Nghe phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Xuan Diện
Truyền
thông trong nước đưa tin, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thủ đô của Việt Nam hôm 17/3
đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ người ứng cử
đại biểu quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.
Hàng
chục người tự ứng cử trên địa bàn, trong đó có tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nằm
trong danh sách gần 100 người đã được thông qua.
Ông
Diện cho VOA Việt Ngữ biết:
“Sáng
hôm nay, 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị
hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị
hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào
đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới
thiệu, và 48 người, người ta tự ứng cử. Như vậy, có thể nói, đến 13 giờ chiều
hôm nay, có thể khẳng định rằng trong 48 người tự ứng cử này thì không có một
người nào được các thế lực thù địch, hay các tổ chức phản động, tài trợ cả. Nếu
có như vậy thì người ta sẽ bị gạt trong danh sách ngay sáng hôm nay”.
Một
ngày trước đó, nhiều tờ báo trong nước dẫn nguồn tin giấu tên trong “tiểu ban
an ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia cho rằng có tổ chức phản động cung cấp tài
chính để vận động bầu cử cho một số người”.
Có thể khẳng định rằng trong 48 người tự ứng cử này thì không có một người
nào được các thế lực thù địch, hay các tổ chức phản động, tài trợ cả. Nếu có
như vậy thì người ta sẽ bị gạt trong danh sách ngay sáng hôm nay.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. |
Cáo
buộc này, theo tiến sỹ Diện, ngay lập tức đã “gây bức xúc” trong “giới nhân sỹ
trí thức, bản thân cá nhân, gia đình, bạn bè” [của những người tự ứng cử], và
“họ đã nhanh chóng gửi đơn thư để yêu cầu Hội đồng Bầu cử Quốc gia làm rõ về
vấn đề này”.
Trước
đó, truyền thông trong nước đưa tin, trong một cuộc tiếp xúc cử tri cũng tại Hà
Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng “không để lọt vào cơ quan lãnh đạo
cao nhất của đảng, nhà nước những phần tử thế này thế khác”.
Sau
những tuyên bố như vậy, hôm nay, tin cho hay, nhiều ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã bày tỏ quan điểm, trong đó có Thiếu tướng Lê
Mã Lương. Báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Lương nói rằng ông nghĩ “không nên
chỉ nói như thế, nếu được hãy cung cấp rõ ràng, cụ thể vì nói như vậy sẽ làm
phương hại đến tất cả những người tự ứng cử".
Tiến
sỹ Nguyễn Quang A, một người tự ứng cử khác, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc các
ứng viên tự đề cử được thông qua là một tín hiệu “tích cực”.
Ông
nói thêm:
“Những
người tham gia hội nghị hiệp thương lần thứ hai này, mấy hôm trước, họ còn nói
loại người này, loại người kia, và họ cũng đưa những tin để lót đường cho việc
loại này, nhưng mà sáng hôm nay, các vị tham gia hiệp thương đó đã thông qua mà
không loại người nào cả. Trong bối cảnh hiện nay, theo quy định hiện hành, tôi
nghĩ đấy là một dấu hiệu tốt”.
Sáng hôm nay, các vị tham gia hiệp thương đó đã thông qua mà không loại
người nào cả. Trong bối cảnh hiện nay, theo quy định hiện hành, tôi nghĩ đấy là
một dấu hiệu tốt.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A. |
Truyền
thông Việt Nam đưa tin, hôm nay, 100% đại biểu có mặt tại hội nghị Hiệp thương
lần thứ hai bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 đồng ý thông qua danh sách
197 ứng viên đại biểu Quốc hội khối trung ương, trong đó có 19 uỷ viên Bộ Chính
trị.
Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau hội
nghị lần thứ nhất ngày 23/2, Thường vụ Quốc hội đã phân bổ khoảng 35 đại
biểu là người ngoài Đảng ở địa phương, và đây là con số tối thiểu dự kiến.
Ông
Nhân cho biết biết thêm rằng sẽ có “những người ngoài Đảng tự ứng cử, và nếu đủ
tiêu chuẩn sẽ được bổ sung ở các hội nghị hiệp thương tiếp theo”.
Chính
quyền chưa công bố con số ứng viên tự ứng cử, nhưng theo các nguồn tin, có gần
100 người tự ứng cử trên toàn quốc.
Nguồn:
Theo VOA