Xuân Dương
Sau khi “hết
quan, hoàn dân” hoặc chuẩn bị “hoàn dân”, không ít quan chức có những phát biểu
rất thật, rất “chân tình”, thậm chí có người còn làm những việc rất “nhân văn”
như ông nguyên Bí thư Đà Nẵng Trần Thọ, với chức vụ Chủ tịch Hội đồng
nhân dân TP. Đà Nẵng, ông đã đưa lái xe riêng đi xúc tiến “đầu tư, thương mại,
du lịch” tận bên Canada, Cu Ba, Nam Phi.
Theo nhà báo Hải Châu (Infonet.vn, 5/11/2015) thì “UBND TP Đà
Nẵng cũng có quyết định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí phục vụ đoàn này với
tổng số tiền 169.840.000 VND và 181.709 USD (tương đương hơn 4 tỉ đồng); trong
đó ghi rõ mức chi cụ thể cho từng người trong số 9 thành viên đoàn chính thức.
Và đều là do ngân sách thành phố bỏ ra cả”. [1]
Chẳng biết nhà báo Đào Tuấn bên Laodong.com.vn (ở mục Tin khó tin) nghe ở đâu mà cho bạn đọc cái tít lạ hoắc “Một Osin công du Châu Âu xúc tiến thương mại món giả cầy”!
Nguồn: Theo GDVN
Chẳng biết nhà báo Đào Tuấn bên Laodong.com.vn (ở mục Tin khó tin) nghe ở đâu mà cho bạn đọc cái tít lạ hoắc “Một Osin công du Châu Âu xúc tiến thương mại món giả cầy”!
Có lẽ là bác ấy cảnh báo trước cho những ai chuẩn bị “xúc tiến du lịch” chứ
chuyến đi của ông Trần Thọ là châu Phi, châu Mỹ chứ có phải châu Âu đâu, còn
món “Giả cầy” thì chỉ có dân Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam là ưa chuộng chứ
dân châu Âu người ta kiêng… thịt chó. [2]
Người dân thì đoán già đoán non, rằng nếu còn lâu mới kết thúc nhiệm kỳ thì ông Trần Thọ chắc sẽ chưa vội vã tổ chức chuyến đi “xúc tiến du lịch” sang tận bên châu Phi, châu Mỹ như vậy.
Người dân thì đoán già đoán non, rằng nếu còn lâu mới kết thúc nhiệm kỳ thì ông Trần Thọ chắc sẽ chưa vội vã tổ chức chuyến đi “xúc tiến du lịch” sang tận bên châu Phi, châu Mỹ như vậy.
Sáng
20/10/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu khai mạc kỳ họp thứ
10, Quốc hội khóa 13. Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng “đây là kỳ họp
đặc biệt quan trọng kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13”.
Biếm họa phê phán thói ỡm ờ, mũ ni che tai vờ như không thấy của một bộ phận quan chức, việc giả vờ này giúp họ né tránh trách nhiệm. Tranh biếm họa của Họa sĩ Hoàng Dzự |
Không biết có
phải vì đây là kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ nên dân mới nghe được hơi nhiều ý kiến
thẳng thắn. Chẳng hạn:
Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên phó chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa Quân sự Trung ương, bên lề buổi thảo luận về dự án Luật tổ chức điều tra hình sự và dự án Luật tạm giam tạm giữ đã phát biểu:
“Đã đến lúc chúng ta thay đổi quan niệm án hình sự, đụng một chút là giam người. Chúng ta phải thực hiện quyền của người bị kết tội là quyền suy đoán vô tội. Cho nên biện pháp cưỡng chế trước khi phán quyết của tòa án chỉ phục vụ cho hoạt động tố tụng hiệu quả chứ đấy không phải là hình phạt”. [3]
Theo Trung tướng Độ “Tạm giam, tạm giữ phải có căn cứ rõ ràng. Vấn đề là anh có tiếp tục phạm tội hay không, anh có cản trở điều tra, có mua chuộc nhân chứng, ép buộc nhân chứng hoặc hủy chứng cứ thì mới tạm giam”.
Chợt nhớ đến vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở TP. Thành phố Hồ Chí Minh, không biết cô Bạch Tuyết tài cán cỡ nào, có thực là cô ấy “cản trở điều tra, mua chuộc nhân chứng, ép buộc nhân chứng hoặc hủy chứng cứ” nên mới bị tạm giam những gần 700 ngày mà chưa thể kết thúc xét xử?.
Nếu bị cáo Bạch Tuyết chỉ là người bình thường thì liệu có phải do thói quen “đụng một chút là giam người” đã trở thành “biện pháp nghiệp vụ quan trọng” của bên điều tra, công tố nên không thể không giam người?
Lại còn chuyện Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu: “Hiện nay rất nhiều người có rất nhiều nhà riêng nhưng khi đến kê khai họ chẳng khai gì cả, nhà đều đứng tên con cái nhưng con cái cũng không kê khai nên số liệu thống kê nhà ở chưa đúng cũng là điều dễ hiểu.
Ngay cả các đại biểu Quốc hội ngồi đây cũng chưa kê khai đúng nên một khi đầu vào không chính xác thì đừng đòi hỏi số liệu thống kê chính xác”. [4]
Cứ theo ý kiến của Bộ trưởng Vinh thì một số “các đại biểu Quốc hội ngồi đây” chỉ kê khai chưa đúng về nhà ở, còn các thứ khác như đất đai, vàng bạc, tài khoản… thì (có lẽ) đều kê khai đúng cả?
Nếu quả vậy thì một số “các vị ngồi đây” cũng chưa đáng trách lắm, bởi nếu chẻ hoe ra mà xét lỗi thì lỗi trước hết thuộc về dân, dân có bầu thì họ mới “ngồi” được ở đó chứ!
Trung tướng Trần Văn Độ - nguyên phó chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa Quân sự Trung ương, bên lề buổi thảo luận về dự án Luật tổ chức điều tra hình sự và dự án Luật tạm giam tạm giữ đã phát biểu:
“Đã đến lúc chúng ta thay đổi quan niệm án hình sự, đụng một chút là giam người. Chúng ta phải thực hiện quyền của người bị kết tội là quyền suy đoán vô tội. Cho nên biện pháp cưỡng chế trước khi phán quyết của tòa án chỉ phục vụ cho hoạt động tố tụng hiệu quả chứ đấy không phải là hình phạt”. [3]
Theo Trung tướng Độ “Tạm giam, tạm giữ phải có căn cứ rõ ràng. Vấn đề là anh có tiếp tục phạm tội hay không, anh có cản trở điều tra, có mua chuộc nhân chứng, ép buộc nhân chứng hoặc hủy chứng cứ thì mới tạm giam”.
Chợt nhớ đến vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở TP. Thành phố Hồ Chí Minh, không biết cô Bạch Tuyết tài cán cỡ nào, có thực là cô ấy “cản trở điều tra, mua chuộc nhân chứng, ép buộc nhân chứng hoặc hủy chứng cứ” nên mới bị tạm giam những gần 700 ngày mà chưa thể kết thúc xét xử?.
Nếu bị cáo Bạch Tuyết chỉ là người bình thường thì liệu có phải do thói quen “đụng một chút là giam người” đã trở thành “biện pháp nghiệp vụ quan trọng” của bên điều tra, công tố nên không thể không giam người?
Lại còn chuyện Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu: “Hiện nay rất nhiều người có rất nhiều nhà riêng nhưng khi đến kê khai họ chẳng khai gì cả, nhà đều đứng tên con cái nhưng con cái cũng không kê khai nên số liệu thống kê nhà ở chưa đúng cũng là điều dễ hiểu.
Ngay cả các đại biểu Quốc hội ngồi đây cũng chưa kê khai đúng nên một khi đầu vào không chính xác thì đừng đòi hỏi số liệu thống kê chính xác”. [4]
Cứ theo ý kiến của Bộ trưởng Vinh thì một số “các đại biểu Quốc hội ngồi đây” chỉ kê khai chưa đúng về nhà ở, còn các thứ khác như đất đai, vàng bạc, tài khoản… thì (có lẽ) đều kê khai đúng cả?
Nếu quả vậy thì một số “các vị ngồi đây” cũng chưa đáng trách lắm, bởi nếu chẻ hoe ra mà xét lỗi thì lỗi trước hết thuộc về dân, dân có bầu thì họ mới “ngồi” được ở đó chứ!
Hay như
chuyện ông nguyên Bí thư Quảng Nam họ Lê, nghe nói sắp “hoàn dân” nên mới có
phát ngôn tuy chưa đến mức động trời nhưng cũng là “động đòn gánh”, (ấy là dựa
vào ý tứ của các nhà thơ gọi dải đất miền Trung là chiếc đòn gánh, gánh hai đầu
đất nước) rằng tỉnh mà ông từng là vị lãnh đạo cao nhất “tìm một người đủ điều
kiện cho đi học (nước ngoài) rất khó, tìm đỏ mắt không ra”.
Chẳng biết
nếu vẫn nguyên vị, ông có tự đánh giá dân trí quê mình thấp đến khó tin như
thế?
Từng ấy ví dụ có lẽ vẫn chưa đủ để nêu kết luận cuối cùng, vậy nên xin đưa thêm hai ví dụ nữa.
Từng ấy ví dụ có lẽ vẫn chưa đủ để nêu kết luận cuối cùng, vậy nên xin đưa thêm hai ví dụ nữa.
Trong vòng 2
tuần trước khi “hoàn dân”, tháng 3/2013, ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Bí thư
Đảng ủy, Giám đốc sở Văn hóa, thể thao và du lịch TP.Hồ Chí Minh đã ký đến 21
quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng, ban và tương đương.
“Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở "phút 89". Theo đó, trong vòng 6 tháng trước khi "hạ cánh", ông Trần Văn Truyền đã ký tới 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ”. [5]
Một năm trước, ngày 15/10/2014, tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được”. [6]
Nếu chỉ dừng ở việc đi hỏi thì dù có Đảng hỏi, Quốc hội hỏi, Nhà nước hỏi, Chính phủ hỏi hay Dân hỏi cũng khó mà biết bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu bởi nếu đã biết thì chẳng cần phải hỏi, còn nếu không biết mà đi hỏi thì khác nào “vạch bèo xem trăng”.
Vậy nên thay vì cứ đi hỏi mãi, người viết có một “ngu kiến” là xin hãy ban hành một đạo luật về nhiệm kỳ công chức, nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội, thay vì 4-5 năm hãy rút xuống còn 2 năm thôi.
Như đã nêu, cuối nhiệm kỳ thế nào cũng có người làm chuyến “tát vét” ở phút 89, thế nào cũng có người “thẳng thắn” nêu ý kiến để chứng tỏ rằng mình đã làm tròn trách nhiệm công dân, khi đó chẳng cần phải hỏi thế nào cũng biết được một phần của “bộ phận không nhỏ nằm ở đâu”!
“Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở "phút 89". Theo đó, trong vòng 6 tháng trước khi "hạ cánh", ông Trần Văn Truyền đã ký tới 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ”. [5]
Một năm trước, ngày 15/10/2014, tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được”. [6]
Nếu chỉ dừng ở việc đi hỏi thì dù có Đảng hỏi, Quốc hội hỏi, Nhà nước hỏi, Chính phủ hỏi hay Dân hỏi cũng khó mà biết bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu bởi nếu đã biết thì chẳng cần phải hỏi, còn nếu không biết mà đi hỏi thì khác nào “vạch bèo xem trăng”.
Vậy nên thay vì cứ đi hỏi mãi, người viết có một “ngu kiến” là xin hãy ban hành một đạo luật về nhiệm kỳ công chức, nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội, thay vì 4-5 năm hãy rút xuống còn 2 năm thôi.
Như đã nêu, cuối nhiệm kỳ thế nào cũng có người làm chuyến “tát vét” ở phút 89, thế nào cũng có người “thẳng thắn” nêu ý kiến để chứng tỏ rằng mình đã làm tròn trách nhiệm công dân, khi đó chẳng cần phải hỏi thế nào cũng biết được một phần của “bộ phận không nhỏ nằm ở đâu”!
Nếu mà nhiệm
kỳ kéo dài 4-5 năm thì sau 2 năm, ai dại gì mà “tát vét” khi phía trước vẫn còn
vô số cơ hội “xúc tiến thương mại”!
Nói thế có thể vẫn chưa rõ lắm nên đành phải nói thêm, vừa qua, sau khi nắm bắt được thông tin “cơ cấu” ở địa phương, hàng loạt “công bộc” ở Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Nam… đã làm đơn xin nghỉ việc chờ nghỉ hưu, họ đâu có chờ hết nhiệm kỳ! Họ đều có lý do chính đáng để xin “hoàn dân” sớm bởi có ở lại thêm một thời gian nữa chắc cũng khó mà thêm được …!
Trước khi có ý kiến của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, liệu có ai “trót dại” mà cho rằng lại có một “bộ phận không nhỏ” trong số “các đại biểu Quốc hội ngồi đây”?
Vậy nên cần gì nhiệm kỳ phải kéo dài những 4-5 năm? Cứ hai năm là biết được một ít “không nhỏ”, sau 10 năm cái số “một ít” ấy sẽ là “năm ít”, thế là cũng tàm tạm, “năm ít” còn hơn không “ít nào”.
Nhiệm kỳ ngắn còn một cái lợi khác, khi cán bộ mới lên chức, tất yếu sẽ có những việc làm để thể hiện năng lực và trách nhiệm của mình, xin dẫn hai ví dụ.
Ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã yêu cầu “tạm dừng” bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an Đà Nẵng đối với 2 trường hợp đang được xem xét.
Theo ông Anh “chúng ta cần phải sòng phẳng với nhau một điều rằng: Nếu làm không được thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Nếu để mất an ninh trật tự trên địa bàn thì trưởng đơn vị xin từ chức. Ngay cả bản thân tui cũng vậy, nếu tui làm không được sẽ xin từ chức ngay”.
Còn ở Hà Nội, vụ hai luật sư bị chặn đánh trọng thương phải vào viện đã đến tai tướng Nguyễn Đức Chung, người được đề cử giữ chức Chủ tịch UBND thành phố. Tướng Chung ngay lập tức đã chỉ đạo Công an Hà Nội vào cuộc điều tra.
Tuy nói thế nhưng người viết sợ rằng đã gọi là “ngu kiến” thì chắc chẳng ai muốn nghe, có điều “nói còn hơn không”, cứ cho là không giúp được gì cho dân, cho nước thì cũng giúp bạn đọc đôi phút thư giãn, cùng nhau suy ngẫm, cùng nhau bàn luận làm sao cho cuộc sống gia đình be bé của mình tốt hơn, thế cũng là góp chút công sức làm cho đất nước thái bình, muôn dân an cư lạc nghiệp.
Nói thế có thể vẫn chưa rõ lắm nên đành phải nói thêm, vừa qua, sau khi nắm bắt được thông tin “cơ cấu” ở địa phương, hàng loạt “công bộc” ở Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Nam… đã làm đơn xin nghỉ việc chờ nghỉ hưu, họ đâu có chờ hết nhiệm kỳ! Họ đều có lý do chính đáng để xin “hoàn dân” sớm bởi có ở lại thêm một thời gian nữa chắc cũng khó mà thêm được …!
Trước khi có ý kiến của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, liệu có ai “trót dại” mà cho rằng lại có một “bộ phận không nhỏ” trong số “các đại biểu Quốc hội ngồi đây”?
Vậy nên cần gì nhiệm kỳ phải kéo dài những 4-5 năm? Cứ hai năm là biết được một ít “không nhỏ”, sau 10 năm cái số “một ít” ấy sẽ là “năm ít”, thế là cũng tàm tạm, “năm ít” còn hơn không “ít nào”.
Nhiệm kỳ ngắn còn một cái lợi khác, khi cán bộ mới lên chức, tất yếu sẽ có những việc làm để thể hiện năng lực và trách nhiệm của mình, xin dẫn hai ví dụ.
Ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã yêu cầu “tạm dừng” bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an Đà Nẵng đối với 2 trường hợp đang được xem xét.
Theo ông Anh “chúng ta cần phải sòng phẳng với nhau một điều rằng: Nếu làm không được thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Nếu để mất an ninh trật tự trên địa bàn thì trưởng đơn vị xin từ chức. Ngay cả bản thân tui cũng vậy, nếu tui làm không được sẽ xin từ chức ngay”.
Còn ở Hà Nội, vụ hai luật sư bị chặn đánh trọng thương phải vào viện đã đến tai tướng Nguyễn Đức Chung, người được đề cử giữ chức Chủ tịch UBND thành phố. Tướng Chung ngay lập tức đã chỉ đạo Công an Hà Nội vào cuộc điều tra.
Tuy nói thế nhưng người viết sợ rằng đã gọi là “ngu kiến” thì chắc chẳng ai muốn nghe, có điều “nói còn hơn không”, cứ cho là không giúp được gì cho dân, cho nước thì cũng giúp bạn đọc đôi phút thư giãn, cùng nhau suy ngẫm, cùng nhau bàn luận làm sao cho cuộc sống gia đình be bé của mình tốt hơn, thế cũng là góp chút công sức làm cho đất nước thái bình, muôn dân an cư lạc nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://infonet.vn/vu-cu-tai-xe-di-3-nuoc-xuc-tien-dau-tu-lanh-dao-da-nang-noi-gi-post181273.info
[4] http://vov.vn/kinh-te/bo-truong-bui-quang-vinh-dai-bieu-qh-cung-chua-ke-khai-chinh-xac-447214.vov
Xuân Dương