THÀNH AN
Đại tá Lê Văn Chương, Phó cục trưởng Cục tham mưu cảnh sát, Bộ Công an cho hay, tại Việt Nam hoạt động mua bán người xảy ra phạm vi trên cả 63 tỉnh, thành phố, không chỉ xảy ra mua bán phụ nữ, trẻ em, học sinh, sinh viên mà còn có mua bán đàn ông, bào thai, nội tạng...
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa- Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: THÀNH AN |
"Thời gian qua chúng ta đã phát hiện rất nhiều vụ
buôn bán đàn ông sang Trung Quốc hoặc bán vào các nước khai thác khoáng sản, đá
quý, kim loại chủ yếu để ép buộc cưỡng bức lao động và mại dâm....",
Đại tá Lê Văn Chương - Phó Cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát (Bộ Công an) cho
biết.
Hôm nay (14.7), Bộ Công
an, Bộ Thông tin - Truyền thông và Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức họp báo
công bố quyết định của Thủ tướng về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán
người".
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Cục trưởng Cục báo chí, Bộ thông tin và Truyền thông đã đọc công bố quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10.5.2016 “Ngày toàn dân phòng, chống buôn bán người”. Ảnh: THÀNH AN |
Mục tiêu của việc này là huy động mọi
nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân
tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên
phạm vi toàn quốc.
Khám phá trên 2.200 vụ
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa- Phó Tổng Cục
trưởng Tổng Cục Cảnh sát cho biết, ngày 14.7.2004, Thủ tướng ban hành quyết
định phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ,
trẻ em (nay là chương trình phòng, chống mua bán người, gọi tắt là Chương trình
130/CP).
Sau 12 năm thực hiện Chương trình 130/CP,
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nội bật. Trong năm năm gần đây, các cơ quan
chức năng đã điều tra, khám phá trên 2.200 vụ, bắt hơn 3.300 đối tượng, tổ chức
giải cứu, tiếp nhận gần 4.500 nạn nhân của tội phạm mua bán người. Trong đó có
55% là phụ nữ, trẻ em gái.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa
cũng nêu rõ, hiện nay tình hình hoạt động tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn
diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng (trong giai đoạn 2011 - 2015, phát hiện
tăng 11,6% số vụ so với cùng kỳ thời gian trước). Mỗi năm trung bình trên cả
nước có 500 vụ liên quan đến nạn mua bán người.
Nguyên nhân cơ bản là do siêu lợi nhuận,
mất cân bằng về giới, do khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, thiếu việc làm, do
mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin của người dân; công tác truyền thông, đấu tranh,
trấn áp tội phạm mua bán người chưa đủ mạnh..."
Nam giới thường bị lừa
để cưỡng bức lao động, buôn bán nội tạng
Đại tá Lê Văn Chương, Phó cục trưởng Cục
tham mưu cảnh sát, Bộ Công an cho hay, tại Việt Nam hoạt động mua bán người xảy
ra phạm vi trên cả 63 tỉnh, thành phố, không chỉ xảy ra mua bán phụ nữ, trẻ em,
học sinh, sinh viên mà còn có mua bán đàn ông, bào thai, nội tạng...
Cùng với đó cũng xuất hiện những đường dây
mua bán người xuyên quốc gia, đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch nhưng
thực chất là mua bán để ép buộc cưỡng bức lao động và mại dâm.
Theo Đại tá Lê Văn Chương, nạn nhân nam
giới chủ yếu bị lừa ép ra nước ngoài để cưỡng bức lao động (cưỡng ép làm việc
tại hầm mỏ, khai thác khoáng sản, lò gạch) và buôn bán nội tạng... chủ yếu là
sang Trung Quốc hoặc các nước giàu khoáng sản, kim loại quý hiếm.
Những năm qua, lực lượng công an, biên
phòng toàn quốc đã điều tra, khám phá gần 2.000 vụ, bắt trên 3.000 đối tượng
phạm tội mua bán người. Gần 8.000 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ trở
về tái hòa nhập cộng đồng.
Lợi nhuận vài chục tỉ
USD mỗi năm
Chia sẻ thông tin tại cuộc họp báo, ông
Paul Priest - Quyền điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho
biết, mua bán người là một tội ác chống lại loài người vì nó vi phạm nghiêm
trọng các quyền con người và đang diễn ra ngày càng phức tạp với thủ đoạn ngày
càng tinh vi.
Quang cảnh, buổi họp báo công bố quyết định của Thủ tướng về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" sáng 14.7. Ảnh: THÀNH AN |
Trung bình mỗi năm toàn cầu có tới 1,2
triệu trẻ em bị mua bán, trên 20 tiệu người bị cưỡng lao động và khoảng 17,5
triệu người là nạn nhân của các hoạt động mua bán người, chiếm tới 70% số nạn
nhân được thống kê trên toàn thế giới. Đáng chú ý, 1/3 số nạn nhân của hoạt
động mua bán người lại xuất phát ở khu vực Đông Nam Á.
“Con số những nạn nhân của buôn bán người
mà chúng ta biết là những nạn nhân đã được xác định và công bố. Con số thực tế
còn cao hơn nhiều vì hoạt động buôn bán người đang diễn ra dưới nhiều hình thức
như cưỡng bức hôn nhân, cưỡng ép lao động...” - ông Paul Priest nói.
Đại diện Liên hợp quốc cũng khẳng định cam
kết luôn đồng hành cùng với Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống mua
bán người, cũng như thúc đẩy việc thực hiện các cam kết quốc tế và sư hợp tác
giữa các Chính phủ để giải quyết vấn nạn này.
Đồng thời đề nghị Việt Nam thực hiện
nghiên cứu quốc gia toàn diện về thực trạng mua bán người, nhất là vấn đề cưỡng
bức lao động; xây dựng hính sách hỗ trợ cuộc sống nhiều hơn cho các nạn nhân
của mua bán người khi họ trở về, đồng thời bảo vệ mạnh mẽ quyền của nạn nhân bị
mua bán bất kể độ tuổi nào.
Đặc điểm về tội phạm mua bán người, thứ nhất
đa số là bọn cơ hội và một số có tiền án, tiền sự về mua bán người. Thứ
hai, một số là người nước ngoài đến Việt Nam thông qua công ty môi giới vào
nước ta dưới dạng tham quan, du lịch, thực hiện các hợp đồng, dự án kinh tế
rồi móc nối, câu kết với cò mồi, môi giới người Việt Nam, hình thành những
đường dây mua bán người xuyên quốc gia, quốc tế. Loại thứ ba là một số người
từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người nước ngoài khi về thăm quê lại trở
thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ, trẻ em khác, kể cả những người
thân trong gia đình. Một số người lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại biên
giới hoặc kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới để tham gia hoạt động phạm
tội.
|
Nguồn: Theo Lao Động