc ông Phùng trở về, nhưng bỗng
có sở thích khác thường như chỉ thích xem văn nghệ, không thích vào lăng viếng
“Cha già”. Hình hài của ông sau khi xuất viện từ Pháp quốc có vẻ như là một
hình ảnh quảng cáo siêu hiệu quả cho tài năng biến dạng của bệnh viện này. Khán
giả tính toán ông trong ảnh của báo “lề phải” dường như cao hơn cả chục
cm chỉ trong hơn một tháng nằm viện. Răng và mắt ông đều phát triển vượt bậc. Đặc
biệt lại thêm sở thích kỳ lạ: không chịu về nhà, chỉ ở lại Bộ quốc phòng… Những
hình ảnh của ông càng khiến dư luận thêm thắc mắc. Khổ là nhà cầm quyền và “lề
phải” dối trá quá nhiều rồi nên ngay cả khi nói thật cũng chẳng ai tin. Tất cả
những lùm xùm quanh vụ này tố cáo sự giằng co hai phe nhóm quyền lực.
Ai nắm được đồng thời cả công an
và quân đội, người đó sẽ thắng.
Và người thắng ấy, nếu là “phái
thân Mỹ”, sẽ có được vô số thuận lợi, được sự ủng hộ của dân VN trong và
ngoài nước, được điều kiện vô tiền khoáng hậu để bảo vệ và tái thiết đất nước
dưới sự hỗ trợ toàn diện của Mỹ và các nước đồng minh.
“Phá bỏ bức tường này”
Có thể cải tổ Đảng CS được
không?
Cải tổ tương tự chữa một vết
thương. Vết thương chỉ có thể lành khi đó không phải là khối ung thư. Với khối
ung thư, không thể cải tổ. Dẫu là dạ dày, cũng phải cắt bỏ để thoát chết.
Đảng cộng sản với thể chế độc tài
toàn trị có cải tổ được không?
Rất tiếc là không. Lịch sử đã
minh chứng điều đó.
Nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Liên
xô Mikhain Gorbachev, khi trả lời phỏng vấn về những điều mà ông hối tiếc nhất,
đã nói: “Đó là việc tôi nấn ná quá lâu với nỗ lực cải tổ đảng Cộng sản.”
Những người theo cộng sản Việt
Nam nên hiểu rằng thay đổi thể chế chính trị sang dân chủ đa nguyên không phải
với mục đích là trừng trị, cướp đoạt quyền lợi của họ, như đảng cộng sản đã làm
với người dân trong Cải cách ruộng đất và sau này. Mà thay đổi thể chế chính trị
là để sống sót, cứu tất cả mọi người và để cứu chính cả những người cộng sản.
Tại các nước khối Đông Âu đã
không có tắm máu, thậm chí đời sống của người theo cộng sản trước đây đều được
cải thiện vượt bậc theo mức sống chung cả nước. Đó không phải vì lòng tốt của một
ai đó, mà chỉ vì trong chính thể chế chính trị dân chủ đa nguyên cùng nền tự do
ngôn luận, hệ thống giám sát minh bạch đã tự động bảo vệ quyền lợi của mọi công
dân khỏi những phân biệt đối xử và thù địch.
Tổng thống Nga V. Putin, vốn là một
trong những con cưng và đồng phạm của chế độ cộng sản Liên Xô, lại là một cựu
sĩ quan KGB, hẳn cũng khó tránh khỏi một số tội ác, chí ít là khi phải tuân lệnh
cấp trên, đã nhận thức rất rõ về việc không thể để nước Nga quay lại thể chế cộng
sản. Ông nói: “Đừng mong cái triều đại cộng sản gian tà ấy có cơ hội sống lại
trên đất nước này khi dân tộc Nga còn tồn tại.”
Bàn tay nào?
Cán cân sẽ thay đổi, nếu có một
ai đó trong tứ trụ triều đình đủ tài năng và khôn ngoan chớp thời cơ nắm cả
ngành công an và quân đội để đưa Việt Nam đi theo con đường phong quang nhất mà
Liên xô và các nước Đông Âu đã đi từ những năm 90.
Đó là con đường duy nhất để cứu
Việt Nam lúc này. Nếu các phe phái nhận thức rõ tình thế, chịu ngồi lại với
nhau theo quyền lợi đất nước thì người Việt Nam sẽ không phải đổ máu. Một cuộc
thay đổi từ trên xuống, dưới áp lực của người dân Việt Nam và các lực lượng quốc
tế. Tại sao không?
Nhiều người nghi ngờ khả năng
này. Và ai mà chẳng phải ngờ, bởi các nhà cầm quyền Việt Nam đều đã gây ra quá
nhiều thất vọng, đã làm mọi biện pháp để tước đoạt những quyền đương
nhiên của các công dân và đẩy đất nước vào thảm họa.
Nhưng nếu ta nhìn lại lịch sử, những
cuộc thay đổi thể chế từ trên xuống là điều không hiếm.
Mùa xuân năm 1991, Tổng Bí thư Đảng
CS Liên xô Gorbachev đã bị mắc kẹt giữa hai khuynh hướng quyền lực khiến ông rất
khó xoay chuyển tình hình. Một bên là phe bảo thủ cứ cố lật ngược mọi chính
sách cải cách của ông. Bên kia là những người am hiểu thời thế, có lương tâm với
đất nước, muốn ông thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng và đi theo xu hướng
cải cách thị trường. Ông phải lựa chọn.
Và nền dân chủ đã đến từ bàn tay
của Mikhain Gorbachop. Đương nhiên đó không phải là bàn tay sạch. Ông vốn là một
trong những kẻ thống soái thể chế độc tài cộng sản lớn nhất, gần một thế kỷ dìm
nhân loại vào ác mộng.
Nhưng ông đã tỉnh ngộ, đã kịp thời
hành động và được nhân loại mãi tri ân trên phương diện là người trực tiếp trả
lại quyền dân chủ và tự do cho người dân. Lãnh đạo Liên bang Xô viết chỉ 6 năm
nhưng nỗ lực của ông là không thể tính đếm. Ông đã giúp chấm dứt Chiến
tranh lạnh, giải thể Liên bang Xô viết, làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa
trái tự nhiên, chấm dứt gần một thể kỷ ác mộng của loài người trong chủ nghĩa cộng
sản. Từ chỗ là một trong những thủ phạm lái con tàu độc tài cản trở phát triển,
ông đã được trao giải Nobel Hòa bình và trở thành một anh hùng thời đại.
Có vô số ví dụ về việc con cưng của
một thể chế chính trị - vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, đã thức tỉnh và đứng
lên thay đổi thể chế ấy.
Có thể có nhiều người có khát vọng
hơn họ, trong sạch hơn họ, nhưng không hội đủ nguồn lực và tài năng, đủ thủ đoạn
chính trị để đốn vào tử huyệt của chính thể hiện thời.
Tại sao Myanmar - chế độ độc tài
quân phiệt đã đi theo khuynh hướng tự do dân chủ? Ngoài những nỗ lực của bà
Aung San Suu Kyi, ai mà ngờ được rằng Than Shwe, kẻ độc tài có nhiều nợ máu với
người dân lại là kiến trúc sư của nền dân chủ hiện tại của Myanmar?
Tổng thống Thein Seinn đương nhiệm
chính là người được tiền nhiệm Than Shwe – vị tổng thống được cho là tàn
nhẫn nhất trong các nhà độc tài quân sự của Myanmar lựa chọn. Thein Sein đã có
công thúc đẩy cải cách thể chế chính trị này bằng việc thoát Trung và mở cửa,
đi với Mỹ và phương Tây, bỏ cấm vận, dưới âm hưởng của cách mạng mùa xuân A rập.
Nền dân chủ đa nguyên sơ
khai của Việt Nam có thể đến qua tay một vài nhân vật nào đó trong đám cầm quyền
độc tài hiện tại, khi họ tận dụng được sự đấu tranh của người dân, áp lực quốc
tế và thời cơ, là điều hoàn toàn tin được.
Tốt nhất là có một Thánh Gióng.
Nhưng Gióng là huyền thoại và chỉ biết đánh giặc rồi bay về trời.
Vậy thì cần những ai đó trong đám
nhân quần, với những ưu nhược và vị thế sẵn có, dám sám hối và dâng tặng phần
cuối cuộc đời mình cho dân nước Việt Nam, trước hết là cũng để cứu chính họ.
Sao không là một vài người nào đó
trong Tứ trụ “Sang Trọng Hùng Dũng?”
Hoặc, sao không là Nguyễn Tấn
Dũng?
Các vị này đã kịp hưởng thụ quá
nhiều tiền rừng bạc bể mặn mồ hôi và máu của dân Việt. Họ chỉ còn thiếu việc biết
sám hối bằng hành động “để có danh gì với núi sông.”
Võ Thị Hảo
(Blog RFA)