Đường liên xã ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) bị chia cắt do lũ. Ảnh: Nhiệt Băng
Bà con miền Trung đang khốn khó chịu đựng trong nước ngập tràn. Thủy điện xả lũ lại được chỉ tên điểm mặt như một nguyên nhân chính khiến từ Quảng Nam vào đến Khánh Hòa rất nhiều nơi chìm trong nước. Người ta cứ bảo rằng thủy điện không xả lũ còn nguy gấp bội, nhưng…
Tôi mới đọc được một vài bài viết chê bai rằng người kêu trời thủy điện xả lũ chẳng biết gì vì xả bao nhiêu, như thế nào, vào mấy giờ…, những nhà chuyên môn đã tính cả rồi. Nếu cứ để đấy vỡ đập, cả hạ du sẽ trôi ra biển! Và còn rất nhiều lý do ABCD nữa để khẳng định như định đóng cột, thủy điện xả lũ chẳng có gì sai, mưa to gió lớn nước nhiều thì cứ phải cắn răng mà chịu thôi.
Trước đây, Hố Hô và nhiều thủy điện khác cũng đã “ca” bài này mặc cho nhà trôi, trâu bò chết, tài sản theo nước và thiệt hại không đếm xuể. Khoan bàn về họ phán đúng hay sai bởi đến ngay cả những người am hiểu tranh cãi cũng còn dài. Tôi muốn nói đến nỗi khổ và cả bực tức của hàng triệu đồng bào miền Trung hiện thời.
Có lẽ từ rất lâu Nha Trang và Tuy Hòa mới ngập lụt nặng nề đến thế. Nhìn những hình ảnh đồng nghiệp gửi về từ nơi mà người dân thường nghĩ nước lụt nếu có cũng chỉ xâm xấp ngoại thành. Nhưng rồi cả dải miền Trung, sau áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài không chỉ 12 thủy điện dồn dập xả lũ mà có thể còn hơn nữa đã nhấn chìm nhiều làng mạc. Dù biện minh thế nào thì nếu xả lũ có kế hoạch, có tổng chỉ huy điều phối và tính toán, thông báo tốt hơn, tôi tin miền Trung không lụt nặng nề như thế.
Đừng có lặp mãi điệp khúc thủy điện phải xả lũ hàng chục năm nay như thế. Tôi không phản đối thủy điện làm thế nhưng tôi không thể hiểu cứ mưa to là phải vậy, điều muôn năm cũ nhưng vẫn tái diễn năm này sang năm khác. Đau lòng hơn khi năm sau lại gây thiệt hại hơn năm trước. Không thể bỏ thủy điện được thì hãy tìm cho dân con đường sống tốt hơn. Hoặc di dời dân hoặc xóa bỏ và đừng vung tay ký cho thủy điện mọc lên dày đặc như thế chứ?
Tại sao cứ bảo thủy điện nhiều nhìn chung lợi hơn, dân sống khấm khá hơn mà lũ chồng lũ, khổ chồng khổ như vậy?
Người dân không cần những con số hoa mắt hay những con số nghe ù tai, cũng chẳng thiết những lý giải biện hộ cho đời sống khốn khổ mỗi khi lũ về. Họ chỉ mong không đỡ hơn thì cũng đừng chạy lũ vật vã vất vả hơn cho những năm sau nữa.
Thủy điện bảo họ không sai, cơ quan quản lý kêu đúng quy trình và dân chúng thì cắn răng chịu đựng! Vậy thì phải có ai sai trong câu chuyện đáng buồn này chứ? Chẳng lẽ lại là ông trời? Tôi không tin chẳng còn cách nào và cứ lo mà chuẩn bị cho những trận lũ cuồng phong tiếp theo. Tôi cũng không nghĩ ai nói mặc người nấy, hết lũ lụt rồi lại thôi.
Tôi tin phải có nơi, có chỗ, có người đứng ra giải quyết hợp tình hợp lý, ổn thỏa và bớt gây thiệt hại nặng nề cho các bên. Nếu không được thế thì có lẽ tại ông trời thật, các bạn ạ!
Nguồn: Theo Lao Động
Trước đây, Hố Hô và nhiều thủy điện khác cũng đã “ca” bài này mặc cho nhà trôi, trâu bò chết, tài sản theo nước và thiệt hại không đếm xuể. Khoan bàn về họ phán đúng hay sai bởi đến ngay cả những người am hiểu tranh cãi cũng còn dài. Tôi muốn nói đến nỗi khổ và cả bực tức của hàng triệu đồng bào miền Trung hiện thời.
Có lẽ từ rất lâu Nha Trang và Tuy Hòa mới ngập lụt nặng nề đến thế. Nhìn những hình ảnh đồng nghiệp gửi về từ nơi mà người dân thường nghĩ nước lụt nếu có cũng chỉ xâm xấp ngoại thành. Nhưng rồi cả dải miền Trung, sau áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài không chỉ 12 thủy điện dồn dập xả lũ mà có thể còn hơn nữa đã nhấn chìm nhiều làng mạc. Dù biện minh thế nào thì nếu xả lũ có kế hoạch, có tổng chỉ huy điều phối và tính toán, thông báo tốt hơn, tôi tin miền Trung không lụt nặng nề như thế.
Đừng có lặp mãi điệp khúc thủy điện phải xả lũ hàng chục năm nay như thế. Tôi không phản đối thủy điện làm thế nhưng tôi không thể hiểu cứ mưa to là phải vậy, điều muôn năm cũ nhưng vẫn tái diễn năm này sang năm khác. Đau lòng hơn khi năm sau lại gây thiệt hại hơn năm trước. Không thể bỏ thủy điện được thì hãy tìm cho dân con đường sống tốt hơn. Hoặc di dời dân hoặc xóa bỏ và đừng vung tay ký cho thủy điện mọc lên dày đặc như thế chứ?
Tại sao cứ bảo thủy điện nhiều nhìn chung lợi hơn, dân sống khấm khá hơn mà lũ chồng lũ, khổ chồng khổ như vậy?
Người dân không cần những con số hoa mắt hay những con số nghe ù tai, cũng chẳng thiết những lý giải biện hộ cho đời sống khốn khổ mỗi khi lũ về. Họ chỉ mong không đỡ hơn thì cũng đừng chạy lũ vật vã vất vả hơn cho những năm sau nữa.
Thủy điện bảo họ không sai, cơ quan quản lý kêu đúng quy trình và dân chúng thì cắn răng chịu đựng! Vậy thì phải có ai sai trong câu chuyện đáng buồn này chứ? Chẳng lẽ lại là ông trời? Tôi không tin chẳng còn cách nào và cứ lo mà chuẩn bị cho những trận lũ cuồng phong tiếp theo. Tôi cũng không nghĩ ai nói mặc người nấy, hết lũ lụt rồi lại thôi.
Tôi tin phải có nơi, có chỗ, có người đứng ra giải quyết hợp tình hợp lý, ổn thỏa và bớt gây thiệt hại nặng nề cho các bên. Nếu không được thế thì có lẽ tại ông trời thật, các bạn ạ!
Nguồn: Theo Lao Động