Xuân
Dương: "Người dân rất mong muốn Đảng, Nhà nước dọn sạch bọn
quan tham, bọn nhũng nhiễu, bức hại dân lành, mong muốn một đất nước đúng với
tiêu chí “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” chứ không phải một
đất nước với xã hội văn hóa, đạo đức xuống cấp, tệ nạn xã hội tràn lan, môi
trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, không phải một đội ngũ khá đông đảo quan
chức bộ ngành, địa phương “nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng dở”.
Người viết cho rằng, tại thời điểm này Tổng Bí thư đã
khá nương nhẹ khi cho rằng: “Ở
trên làm mà dưới không làm là địa phương mất uy tín”.
Tham nhũng, lãng phí, thoái hóa, biến chất là giặc nội
xâm và sự gây hại của họ chẳng khác gì “giặc Ngô”.
Thế nên không đánh cho “sạch không kình ngạc” mà chỉ
đánh vào “uy tín” liệu họ có run sợ?
Thực tế cho thấy có người chẳng cần gì “uy tín” miễn
là có “uy quyền”. "
Tranh biếm hoạ phòng chống tham nhũng của Duy Liên trên Báo Nhân dân |
(GDVN) - Nhân từ với kẻ thù của đất nước, dân tộc là
tàn nhẫn với dân, với nước.
Trong "Bình Ngô đại cáo", cụ Nguyễn Trãi
viết: “Đánh một trận, sạch
không kình ngạc. Đánh hai trận, tan tác chim muông…”.
“Đánh” ở đây là đánh bọn xâm lược phương Bắc mà cha
ông ta thời nhà Lê gọi là “giặc Ngô” (giặc Minh).
Ghét cay ghét đắng bọn “giặc Ngô’ khiến dân gian xuất
hiện những câu thành ngữ như “Thằng Ngô, con đĩ” hoặc “Giặc bên Ngô không bằng
bà cô bên chồng”,…
Tuy nhiên nếu nghiền ngẫm kỹ sẽ thấy cụ Nguyễn Trãi
nói đánh giặc Ngô để đất nước “sạch không kình ngạc”, đánh cho “tan tác chim
muông” chứ không phải là đánh “chết tươi” kẻ thù xâm lược.
Trong bài thơ chúc Tết cuối cùng gửi đồng bào chiến sĩ
cả nước năm 1969, Cụ Hồ Chí Minh viết “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Tư
tưởng của Cụ Hồ cũng là theo cái mạch ý của tiền nhân mà mọi người Việt luôn
ghi nhớ.
Gặp gỡ cử tri sau Hội nghị Trung ương 6 khóa 12,
đề cập đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, chống lợi ích nhóm, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng nói:
“Phương
châm là không phải đánh cho một đòn “chết tươi” … Trước nói đánh từ vai đánh
xuống, nhưng bây giờ đánh trên đầu rất mạnh, các tỉnh cũng phải làm mạnh đi, ở
trên làm mà dưới không làm là địa phương mất uy tín”.
[1]
Có thể thấy cách thức mà Trung ương và Tổng Bí thư
đang tiến hành nhằm mục đích đầu tiên là làm cho trong Đảng, tiếp đó là bộ máy
công quyền “sạch không kình ngạc” chứ không nhất thiết phải là “tan tác chim
muông”.
Người dân rất mong muốn Đảng, Nhà nước dọn sạch bọn
quan tham, bọn nhũng nhiễu, bức hại dân lành, mong muốn một đất nước đúng với
tiêu chí “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” chứ không phải một
đất nước với xã hội văn hóa, đạo đức xuống cấp, tệ nạn xã hội tràn lan, môi
trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, không phải một đội ngũ khá đông đảo quan
chức bộ ngành, địa phương “nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng dở”.
Người viết cho rằng, tại thời điểm này Tổng Bí thư đã
khá nương nhẹ khi cho rằng: “Ở
trên làm mà dưới không làm là địa phương mất uy tín”.
Tham nhũng, lãng phí, thoái hóa, biến chất là giặc nội
xâm và sự gây hại của họ chẳng khác gì “giặc Ngô”.
Thế nên không đánh cho “sạch không kình ngạc” mà chỉ
đánh vào “uy tín” liệu họ có run sợ?
Thực tế cho thấy có người chẳng cần gì “uy tín” miễn
là có “uy quyền”.
Nếu coi trọng uy
tín, coi trọng danh dự, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã chẳng
“chí phèo” đến mức tuyên bố: “Tôi về hưu rồi, muốn xử ra sao thì xử”.
|
Lịch sử cho thấy chỉ với 12 sứ quân, đất nước đã loạn
lạc, muôn dân lầm than oán hận.
Các sứ quân này mới chỉ là các lãnh chúa một vùng,
không phải vương hầu hay vua chúa.
Nếu đất nước có vài chục sứ quân ở địa phương, lại
thêm hàng chục sứ quân các bộ, ngành, nếu mỗi sứ quân lại là “vua con” chứ
không phải lãnh chúa thì tương lai đất nước, dân tộc sẽ thế nào?
Sẽ là sai lầm nếu chỉ chú ý đến các “vua con” ở địa
phương mà quên “vua con” tại các bộ, ban, ngành.
Các ngành Công thương, Ngân hàng, Dầu khí bị lũng đoạn
trong nhiều năm, điển hình là đại án OceanBank, là hơn chục dự án nghìn tỷ có
nguy cơ đắp chiếu là do con người hay do thể chế?
Tại sao chữa bệnh cứu người lại tồn tại việc nhập lậu thuốc chữa
bệnh và giá thuốc cao so với thu nhập của người dân?
Tại sao ngành Giáo dục năm nào cũng bắt dân bỏ tiền mua sách giáo khoa?...
Tại sao cả triệu người kê khai tài sản mà
chỉ có bốn, năm người bị xử lý?
Có phải nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc có quá nhiều
“vua con”, từ hiện trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Nói thế để thấy, nếu trên làm, dưới không làm mà chỉ
bị “mất uy tín” thì sẽ có người không sợ.
Ngày 29/9/2017, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã
có thông báo số 116-TB/UBKTTU “Về
kết quả kiểm tra, xem xét xử lý kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên
tại Sở Xây dựng”.
Hình thức kỷ luật cao nhất đối với tổ chức/cá nhân sai
phạm là khiển trách, số còn lại thì “kiểm điểm sâu sắc và nghiêm túc rút kinh
nghiệm”.
Sau khi công bố kỷ luật, người lãnh đạo cao nhất tỉnh
này hoan hỉ tuyên bố:
“Cần
thực hiện công khai để đảng viên trong Đảng bộ hiểu rõ bản chất vụ việc, đâu là
việc đúng, sai, để thể hiện tính minh bạch trong xử lý vi phạm"?
[2]
Kể thì cũng lạ,
nếu các đảng viên trong Đảng bộ không hiểu rõ bản chất vụ việc thì làm sao
dám giơ tay biểu quyết hình thức kỷ luật khiển trách hay nghiêm túc rút kinh
nghiệm, còn nếu đã hiểu rõ vụ việc, đã nhất trí rất cao hình thức kỷ luật thì
vì sao cần rùm beng chuyện “công khai”?
|
Liệu có phải “công khai” để “trên” hiểu rằng “dưới”
đang “minh bạch” đây, “dưới” đang hết mình chống tiêu cực chứ không phải là
chống … eo (eo tức là lưng đấy).
Có lẽ cũng nên bàn thêm về “tính minh bạch trong xử lý
vi phạm” của tổ chức đảng tỉnh này khi mà chính Thông báo 116-TB/UBKTTU đã liệt
kê quá nhiều sai phạm của ông Phó Chủ tịch tỉnh khi còn làm Giám đốc sở Xây
dựng.
Nào là thành lập thêm mấy ban không đúng, tuyển dụng
hơn 40 trường hợp sai, quy hoạch Phó Giám đốc sở cho “hot girl Quỳnh Anh”
có vấn đề, đặc biệt là chuyện “dấm dúi” đưa cô gái này vào danh sách học lý
luận chính trị cao cấp…
Theo khoản 1, điều 8, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
thì:
“Đảng
viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không
có lý do chính đáng;
Đảng viên giảm sút
ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không
tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh
sách đảng viên”.
Trần Vũ Quỳnh Anh tự ý bỏ việc, từ tháng 9/2016 đến
tháng 9/2017 không sinh hoạt đảng, từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2017 không đóng
đảng phí, trong quá trình làm việc không kê khai tài sản dù thuộc diện phải kê
khai.
Thế thì vì lẽ gì sau 12 tháng bỏ sinh hoạt đảng và sau
9 tháng không đóng đảng phí, người này mới bị khai trừ khỏi Đảng?
Vấn đề ở đây không chỉ là trách nhiệm của Chi bộ, của
Đảng ủy Sở Xây dựng Thanh Hóa mà còn là của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm
tra tỉnh ủy và trên hết là của Bí thư Tỉnh ủy.
Ai, bộ phận nào đã cố tình trì hoãn việc khai trừ bà
Quỳnh Anh khỏi Đảng, có hay không sự hậu thuẫn nào đó từ những người có trách
nhiệm khi chậm khai trừ và những biện minh rất khó hiểu về việc không thể kiểm
tra tài sản nguyên đảng viên này?
Chúng ta thường
nói xử lý sai phạm phải nghiêm minh, phải thượng tôn pháp luật, riêng với
đảng viên còn phải tuân theo Điều lệ Đảng và “những điều đảng viên không được
làm”.
|
Vậy Ủy ban Kiểm tra Trung ương nghĩ sao về hành vi vi
phạm điều lệ Đảng của các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thuộc Tỉnh ủy Thanh
Hóa?
Vụ việc Trung ương xử lý các đảng viên Nguyễn Xuân
Anh, Huỳnh Đức Thơ và Thành ủy Đà Nẵng được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Vậy vụ việc “tự kiểm điểm, tự kỷ luật” ở Đảng bộ Thanh
Hóa mà dư luận rất ngạc nhiên có cần được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét?
Để minh chứng ý kiến nhân dân, xin trích ý kiến đảng
viên lão thành, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:
“Xử
lý tiêu cực phải quyết liệt, đừng để như Yên Bái, Thanh Hóa; vấn đề liên quan đến lãnh
đạo cấp tỉnh thì Trung ương phải vào cuộc”.
[1]
Những việc rõ như ban ngày xảy ra ở Yên Bái, Thanh
Hóa,… chậm được giải quyết có phải vì “phép trên” thua “lệ dưới”?
Chuyện ở Thanh Hóa khiến dư luận liên tưởng đến câu
thành ngữ hiện đại “Hà Nội không vội được đâu”,
sự liên quan thế nào có lẽ bạn đọc đều biết nên không cần nói rõ. Có phải do có
điểm chung nào đó nên ở đây: “Kỷ luật - không vội được đâu”?
“Hy sinh đời bố, củng cố đời con” là câu thành ngữ
hiện đại nhưng đã sớm trở nên lạc hậu. Không “hy sinh đời bố” mà vẫn “củng cố”
được đời con mới là điều các “bố” đang quyết tâm theo đuổi.
Để làm được việc đó, người ta thực hiện nguyên tắc Ba
không: “Đồng chí không bằng đồng minh”; “Uy tín không bằng uy quyền”; “ “Lệnh
trên” không bằng “cồng dưới”.
“Đồng minh” là cách diễn giải “lịch sự” của hiện tượng
“kết bè kéo cách” mà Tổng Bí thư và các văn bản Trung ương Đảng từng đề cập.
Có đồng minh, việc lớn hóa nhỏ, việc to hóa bé, việc
bé hóa … bùn, có đồng minh là có nghị quyết, thông báo theo ý của “Minh chủ”.
Một khi “đồng minh” chiếm thế áp đảo thì chẳng lẽ kỷ
luật tất cả, kỷ luật hết thì lấy đâu người làm việc?
Có “đồng minh” là có uy quyền, có thể trở thành “vua
con”, khi đó thiểu số những đồng chí “ấm ức” chắc chẳng phải chờ cả năm mới
nhận được quyết định kỷ luật như trường hợp “hot girl Quỳnh Anh” ở Thanh Hóa.
Vẫn biết Cụ Nguyễn Trãi đã viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung
tàn; Lấy chí nhân để thay cường bạọ”,
nhưng dân gian cũng có câu “Nhân từ với
kẻ thù là tàn nhẫn với bản thân".
Nhân từ với kẻ thù của đất nước, dân tộc là tàn nhẫn
với dân, với nước.
Sau lời cảnh tỉnh của Tổng Bí thư: “Ai trót để tay nhúng
chàm thì hãy sớm tự gột rửa” liệu sẽ có bao nhiêu cánh tay tự
nguyện giơ lên xin phép “tự gột rửa”?
Chẳng phải suốt mấy năm trời kê khai tài sản, chỉ có
vài người trong số gần triệu người bị phát hiện kê khai không trung thực?
Chẳng phải quan “to” như Hồ Xuân Mãn, Vũ Huy Hoàng, Trần Văn Truyền, Nguyễn Xuân Anh,
quan “nhỡ” như Hồ Thị Kim Thoa, Phan Thị Mỹ Thanh,
quan “bé” như Ninh Văn Quỳnh… đều đã kê khai tài sản đó sao?
Vậy thì nhân từ có phải là phương thuốc hữu hiệu khi
người ta không phải “trót” mà cố tình nhúng chàm?
Xuất phát từ truyền thống nghìn năm của dân tộc, chiến
lược lâu dài trong cuộc chiến chống nội xâm đúng là phải nhân từ, nhưng chiến
thuật tại thời điểm này phải là “một đòn … chết tươi”.
Tài liệu tham khảo:
Xuân
Dương
Nguồn: Theo GDVN