Ngọc Quang
17/07/15
07:36
(GDVN)
- Ông Lê Hải Bình – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định như vậy
tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 16/7.
Nhiều lần tàu cá Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc rượt đuổi. |
Ông Lê Hải Bình nói: “Trong thời gian qua có một số thông tin về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Ngay khi có những thông tin này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực xác minh cụ thể các tình tiết để có cơ sở đấu tranh về đối ngoại.
Chúng tôi khẳng định
rằng Hoàng Sa và vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tái phán của Việt Nam, đồng thời là ngư trường truyền thống
của ngư dân Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản
ngư dân Việt Nam hoạt động trên ngư trường truyền thống của mình”.
Trước đó thông tin
trên nhiều tờ báo cho biết, tàu cá QNg 90559 TS của ngư dân Trương Văn Đức (xã
Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến
11 ngư dân rơi xuống biển.
Ngay sau khi nhận được
thông tin của ngư dân báo về, ông Phùng Đình Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá
tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Hội Nghề cá Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Hội Nghề cá
Việt Nam và các bộ ngành liên quan về việc tàu cá QNg 90559 TS của ngư dân
Trương Văn Đức, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc
đâm chìm ở Hoàng Sa.
Đây không phải là lần
đầu tiên tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đe dọa và đâm hỏng
ngay trong chính vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vào tháng 5/2012,
Trung Quốc còn ra cả lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông. Tại điểm đó, ông Lê Hải
Bình cũng cho biết: "Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị
này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình
đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với
các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các
quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".
Đối với vấn đề, Trung
Quốc kêu gọi Philippines từ bỏ nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa
án quốc tế để đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
cho biết: “Lập trường của Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến tranh
chấp ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam chủ trương giải quyết các
tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp
quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”.
Campuchia
không đáp ứng thiện chí của Việt Nam
Đối với vấn đề biên
giới Việt Nam – Campuchia, ông Lê Hải Bình cho biết, trong các công hàm trao
đổi với Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế, Cơ quan phụ trách về Biên giới
Campuchia cũng như tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc
tại Phnom Penh từ ngày 6-9/7 vừa qua.
Việt Nam đều đã khẳng
định rõ tất cả các công trình Việt Nam xây dựng ở khu vực biên giới trong thời
gian qua đều được tiến hành trong phần đất hiện tại đang do phía Việt Nam quản
lý. Điểm 8, Thông cáo Báo chí chung Việt Nam – Campuchia ngày 17/1/1995
quy định “Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn
tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay; không thay đổi, xê dịch các
cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau
hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”.
“Việt Nam đã tuân thủ
nghiêm túc thỏa thuận giữa hai nước về việc quản lý biên giới trong quá trình
phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia”, ông Bình
khẳng định.
Để tỏ thiện chí và
nhằm tạo thuận lợi cho công tác phân giới, cắm mốc đang ở vào giai đoạn then
chốt hiện nay, tại công hàm ngày 6/7/2015 gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế
Campuchia và tại cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
Việt Nam đã chính thức
đề nghị phía Campuchia cùng cam kết “không xây dựng công trình trong phạm vi
100m tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại các khu vực chưa phân giới,
cắm mốc hoặc chưa hoàn thành hoán đổi theo Bản Ghi nhớ về việc điều chỉnh đường
biên giới trên bộ đối với một số khu vực tồn đọng giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ký ngày 23/4/2011
(MOU). Nhưng rất tiếc phía Campuchia không đáp ứng đề nghị thiện chí đó
của phía Việt Nam.
Ngọc
Quang
Nguồn: Theo GDVN