I-Lời giới
thiệu
Trước khi
trình bày Diễn đàn APEC, chúng tôi xin lược qua một số Tổ
chức hoặc Hiệp hội trên thế giới để có tầm nhìn chung và so sánh. Chúng
tôi sẽ không đề cập tới ba Tổ chức: Hiệp định đối tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership hay TPP), Hợp tác
kinh tế toàn vùng (Regional Comprehensive Economic Partnership hay RECEP),
Vùng Mậu dịch tự do Á châu-Thái Bình Dương (Free Trade Area of Asia
Pacific hay FTAAP).
Trên thế giới
hiện nay, mỗi lục địa đều có một hoặc hai
tổ chức hợp tác kinh tế và chính trị như Liên hiệp Âu châu (E.U) với 28 nước (27 nếu
không kể nước Anh), hai tổ chức MERCOSUR và NAFTA ở Mỹ Châu, Hiệp
hội ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) với 10 nước ở Đông nam Á
Châu, Tổ chức Kinh tế Thượng Hải và Tổ chức BRICS.
Ngoài ra còn có ba Diễn đàn (Forum) ARF, ASEM và APEC.
Nếu MERCOSUR
và NAFTA là hai tổ chức chuyên về tự do mậu dịch thì Liên hiệp Âu Châu và ASEAN
đặt tầm quan trọng cả kinh tế lẫn chính trị.
MERCOSUR ra đời
vào tháng 3-1991 bao gồm 4 nước thường trực Brazil, Argentina, Paraguay và
Uruguay và 6 nước hợp tác Bolivia, Chi Lê, Peru, Colombia, Ecuador và
Venezuela.
NAFTA (North
American Free Trade Agreement) được thành lập đầu tháng giêng 1994 bao gồm ba xứ
Bắc Mỹ là Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Mexico.
II-Các Tổ
chức và Hiệp hội tiêu biểu
1-Liên hiệp Âu
châu (European Union, EU)
EU ra đời năm 1957 do 6 nước
sáng lập sau: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hoà Lan, Lục Xâm Bảo (Luxembourg).
Nối tiếp gia nhập là Anh, Ái Nhĩ Lan, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển. Sau khi Liên Xô tan vỡ năm 1991, ba
xứ Baltic và các nước Đông Âu cũ xin gia nhập tổ chức này năm 2004.
Nước gia nhập cuối cùng là Crotia năm 2013. Trọng lượng của khối EU năm
2016 là 6,8% dân số và 26% tổng sản lượng thế giới. Tổng
sản lượng của EU (11.885 tỷ USD) kém xa tổng sản lượng Hoa Kỳ (18.570)
và chỉ hơn tổng sản lượng của Trung Quốc chút ít (11.564). Chắc chắn
EU sẽ bị Trung Quốc vượt qua trong năm 2017.
2-Hiệp hội
các nước Đông nam Á châu (Association of
Southeast Asian Nations, ASEAN )
ASEAN ra đời
năm 1967 trong bối cảnh chiến tranh lạnh với 5 thành viên sáng lập là
Indonêxia, Malaixia, Phi Luật Tân, Thái Lan và Xingapo. Sau đó, các nước trong
vùng tiếp tục gia nhập là Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar/Miến
Điện (1997) và Campuchia (1998). Phải nói là Việt Nam đã lỡ mất cơ hội gia nhập
tổ chức này sau 1975. Trọng lượng của 10 nước ASEAN còn quá khiêm
tốn, chỉ chiếm 8,4% dân số với 637,4 triệu dân và 5,6%
tổng sản lượng thế giới với 2.548 tỷ USD.
3-Tổ chức Hợp
tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization, SCO)
Hai tổ chữc quốc tế khác ít
được nhiều người chú ý nhưng không kém quan trọng là Tổ chức Hợp
tác Thượng Hải viết tắt là SCO và BRICS .
SCO ra đời năm 2001 do sáng
kiến của Trung Quốc với sáu thành viên sáng lập sau: Trung Quốc, Nga
Sô, Kazakhstan, Kyrgystan, Tajidstan và Uzbekistan. Hai thành viên mới vừa
gia nhập trong tháng 6-2017 là Ấn Độ và Pakistan. Ngoài ra còn có bốn
nước tham gia với tư cách quan sát viên là BaTư, Afghanistan, Mông Cồ và
Belarus. Trong dài hạn, bốn nước này có khả năng trở thành thành viên
chính thức như trường hợp của Ấn Độ và Pakistan sau một thời gian
tham dự với tư cách quan sát viên.
Mục tiêu của tổ chức này
chủ yếu là hợp tác hữu nghị, tránh xung đột về biên giới, đảm bảo
an ninh và ổn định trong vùng sau khi khối Liên Xô sụp đổ. Riêng Trung
Quốc có ý đồ tranh giành ảnh hưởng các nước láng giềng thuộc khối
Liên Xô cũ cùng đồng thời kiểm soát các nước Hồi giáo Trung Á có ý
đồ làm lan rộng ảnh hưởng ở Tân Cương Hồi giáo chưa kể nhiều nước
trong khối này giàu tài nguyên về dầu hoả và khí đốt. Trọng lượng
của 12 nước này chiếm 41,8% dân số và 35,5% tổng sản
lượng thế giới
4-BRICS (Brazil,
Russia, India, China, South Africa).
Tổ chức BRICS ra đời năm 2009
do bốn nước đang phát triển sáng lập sau: Brazil, Nga Sô, Ấn Độ, Trung
Quốc. Nam Phi gia nhập năm 2011. Mục tiêu của khối này là thành lập
một ngân hàng có tầm cở quốc tế với vốn 100 tỷ USD để làm đối
trọng với Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới do Mỹ
thao túng. Ngân hàng của BRICS có ý định cho vay với điều kiện dễ
dãi không gò bó như hai tổ chức kia. Tuy chỉ có năm nước nhưng trọng
lượng đứng hạng nhì về dân số (41,5%) lẫn tổng sản lượng (37,8%)
thế giới.
Người ta chú ý Trung Quốc và
Ấn Độ có mặt trong hai tổ chức SCO và BRICS.
[Phi Châu và các nước khối Á Rập
chưa có những tổ chức hợp tác kinh tế tương tự ngoài các tổ chức chính trị].
III-Diễn đàn (Forum)
1-Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN
(Asean Regional Forum) viết tắt là ARF thành lập 1993 ở Xingapo chuyên về an
ninh khu vực bao gồm 22 nước : 10 nước trong khối ASEAN, Liên hiệp Châu
Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn quốc, Gia Nã Đại, ba nước ở
Úc châu và Mông Cổ.
2-Diễn đàn ASEM (Asia-Europe
Meeting) ra đời năm 1997 với mục đích đối thoại giữa Liên hiệp Âu châu và Á
Châu bao gồm 10 nước ASEAN và ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
3-Diễn đàn Hợp
tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation) viết tắt
là APEC
Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh lần
thứ 25 của APEC ở Đà Nẳng (Việt Nam) trong tháng 11 này, tác giả xin trình
bày tổ chức này cùng với thành quả của nó từ 28 năm qua.
Diễn đàn APEC bao gồm 21
nước trên bốn lục địa Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu.
Mục tiêu của
APEC
Do sáng kiến của thủ tướng Úc Bob
Hawk đưa ra năm 1989, APEC là một tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế
và chính trị. Phải nói vị thủ tướng này có tầm nhìn xa vì vào thời điểm đó, ông
đã tiên đoán rằng vùng thịnh vượng kinh tế của thế kỷ 21 là ở Châu Á-Thái Bình
Dương với sự trỗi dậy của Trung Quốc và một số nước ở Á Châu trong vùng.
Thành viên
Tháng 11-1989, một hội nghị họp tại
thủ đô Canberra của Úc gồm có 12 nước sáng lập là : Úc Châu, Tân Tây Lan,
Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Hàn Quốc và 6 nước thuộc khối ASEAN (Thái Lan,
Indonêxia, Malaixia, Phi Luật Tân, Xingapo và Brunei). Tháng 11-1991, APEC nhận
thêm ba thành viên mới là Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan. Hongkong được gia
nhập vì còn thuộc Anh Quốc vào thời điểm này. Điều đáng chú ý là mặc dù Đài
Loan được nhận làm thành viên nhưng Trung Quốc làm áp lực tổ chức này để Đài
Loan không được gọi là Cộng Hoà Trung Hoa mà chỉ được gọi là Trung Hoa-Đài Bắc
(China-Taipei) và tổng thống xứ này không được tham dự hội nghị thượng đỉnh
mà chỉ được gửi một bộ trưởng hay nhân vật dân sự cấp cao đại diện. Cho đến
nay, Đài Bắc chưa được tổ chức thượng đỉnh lần nào mặc dù đã có nhiều nước
đã tổ chức lần thứ hai như Việt Nam trong năm nay.
Các hội nghị thượng đỉnh nối tiếp
nhận thêm thành viên mới : Mexico và Papua-Tân Guinea năm 1993, Chi Lê năm
1994, Nga, Việt Nam và Peru 1998. Như vậy, thành viên hiện nay của APEC gồm có
21 nước sau :
-Á Châu (12 nước) : Nhật Bản,
Đại Hàn, Thái Lan, Indonêxia, Malaixia, Xingapo, Phi Luật Tân, Brunei, Việt
Nam, Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan.
-Mỹ Châu (5 nước) : Hoa Kỳ,
Gia Nã Đại, Mexico, Chi Lê, Peru.
-Âu Châu (1 nước) : Nga
-Úc Châu (3 nước) : Úc, Tân
Tây Lan, Papua-Tân Guinea.
Dù vậy, còn một số nước nằm
hai bên bờ Thái Bình Dương chưa gia nhập tổ chức này như : Colombia (Nam Mỹ),
Guatemala, Salvador, Nicaragua, Honduras, Costa-Rica, Panama (Trung Mỹ), Fidji,
Tonga, Samoa (3 đảo), Campuchia và Bắc Triều Tiên (Á Châu).
Hội nghị thượng
đỉnh
Kể từ năm thành lập 1989 đến
1992, không có hội nghị thượng đỉnh cấp nguyên thủ quốc gia, chỉ có hội nghị cấp
bộ trưởng. Từ năm 1993 trở đi các nước thành viên luân phiên tổ chức hội nghị
thượng đỉnh như sau trừ trường hợp của 3 thành viên chưa tổ chức.
Dưới đây là
bảng các nước đứng ra tổ chức cùng trọng lượng về dân số và tổng
sản lượng của mỗi nước.
Nước tổ chức theo
thứ tự
|
Thành phố đứng ra
tổ chức
|
Ngày tháng năm
|
PIB (tỷ USD) và dân số (triệu) 2016
|
1-Hoa Kỳ
( lần 2)
|
Blake
Island /Seattle
Honolulu
|
20-11-1993
7-13/11-2011
|
18.570 (323 )
|
2-Indonéxia
( lần2)
|
Bogor
Bali
|
15-11-1994
5-7/10-2013
|
932 (265)
|
3-Nhật Bản
( lần 2)
|
Osaka
Yokohama
|
19-11-1995
7-14/11-2010
|
4929 (126,8)
|
4-Phi Luật Tân
( lần 2)
|
Manila
Manila
|
25-11-1996
18-19/11-2015
|
305 (102,8)
|
5-Gia Nã Đại
|
Vancouver
|
24-25/11-1997
|
1530 (35,1)
|
6-Malaixia
|
Kuala Lumpur
|
17-18/11-1998
|
296 (30,4)
|
7-Tân Tây Lan
|
Auckland
|
12-13/9-1999
|
182 (4,7)
|
8-Brunei
|
Bandar
Seri Begawamape
|
15-16/11-2000
|
11,4 (0,42 )
|
9-Trung Quốc
( lần 2)
|
Thượng Hải
Yanqi (Bắc Kinh)
|
19-21/10-2001
10-11/11-2014
|
11.564 (1380)
|
10-Mexico
|
Los Cabos
|
26-27/10-2002
|
1046 (122,3)
|
11-Thái Lan
|
Bangkok
|
20-21/10-2003
|
406 (65,2)
|
12-Chi Lê
|
Santiago
|
20-21/11-2004
|
247 (17,9)
|
13- Hàn Quốc
|
Busan
|
18-19/11-2005
|
1411 (51,5)
|
14-Việt
Nam
( lần 2)
|
Hà Nội
Đà Nẳng
|
17-19/11-2006
10-11/11-2017
|
203 (91,7)
|
15-Úc
|
Sydney
|
7-9 /9-2007
|
1204 (24, 0)
|
16-Peru
( lần 2)
|
Lima
Lima
|
20-23/11-2008
19-20/11-2016
|
192 (32,2)
|
17-Xingapo
|
Xingapo
|
8-15/11-2009
|
297 (5,3)
|
18-Nga Sô
|
Vladivostok
|
2-9/9-2012
|
1283 (146,5)
|
19-Đài Loan
|
523 (23,4)
|
||
20-Hongkong
|
321 (7,3)
|
||
21-Papua-Tân Guinea
|
16,1 (8,0)
|
||
Tổng cộng
|
45468,5 (2863,5)
|
Chú thích
Nguồn tin về PIB và dân số trong ngoặc kép lấy từ
Wikipedia. Tổng sản lượng
quốc nội năm 2016 của APEC là 45.468,5 tỷ USD so với tổng sản lượng thế giới cùng năm là 75.544 tỷ USD. Như vậy tổng sản lượng của
21 thành viên APEC chiếm 60,2% của tổng sản lượng thế giới.
-Dân số của APEC theo nguồn tin trên là 2,86 tỷ người so với 7,55 tỷ của dân số trên thế giới. Như vậy,
dân số của APEC chiếm 37,9% dân số thế giới.
-Thu nhập đầu người cao nhất thế giới là Mỹ
với 57.450 USD, tiếp theo là Xingapo với 56.000 USD và Úc với 50.160
USD. Việt Nam và Papua-Tân Guinea đứng cuối bảng với ngoài 2.000 USD
thua xa cá́c nước trong khu vực như Hàn quốc (27.400), Brunei (27.140),
Đài Loan (22.350), Malaixia (9.740), Thái Lan (6.226), Indonéxia (3.516)
vv..
Một vài thành quả
đáng kể
APEC là một cơ chế đối thoại mở dựa
trên nguyên tắc đồng thuận không ràng buộc. Tuy vậy, APEC cũng đưa ra mục tiêu
giảm thuế thương mại giữa các thành viên và một số vấn đề được thế giới
quan tâm như chống khủng bố, chống tham nhũng, biến đổi khí hậu vv...
Thí dụ:
-Hội nghị thượng đỉnh Bogor năm
1994 đồng ý mở rộng tự do hoá mậu dịch và đầu tư bằng cách giảm hàng rào quan
thuế đến mức độ 0% và 5% vào năm 2010 cho các thành viên có công nghiệp cao và
năm 2020 cho các thành viên đang phát triển.
-Hội nghị thượng đỉ̉nh
Auckland 1999 cam kết thực thi thương mại không giấy tờ vào năm 2005 đối
với các phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển.
-Hội nghị thượng đỉnh Thượng
Hải 2001 lần đầu tiên tuyên bố về chủ nghĩa khủng bố.
-Hội nghị thượng đỉnh
Santiago 2004 cam kết về chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch.
-Hội nghị thượng đỉnh Sydney
2007 tuyên bố về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển
sạch.
-Hội nghị thượng đỉnh
Honolulu (Hawai) 2011 đề xuất giảm thuế đối với các hàng hoá môi
trường xuống 5% vào cuối năm 2015.
-Hội nghị thượng đỉnh Bali
2013 đưa ra mục tiêu trao đổi một triệu sinh viên đến năm 2020 vv...
IV-Thay lời kết
Nói tóm lại, APEC là một tổ chức
bang giao mậu dịch chiếm 38% dân số, 60% tổng sản lượng và 49%
mậu dịch thế giới.
So với các Hiệp hội khác,
APEC là một tổ chức tập hợp 21 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng
trong đó có nhiều cường quốc hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nga Sô, Nhật Bản.
Ngoài ra, hội nghị thượng đỉnh
APEC cũng là nơi để các lãnh đạo hàng đầu thế giới có dịp gặp nhau trao đổi
quan hệ song phương bên lề hội nghị. Chẳng hạn như năm nay, tổng thống Mỹ
Donald Trump dự kiến gặp tổng thống Nga Putin để thảo luận quan hệ
khó khăn giữa hai nước cùng các vấn đề chính trị ở Trung Đông và
Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, nước chủ nhà có dịp đón tiếp các nguyên
thủ nước ngoài viếng thăm chính thức như tổng thống Mỹ Donald Trump
lần đầu tiên viếng thăm Việt Nam.
Phụ lục
Vài hình chụp kỷ
niệm
Ở hội nghị thượng đỉnh, các nhà
lãnh đạo được mặc "quốc phục" của nước chủ nhà tổ chức vào buổi lễ bế
mạc. Năm 2010, không hiểu lý do tại sao các nguyên thủ được "miễn" mặc
áo Kimono của Nhật.
APEC 2009 ở Xin–Ga-Po |
APEC ở Lima (Peru) 2016 |
Các lãnh đạo tham dự nhiều nhất
Trong các tổng
thống, chủ tịch nước, thủ tướng đại diện, ông Lý Hiển Long, thủ
tướng Xingapo, hai chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm
Đào, ba tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, George W.Bush và Barack Obama là
những người tham gia nhiều nhất. Ông Poutine, tổng thống Nga Sô và bà
tổng thống Chi Lê Michelle Bachelet tham dự lần thứ hai ở Việt Nam sau
khoảng cách 11 năm.
Paris 8-11-2017