Nhận được tin buồn Nhà giáo ĐẶNG THỊ THANH BIÊN, phu nhân TS Hà Sĩ Phu, đã tạ thế ngày 13-10-2017, hưởng thọ 74 tuổi, sau một cơn bệnh nặng. Tang lễ đã được cử hành ngày 16-10-2017 tại Đà Lạt.
Ban Biên Tập thành thật chia buồn với TS Hà Sĩ Phu và gia quyến.
Dân Quyền
Trời không
mưa như dự báo thời tiết.
Côn an không "hỏi thăm".
Vòng hoa của các tổ chức XHDS (CLB Phan Tây Hồ, CLB Lê Hiếu Đằng, Mạng lưới Blogger VN...) và nhiều cá nhân XHDS không bị "xin đểu" banron như tang lễ tướng Trần Độ, ô Lê Hiếu Đằng, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, cụ bà lão thành - thân sinh Anh Ba Sàm, phu quân nghệ sĩ Kim Chi...
May đấy! Nếu họ lặp lại chuyện ngu xuẩn, ti tiện thì chắc chắn có nhiều phóng sự kèm hình ảnh, clip "đảng ta là đạo đức, là văn minh" rộn ràng trên truyền thông lề dân và quốc tế.
FB Võ Văn Tạo
Lê Phú Khải: BÀ HÀ SĨ PHU - MỘT PHỤ NỮ THẦM LẶNG HY SINH
TS Hà Sĩ Phu và vợ Đặng Thị Thanh Biên. Nguồn: Võ Văn Tạo. |
Thầm lặng hy sinh
Nhà báo Lê Phú Khải
15 - 10 - 2017
Phu nhân Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ Phu) là Nhà giáo ĐẶNG THỊ THANH
BIÊN, sinh ngày 10-11-1944, Nguyên quán: Làng Hoàng xá, Vân Đình, huyện Ứng
Hòa, Hà nội, do bệnh nặng đã tạ thế hồi 5 giờ 40 phút ngày 13-10-2017, hưởng
thọ 74 tuổi.
Lễ viếng và truy điệu sáng nay 16-10-2017 tại tư gia 112 Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt, Lâm Đồng. Sau đó di quan và Hóa thân về cõi vĩnh hằng tại Đài hóa thân TP Đà lạt.
Được biết từ lúc Phu nhân TS Hà Sĩ Phu trút hơi thở cuối cùng đến sớm nay, công an, an ninh của tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt chưa có động thái nào gây gổ, xúc phạm, đe dọa tang quyến cũng như giật băng tang như công an Hà Nội, Hải Phòng, Tp HCM; cũng chưa có động thái chặn người đến viếng từ nơi đi (như Tp HCM) và nơi đến (TP Đà Lạt). Họ cũng đã cử đoàn viếng và là một trong các đoàn đến viếng sớm nhất. Xin Thượng đế ghi nhận để nương nhẹ sự trừng phạt đối với họ và gia đình.
Lễ viếng và truy điệu sáng nay 16-10-2017 tại tư gia 112 Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt, Lâm Đồng. Sau đó di quan và Hóa thân về cõi vĩnh hằng tại Đài hóa thân TP Đà lạt.
Được biết từ lúc Phu nhân TS Hà Sĩ Phu trút hơi thở cuối cùng đến sớm nay, công an, an ninh của tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt chưa có động thái nào gây gổ, xúc phạm, đe dọa tang quyến cũng như giật băng tang như công an Hà Nội, Hải Phòng, Tp HCM; cũng chưa có động thái chặn người đến viếng từ nơi đi (như Tp HCM) và nơi đến (TP Đà Lạt). Họ cũng đã cử đoàn viếng và là một trong các đoàn đến viếng sớm nhất. Xin Thượng đế ghi nhận để nương nhẹ sự trừng phạt đối với họ và gia đình.
Tôi mượn cụm từ “Thầm
lặng hy sinh” của trang mạng Bauxite (15.10.2017) chia buồn với tiến sỹ Hà Sỹ
Phu về sự ra đi của chị Đặng Thị Thanh Biên, người bạn đời của ông, làm đầu đề
cho bài viết này.
Năm 1988, sau khi vô tình đọc được bài tiểu luận “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” in rô-nê-ô ký tên Hà Sỹ Phu, ở Đà Lạt, tôi bất ngờ quá và muốn lên ĐL gặp tác giả xem con người này “mặt ngang mũi dọc” như thế nào. Tôi xin đi theo đoàn công nhân chăn heo của Xí nghiệp Liên hợp chăn nuôi tỉnh Tiền Giang đi tham quan Đà Lạt năm đó. Giám đốc xí nghiệp là anh Năm Phước đồng ý cho tôi đi không mất tiền với tư cách là một nhà báo của cơ quan ngôn luận TW thường trú tại Đồng bằng sông Cửu Long, đi quan sát…
Anh Tụ (Nguyễn Xuân Tụ), tên thật của HSP, là một người thấp, nhỏ, để ria mép, tính cách hiền hậu, ôn hòa rất dễ gần, dễ mến. Tôi lúc đó cứ suy nghĩ miên man, không hình dung ra một con người dáng vẻ bề ngoài thế này… lại có một tư duy sắc sảo, quyết liệt đến thế? Chị Biên vợ anh là một phụ nữ cao lớn, vẻ mặt phúc hậu, ít nói. Chị lặng lẽ rót thêm nước sôi vào bình trà cho chồng tiếp người khách… không mời mà đến là tôi (!) Lúc đó anh chị có một cái “quán cóc” bán những đồ lặt vặt như bánh kẹo, mỳ gói, nước ngọt… ngay tại nhà.
Từ đó, cứ cách vài năm tôi lại đi Đà Lạt một lần và lần nào cũng đến thăm vợ chồng H.S.P. Cho đến khi anh HSP trở thành một “thế lực thù địch” có tên tuổi trong hàng ngũ những người đấu tranh dân chủ ở VN thì tình hình có khác… Chị Biên càng lặng lẽ và ít nói. Trong ánh mắt của người phụ nữ này tôi đọc được những suy nghĩ nung nấu, mặc dù chị vẫn ân cần, niềm nở với những người bạn của chồng từ bốn phương trời của đất nước đến thăm anh.
Một lần, lúc HSP đang bị truy bức quyết liệt, tôi mạnh dạn hỏi anh, tình hình thế nào? Anh kể: “Bọn du côn giả vờ đánh nhau trước cửa nhà tôi. Chúng chọi đá vào nhau, và, chủ yếu là ném đá vào cửa hàng của vợ chồng tôi. Một viên đá “lạc” vào trúng đầu vợ tôi, máu me be bét! Tôi phải vội băng bó cho bà ấy (!) Tôi định xông vào hỏi thăm chị Biên, nhưng nghĩ kỹ, lại thôi. Tôi hỏi anh HSP: Sau đó chị ấy thế nào? Anh Phu trả lời: Vẫn lặng lẽ và lì hơn trước. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Trước khi ra về, tôi xuống bếp chào chị Biên. Chị nói: Lần nào lên Đà Lạt anh cũng đến thăm nhà em, quý hóa quá!
Năm 1996, anh HSP lãnh án tù 1 năm. Lúc về đến Tân Sơn Nhất, anh còn ở lại khách sạn sân bay, nhà thơ Hoàng Hưng còn gọi điện báo cho tôi cả số điện thoại khách sạn anh ở. Tôi gọi điện đến. Từ đầu dây đằng kia một người đàn ông hỏi: Muốn gặp ai? Tôi trả lời muốn gặp Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ, bạn tôi, vừa đi tù về (!) Hỏi: Để làm gì? Tôi trả lời, để mời anh Tụ về nhà tôi nghỉ ít bữa cho khỏe trước khi về Đà Lạt (!) Tôi cố tình “mời” như vậy biết rõ đây là lời mời rất vô duyên! Nhưng để anh Tụ và mọi người thấy anh không bao giờ cô đơn cả! Anh Tụ trả lời: Cảm ơn LPK, nhưng mình nhớ vợ lắm, phải về ngay!
Năm 1988, sau khi vô tình đọc được bài tiểu luận “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” in rô-nê-ô ký tên Hà Sỹ Phu, ở Đà Lạt, tôi bất ngờ quá và muốn lên ĐL gặp tác giả xem con người này “mặt ngang mũi dọc” như thế nào. Tôi xin đi theo đoàn công nhân chăn heo của Xí nghiệp Liên hợp chăn nuôi tỉnh Tiền Giang đi tham quan Đà Lạt năm đó. Giám đốc xí nghiệp là anh Năm Phước đồng ý cho tôi đi không mất tiền với tư cách là một nhà báo của cơ quan ngôn luận TW thường trú tại Đồng bằng sông Cửu Long, đi quan sát…
Anh Tụ (Nguyễn Xuân Tụ), tên thật của HSP, là một người thấp, nhỏ, để ria mép, tính cách hiền hậu, ôn hòa rất dễ gần, dễ mến. Tôi lúc đó cứ suy nghĩ miên man, không hình dung ra một con người dáng vẻ bề ngoài thế này… lại có một tư duy sắc sảo, quyết liệt đến thế? Chị Biên vợ anh là một phụ nữ cao lớn, vẻ mặt phúc hậu, ít nói. Chị lặng lẽ rót thêm nước sôi vào bình trà cho chồng tiếp người khách… không mời mà đến là tôi (!) Lúc đó anh chị có một cái “quán cóc” bán những đồ lặt vặt như bánh kẹo, mỳ gói, nước ngọt… ngay tại nhà.
Từ đó, cứ cách vài năm tôi lại đi Đà Lạt một lần và lần nào cũng đến thăm vợ chồng H.S.P. Cho đến khi anh HSP trở thành một “thế lực thù địch” có tên tuổi trong hàng ngũ những người đấu tranh dân chủ ở VN thì tình hình có khác… Chị Biên càng lặng lẽ và ít nói. Trong ánh mắt của người phụ nữ này tôi đọc được những suy nghĩ nung nấu, mặc dù chị vẫn ân cần, niềm nở với những người bạn của chồng từ bốn phương trời của đất nước đến thăm anh.
Một lần, lúc HSP đang bị truy bức quyết liệt, tôi mạnh dạn hỏi anh, tình hình thế nào? Anh kể: “Bọn du côn giả vờ đánh nhau trước cửa nhà tôi. Chúng chọi đá vào nhau, và, chủ yếu là ném đá vào cửa hàng của vợ chồng tôi. Một viên đá “lạc” vào trúng đầu vợ tôi, máu me be bét! Tôi phải vội băng bó cho bà ấy (!) Tôi định xông vào hỏi thăm chị Biên, nhưng nghĩ kỹ, lại thôi. Tôi hỏi anh HSP: Sau đó chị ấy thế nào? Anh Phu trả lời: Vẫn lặng lẽ và lì hơn trước. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Trước khi ra về, tôi xuống bếp chào chị Biên. Chị nói: Lần nào lên Đà Lạt anh cũng đến thăm nhà em, quý hóa quá!
Năm 1996, anh HSP lãnh án tù 1 năm. Lúc về đến Tân Sơn Nhất, anh còn ở lại khách sạn sân bay, nhà thơ Hoàng Hưng còn gọi điện báo cho tôi cả số điện thoại khách sạn anh ở. Tôi gọi điện đến. Từ đầu dây đằng kia một người đàn ông hỏi: Muốn gặp ai? Tôi trả lời muốn gặp Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ, bạn tôi, vừa đi tù về (!) Hỏi: Để làm gì? Tôi trả lời, để mời anh Tụ về nhà tôi nghỉ ít bữa cho khỏe trước khi về Đà Lạt (!) Tôi cố tình “mời” như vậy biết rõ đây là lời mời rất vô duyên! Nhưng để anh Tụ và mọi người thấy anh không bao giờ cô đơn cả! Anh Tụ trả lời: Cảm ơn LPK, nhưng mình nhớ vợ lắm, phải về ngay!
Bất cứ một người đấu
tranh dân chủ nào ở VN, cũng có một hậu phương vững chắc là những người vợ
“thầm lặng hy sinh” như thế để vững tâm trên con đường mình đã chọn. Hơn ai
hết, người vợ sống bên chồng, hiểu rất rõ chồng mình đã làm gì, vì cái gì, anh
ta sống ra sao, nhân cách thế nào để mà vững tâm làm chỗ dựa vững chắc cho
chồng. Chị Biên là một người vợ như thế. Những lần tôi thăm HSP sau này, anh
cho biết, hàng xóm, bà con trong khu phố, sau nhiều năm đã hiểu anh, họ chào
hỏi anh khi gặp và vui vẻ với anh. Tôi đã nhiều lần “phỏng vấn” nếu có dịp tiếp
xúc với cán bộ, đảng viên, thậm chí cả những người có chức sắc ở ĐL, họ đều cảm
phục vợ chồng HSP.
Có người còn cho tôi hay, nhiều lần nhà nước muốn cấp nhà cho anh, nhưng anh không nhận. Lý do: “nhà ít người!” Tôi muốn viết ra điều này để nhà cầm quyền biết rằng, lòng người là như thế. Phải lắng nghe từ nhiều phía. Đừng chỉ tin vào những “báo cáo” của cấp dưới, chỉ muốn thăng quan tiến chức và nói cho vừa lòng cấp trên (!)
Lần cuối tôi đến thăm chị Biên (2015), vì biết chị đã yếu, không ngồi dậy được. Tôi đem một chút quà nhỏ, anh HSP đưa tôi vào tận giường thăm chị… Thôi, tôi không viết được nữa rồi vì…mắt đã nhòe lệ…
Có người còn cho tôi hay, nhiều lần nhà nước muốn cấp nhà cho anh, nhưng anh không nhận. Lý do: “nhà ít người!” Tôi muốn viết ra điều này để nhà cầm quyền biết rằng, lòng người là như thế. Phải lắng nghe từ nhiều phía. Đừng chỉ tin vào những “báo cáo” của cấp dưới, chỉ muốn thăng quan tiến chức và nói cho vừa lòng cấp trên (!)
Lần cuối tôi đến thăm chị Biên (2015), vì biết chị đã yếu, không ngồi dậy được. Tôi đem một chút quà nhỏ, anh HSP đưa tôi vào tận giường thăm chị… Thôi, tôi không viết được nữa rồi vì…mắt đã nhòe lệ…