Trần Tiến Thành (tổng hợp)
Gần 10 tháng sau vụ thảm sát tại tạp chí biếm họa Charlie Hebdo tại Paris và các vụ tấn công liên quan khiến 17 người thiệt mạng, nước Pháp một lần nữa bị khủng bố giáng đòn choáng váng.
Theo các
công tố viên Pháp, có tổng cộng 6 địa điểm đã diễn ra xả súng hoặc đánh bom,
khiến tổng cộng ít nhất 158 người thiệt mạng. 7 trong 8 kẻ khủng bố đã tự kích
hoạt khối thuốc nổ mang theo trên người, trong khi, một kẻ còn lại bị cảnh sát
tiêu diệt, bốn cảnh sát đã hy sinh trong cuộc đột kích vào nhà hát.
Theo cảnh
sát Pháp cho biết, số người thiệt mạng tại phòng hoà nhạc Bataclan ở trung tâm
thủ đô Paris có thể lên đến 100 người. Phòng hoà nhạc chỉ cách văn phòng cũ của
tạp chí Charlie Hebdo, nơi bị phiến quân Hồi giáo tấn công khủng bố hồi tháng
1, khoảng 200m. Nhà hát Bataclan đã từng lên tiếng ủng hộ tạp chí biếm họa Pháp
Charlie Hebdo sau khi tòa soạn tạp chí này bị tấn công khủng bố hồi tháng 1 năm
nay. Khu vực này vốn được biết đến là một địa điểm có đời sống về đêm nhộn nhịp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới phòng hòa nhạc tại Bataclan và nói
chuyện với các nhân viên cứu hộ sau vụ bắt cóc con tin.
Hiện nay
tại cổng hội trường nhà hát vẫn có gắn tấm bảng ghi chữ “Je Suis Charlie” (Tôi
là Charlie) để bày tỏ sự ủng hộ, động viên của nhà hát đối với những nạn nhân vụ
khủng bố tờ báo Charlie Hebdo.
Theo
Guardian, ít nhất 158 người chết, trong đó ít nhất 118 người chết tại nhà hát
Bataclan, 40 người ở các địa điểm khác như vụ xả súng trên đường, đánh bom ở
sân vận động.
Kênh truyền
hình BFM TV cho hay, những tay súng đã hô to "Đây là vì Syria, đây là vì
Syria" và "Allahu Akbar!" (Chúa là người vĩ đại nhất) bằng tiếng
Ả Rập. Phóng viên Julian Pearce của kênh truyền hình Europe 1, người có mặt bên
trong nhà hát cho biết thêm: "Những kẻ tấn công rất bình tĩnh và dứt
khoát. Chúng có thời gian để nạp đạn ít nhất 3 lần... Chúng còn rất trẻ".
Hỏa hoạn
kinh hoàng bùng phát tại trại tị nạn Jungle gần cảng Calais của Pháp chỉ vài giờ
sau vụ khủng bố đẫm máu. Hiện đang nổi lên những suy đoán cho rằng trại tị nạn
này bị phóng hỏa để trả đũa cho hàng loạt vụ khủng bố vừa xảy ra ở Paris. Tuy
nhiên, Phó thị trưởng Calais – ông Phillipe Mignonet bác bỏ suy đoán vội vàng
này. “Đây là hai vụ việc hoàn toàn không liên quan. Lửa ở trại tị nạn không hề
có dính líu gì với các cuộc tấn công trong đêm ở Paris.” Ông Mignonet cho biết
giới chức thành phố đang nỗ lực hết mình để khống chế trận hỏa hoạn.
Ngay sau vụ
khủng bố tại Paris, Sở Cảnh sát New York đã tăng cường an ninh ở các địa điểm
trọng yếu tại thành phố lớn nhất nước Mỹ. Đội phản ứng chống khủng bố của NYPD
và các đơn vị đặc nhiệm khác đã được triển khai để bảo vệ các khu vực trong
thành phố có đông du khách cũng như tòa lãnh sự Pháp ở trung tâm Manhattan.
Mạng xã hội
Facebook đã nhanh chóng bổ sung tính năng báo hiệu "tôi đang trong vùng an
toàn" dành riêng cho người dùng Paris để thông báo cho bạn bè trong danh
sách biết. Ai chưa liên lạc được thì sẽ hiển thị trong mục chưa có thông tin.
Người dùng FB có thể tự báo mình ở vùng an toàn hoặc không an toàn, hoặc báo hộ
bè bạn mà mình biết.
Chức năng
này vốn đã được Facebook tung ra cách đây vài tuần sau cuộc động đất ở
Afghanistan và Pakistan. Ở Paris, Facebook kích hoạt tính năng này lúc 1h sáng
giớ Paris (7h sáng, giờ Việt Nam).
Để cầu nguyện
khi hàng trăm người vô tội đã thiệt mạng và thể hiện sự ủng hộ đối với Paris,
cư dân mạng và một số hãng thông tấn đã sử dụng hashtag #Prayers4Paris và
#PrayForParis trên trang cá nhân của mình.
Nhiều người
Paris sử dụng hashtag #PorteOuverte, có nghĩa là “Cửa mở đấy”, để thông báo hỗ
trợ chỗ ở cho những du khách đang hoảng sợ và bị mắc kẹt tại Paris sau những vụ
tấn công đẫm máu vừa qua. Nhiều tài xế taxi tại Paris đã đồng loạt tắt đồng hồ
tính cước taxi và chở khách về nhà miễn phí
.
EarthCam
của thủ đô Paris cho thấy tháp Eiffel đã tắt đèn ngay sau các vụ tấn công khủng
bố. (Ảnh: Sky News)
Tại hiện trường
trước nhà hát Bataclan, hàng trăm xe cảnh sát và xe cứu thương phát tín hiệu
đèn và rú còi báo động. Xung quanh các khu vực xảy ra khủng bố, cảnh sát dựng
hàng rào bảo vệ và chỉ có rất ít người dân có mặt. Tất cả các nhà hàng, quán
bar trong khu vực quận 10 và quận 11 cũng như nhiều nơi khác tại Paris đóng cửa.
Một thành phố sôi động, thanh bình, đột nhiên vắng vẻ, im ắng một cách nặng nề.
Tổng thống
Pháp François Hollande tuyên bố trước hiện trường thảm kịch nhà hát Bataclan rằng:
"Chúng tôi muốn tuyên bố với những kẻ khủng bố rằng chúng ta sẽ chiến đấu,
và cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến không khoan nhượng." Trong bài phát biểu
trên truyền hình, Tổng thống Pháp nói rằng "các cuộc tấn công khủng bố
theo kiểu này chưa từng có tiền lệ ở Paris" và rằng “cả quốc gia cần phải
vững vàng và đoàn kết chống lại những kẻ tấn công khủng bố.”
Ngay sau các
vụ tấn công khủng bố, Pháp đã nhanh chóng huy động một lực lượng lớn an ninh
chưa từng có.
Cảnh sát
Pháp cho biết toàn bộ nhân viên của Tổng cục cảnh sát tư pháp với khoảng 2.200
người đã được triệu tập khẩn cấp để lấy lời khai và tiến hành các cuộc điều tra
ban đầu.
Ngoài ra,
khoảng 800 nhân viên của Sở cảnh sát Paris, 46 đơn vị đặc nhiệm được triển khai
để tăng cường bảo vệ an ninh, tuần tra các khu vực ngoại ô sát Paris.
Hiến binh quốc
gia đã điều ba đại đội với biên chế 200 người, cảnh binh cộng hòa triển khai
300 người tuần tra trên các tuyến đường cao tốc nối Paris với phía Nam và Đông
Nam nước Pháp.
Về phía quân
đội, khoảng 1500 binh sỹ đã được triển khai trên vùng Ile-de-France, chưa kể
7.000 binh sỹ đã được triểu khai trong khuôn khổ chương trình chống khủng bố có
tên gọi Sentinelle trước đó.
Hiện tại, 61
cửa khẩu biên giới, trong đó 15 sân bay chính của Pháp đã được đặt trong tình
trạng kiểm soát cao.
Ngoài ra,
chính phủ Pháp cũng hết sức coi trọng công tác bảo đảm an ninh y tế. Ít nhất 36
bệnh viên đã được huy động để tiếp nhận người bị thương và sẵn sàng thực hiện
các công tác cứu hộ khác khi cần thiết.
Theo thống
kê sơ bộ, gần 90 người bị thương nặng và 132 người bị thương ở mức độ nhẹ hơn.
Lực lượng cứu hộ Sapeurs-Pompiers nổi tiếng của Lục quân Pháp tại Paris với 450
người triển khai thành bốn trung tâm cấp cứu dã ngoại, được hỗ trợ bởi 250 người
khác từ các vùng phụ cận được điều tới cấp tốc.
Tổng thống
Pháp François Hollande đã chỉ thị đóng cửa toàn bộ biên giới để ngăn những kẻ
khủng bố tháo chạy và ban bố tình trạng khấn cấp.
Với một lực
lượng cả dân sự và quân sự lớn như vậy được triển khai trong một thời gian ngắn,
nước Pháp chứng tỏ rằng họ đã có kế hoạch ứng phó khủng hoảng rất kịp thời.
Một chuyên
gia an ninh Mỹ nhận định, các vụ tấn công tại Paris cho thấy những kẻ khủng bố
đã đạt đến một trình độ mới: cùng một lúc, các cá nhân/nhóm có thể đồng loạt tấn
công nhịp nhàng tại nhiều địa điểm khác nhau. Quy mô và mức độ phối hợp của 7 vụ
tấn công này cho thấy chủ nghĩa khủng bố và những kẻ khủng bố ngày càng tinh vi
và khó lường hơn bao giờ hết.
Tờ Haaretz dẫn
lời chuyên gia phân tích Anshel Pfeffer cũng cho rằng những vụ tấn công xảy ra
gần như đồng thời ở nhiều địa điểm như thế chỉ có thể là âm mưu đã được lên kế
hoạch rất kỹ lưỡng của một tổ chức khủng bố, bởi chúng cần phải có thời gian tập
hợp vũ khí và chất nổ.
Tin tức về
cái chết của đao phủ Mohammed Emwazi bị phi cơ không người lái của Mỹ trừ khử
chỉ chưa đầy 24 tiếng đồng hồ chỉ đóng vai trò hối thúc những kẻ khủng bố hành
động sớm hơn, tàn bạo hơn.
Tổ chức Nhà
nước Hồi giáo tự xưng IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công liên
hoàn tại bảy địa điểm ở Pháp vào đêm 13-11.
Theo tờ
Express (Anh), nhiều tay súng IS đã tổ chức “ăn mừng” cuộc tấn công này bằng
cách sử dụng tính năng hashtag #ParisIsBurning.
Chính phủ
Pháp chưa đưa ra tuyên bố gì về nhóm tấn công mới đây. Tuy nhiên giới phân tích
cho biết bọn chúng cũng sử dụng chiến thuật “chiến tranh đô thị” như những kẻ
thảm sát tại tòa báo Charlie Hebdo. Và theo chủ quan người viết thì chúng học Bắc
Việt Nam.
ĐI TÌM
NGUYÊN NHÂN
Pháp có cộng
đồng Hồi giáo đông đảo nhất Tây u, ước tính có đến khoảng 5 triệu. Theo Shaun
Gregory, chuyên viên về an ninh quốc tế thuộc Đại học Durham, chính sách và
thái độ nhận thức của chính phủ Pháp đối với cộng đồng Hồi giáo đóng góp phần
nào trong vấn đề này. Chẳng hạn, chính quyền Pháp gây tranh cãi hồi năm 2010
khi ra lệnh cấm người Hồi giáo đeo mạng che mặt nơi công cộng. Trong khi đó, uy
tín của đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc chủ trương chống nhập cư và đạo Hồi của
chính trị gia Marine Le Pen tăng vọt, cùng lúc sự nhận thức về sức ép gia tăng
đối với cộng đồng Hồi giáo bên trong nước Pháp với việc chính phủ Pháp tìm cách
duy trì sự khẳng định về chủ nghĩa thế tục và ngăn chặn các biểu tượng tôn giáo
nơi công cộng.
Bất chấp
hàng loạt các chương trình giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, chính phủ Pháp vẫn
không thể ngăn chặn một số lượng đáng kể thành viên cộng đồng Hồi giáo lên đến
4,7 triệu người (khoảng 7,5% dân số) đi theo xu hướng cực đoan.
Các chuyên
gia cho biết nhiều thanh niên trẻ ở các cộng đồng Hồi giáo phải sống trong cảnh
nghèo hèn, thất học, không có cơ hội công ăn việc làm nên phẫn chí, chán đời, rất
dễ bị khủng bố dụ dỗ và tẩy não.
Ngoài ra, chính
phủ Pháp trong thời gian qua là thành viên tích cực nhất ở châu u trong liên
minh chống IS do Mỹ đứng đầu. Trên 10.000 binh lính Pháp đang được triển khai ở
nước ngoài - hơn 3.000 ở Tây Phi, 2.000 ở Trung Phi và 3.200 ở Iraq. Sự can thiệp
của Pháp vào Mali trong cuộc chiến chống al-Qaeda năm 2013 được xem là yếu tố
then chốt trong việc làm suy yếu tổ chức thánh chiến này. Mới cuối tuần trước,
Tổng thống Pháp Francois Hollande còn tuyên bố, Pháp sẽ triển khai tàu sân bay
tới Vịnh Ba Tư đễ hỗ trợ cuộc chiến chống IS tại Iraq.
Các sự việc
này kết hợp lại đưa nước Pháp thành tuyến đầu của chủ nghĩa khủng bố ở châu u.
Chuyên gia về
khủng bố Bill Tupman thuộc Đại học Exeter nói rằng vụ tấn công ở Paris hôm
13/11 sẽ có một tác động rất lớn lên bối cảnh xã hội và chính trị ở Pháp. Theo
chuyên gia này trước đây, sự ủng hộ chính trị cho phe cực hữu khá là thấp. Giờ
đây, như phần còn lại của châu u, sự ủng hộ dành cho phe cực hữu, cho các hoạt
động chống nhập cư, chống chủ nghĩa đa văn hóa, bản sắc dân tộc sẽ mạnh hơn bao
giờ hết từ trước đến nay ở châu u. Và 9 vụ tấn công khủng bố hôm nay chắc chắn
làm tăng thêm tình cảm bài Hồi giáo ở Pháp nói riêng và châu u nói chung.
Người dân
cũng sẽ đặt ra những câu hỏi nghiêm túc cho tất cả các chính phủ Tây u, như là
họ đã làm gì cho đến nay để đối phó với bóng ma khủng bố và họ còn phải làm gì
tiếp nữa. Một vấn đề “tiến thoái lưỡng nan” khác là phải làm thế nào để có thể
thắt chặt an ninh mà lại không cản trở các quyền tự do dân chủ thiết yếu (điều
mà Tây u vẫn rất coi trọng).
Trần
Tiến Thành tổng hợp
Đọc thêm:
Toàn cảnh 6vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris:
Nguồn : ĐÂN LUẬN
-