Vì được đánh giá là cùng phe cánh quyền lực nên khi cựu Bí thư thành ủy Sài Gòn, cựu Ủy viên Bộ Chính trị CSVN ông Đinh La
Thăng bị bắt giam thì một lượng dư luận không hề nhỏ đã chia sẻ trên mạng Internet câu hỏi; liệu có đến phiên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị bắt giam? Điều này có thể xảy ra ở Việt Nam trong bối cảnh chính trị hiện tại hay không? Hệ lụy nào sẽ diễn ra?…
Hình minh họa |
Báo chí Việt Nam cho biết, ông Đinh La Thăng bị khởi tố vì có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) dưới thời ông Thăng cầm trịch chức danh Chủ tịch đã làm mất trắng 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Việc bắt giữ ông Thăng được Cơ quan Cảnh Sát điều tra Bộ Công an thực hiện theo quyết định khởi tố bị can số 522/C46 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 cùng ký ngày
08/12/2017.
Trước đó, ông Thăng là đương kim Bí thư thành ủy Sài Gòn, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng CSVN và Đại biểu Quốc hội nhưng với những sai phạm mắc phải, tất cả chức danh đã bị phế truất và trở thành cựu.
Từ tháng 01/2006- 12/2008. Ông Thăng từ chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế được chuyển sang giữ chức vụ Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN. Tại đây, có những thời điểm thăng hoa trong sự nghiệp chính trị và hiện tại cũng là nơi chứng nhận hàng loạt sai phạm mà ông Thăng có liên quan đã và đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý.
Cùng thời điểm thăng hoa của ông Thăng, ông Nguyễn Tấn Dũng được bổ nhiệm vào chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ CSVN. Năm 2011, ông Thăng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, do Thủ tướng Dũng chọn, đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Một cách miễn cưỡng và chỉ dừng ở mức suy luận không có gì chứng minh vững chắc, giới quan tâm chính sự Việt Nam cho rằng ông Thăng và ông Dũng cùng phe cánh quyền lực, cho nên khi ông Dũng lên thì ông Thăng cũng lên và được ô dù che chở cho những sai phạm. Khi ông Dũng trở thành cựu Thủ tướng ở kỳ Đại hội Đảng XII thì số phận ông Thăng tuy được ngồi vào chiếc Ủy viên Bộ Chính trị nhưng vẫn bị định đoạt, không còn được che chở nên những sai phạm từ thời xửa thời xưa nay đồng loạt nêu như thời nay.
Ông Thăng đã vào nhà giam, liệu thời gian tới có đến phiên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nối gót theo những sai phạm của ông Thăng hay không? Đây là một câu hỏi được dư luận mạng Internet bày tỏ, tranh luận sôi nổi.
Theo Facebooker Mac Van Trang, đối với những người sai phạm như ông Đinh La Thăng bắt được càng nhiều càng tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đặt trường hợp ở cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chắc chưa, bởi vì :
“Vì “đánh chuột không để vỡ bình”, đánh chuột bự và có tiềm lực và uy tín rộng đánh lỡ bể bình thì sao?”
Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa, dựa theo sự giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng là Đảng CSVN với Đảng CS Trung Quốc thì thấy phía Trung Quốc đã có những nhân vật cấp cao thậm chí xét tầm ảnh hưởng quốc tế còn hơn cả cựu Thủ tướng Dũng ở Việt Nam nhưng vẫn bị Đảng CS Trung Quốc xử lý hình sự. Trường hợp nếu cựu Thủ tướng Dũng bị phanh phui là có liên can sai phạm của Đinh La Thăng, và nếu Hà Nội áp dụng theo mô hình mẫu Bắc Kinh thì số phận của cựu Thủ tướng Dũng có thể chưa có tiền lệ nhưng sẽ là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam. Quan điểm của nhà báo Tạo mọi sự chỉ dừng ở mức độ có thể chứ không thể chắc chắn.
Một chia sẻ khác là của Facebooker Hàn Vinh Quang, tuy rằng cả ông Thăng và cựu Thủ tướng Dũng từng là Ủy viên Bộ Chính trị nhưng tầm ảnh hưởng trong nước lẫn quốc tế xét cho cùng ông Thăng không thể sánh bằng ông Dũng. Vì vậy, hiện ông Thăng đang bị Bộ Công an bắt giam với những sai phạm ở PVN nhưng nếu rơi vào trường hợp ông Dũng thì Đảng và Nhà nước CSVN sẽ rất cân nhắc lợi và hại.
Như vậy thì khả năng cựu Thủ tướng Dũng nối gót ông Thăng thật khó xảy ra và khả năng này giờ chuyển sang hai nhân vật khác cũng tầm cỡ không kém Đinh La Thăng chính là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Nguyễn Văn Bình và ông Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng bộ Công thương.
Một người anh tên Thuận chia sẻ quan điểm với Cali Today:
“Theo ý kiến cá nhân tôi thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không bị bắt nhưng khả năng cao sẽ bắt ông Nguyễn Văn Bình và một nhân vật nữa là ông Vũ Huy Hoàng. Mọi động thái gần đây đều dẫn đến hai ông này.”
“Tôi giữ quan điểm những vụ bắt bớ gần đây là thanh trừng phe nhóm, làm yên dân và làm màu để lấy lại một chút niềm tin trong dân chứ không phải là vì thực chất chống tham nhũng hay lãng phí.”
Anh Thuận, nhà báo Võ Văn Tạo hay nhiều ý kiến chia sẻ khác đều có cùng quan điểm cựu Thủ tướng Dũng bình yên vì nếu có chuyện gì xảy ra thì hậu quả về chính trị là sẽ rất tồi tệ, sẽ gây ra sự hoang mang cực độ trong xã hội. Đây là hiệu ứng ngược, tức là nếu xảy ra chuyện với cựu Thủ tướng Dũng thì không những không yên dân được mà còn gây thêm sự nghi ngờ và hoang mang trong dân./.
THIÊN HÀ
(Cali Today)
Từ tháng 01/2006- 12/2008. Ông Thăng từ chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế được chuyển sang giữ chức vụ Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN. Tại đây, có những thời điểm thăng hoa trong sự nghiệp chính trị và hiện tại cũng là nơi chứng nhận hàng loạt sai phạm mà ông Thăng có liên quan đã và đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý.
Cùng thời điểm thăng hoa của ông Thăng, ông Nguyễn Tấn Dũng được bổ nhiệm vào chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ CSVN. Năm 2011, ông Thăng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, do Thủ tướng Dũng chọn, đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Một cách miễn cưỡng và chỉ dừng ở mức suy luận không có gì chứng minh vững chắc, giới quan tâm chính sự Việt Nam cho rằng ông Thăng và ông Dũng cùng phe cánh quyền lực, cho nên khi ông Dũng lên thì ông Thăng cũng lên và được ô dù che chở cho những sai phạm. Khi ông Dũng trở thành cựu Thủ tướng ở kỳ Đại hội Đảng XII thì số phận ông Thăng tuy được ngồi vào chiếc Ủy viên Bộ Chính trị nhưng vẫn bị định đoạt, không còn được che chở nên những sai phạm từ thời xửa thời xưa nay đồng loạt nêu như thời nay.
Ông Thăng đã vào nhà giam, liệu thời gian tới có đến phiên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nối gót theo những sai phạm của ông Thăng hay không? Đây là một câu hỏi được dư luận mạng Internet bày tỏ, tranh luận sôi nổi.
Theo Facebooker Mac Van Trang, đối với những người sai phạm như ông Đinh La Thăng bắt được càng nhiều càng tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đặt trường hợp ở cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chắc chưa, bởi vì :
“Vì “đánh chuột không để vỡ bình”, đánh chuột bự và có tiềm lực và uy tín rộng đánh lỡ bể bình thì sao?”
Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa, dựa theo sự giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng là Đảng CSVN với Đảng CS Trung Quốc thì thấy phía Trung Quốc đã có những nhân vật cấp cao thậm chí xét tầm ảnh hưởng quốc tế còn hơn cả cựu Thủ tướng Dũng ở Việt Nam nhưng vẫn bị Đảng CS Trung Quốc xử lý hình sự. Trường hợp nếu cựu Thủ tướng Dũng bị phanh phui là có liên can sai phạm của Đinh La Thăng, và nếu Hà Nội áp dụng theo mô hình mẫu Bắc Kinh thì số phận của cựu Thủ tướng Dũng có thể chưa có tiền lệ nhưng sẽ là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam. Quan điểm của nhà báo Tạo mọi sự chỉ dừng ở mức độ có thể chứ không thể chắc chắn.
Một chia sẻ khác là của Facebooker Hàn Vinh Quang, tuy rằng cả ông Thăng và cựu Thủ tướng Dũng từng là Ủy viên Bộ Chính trị nhưng tầm ảnh hưởng trong nước lẫn quốc tế xét cho cùng ông Thăng không thể sánh bằng ông Dũng. Vì vậy, hiện ông Thăng đang bị Bộ Công an bắt giam với những sai phạm ở PVN nhưng nếu rơi vào trường hợp ông Dũng thì Đảng và Nhà nước CSVN sẽ rất cân nhắc lợi và hại.
Như vậy thì khả năng cựu Thủ tướng Dũng nối gót ông Thăng thật khó xảy ra và khả năng này giờ chuyển sang hai nhân vật khác cũng tầm cỡ không kém Đinh La Thăng chính là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Nguyễn Văn Bình và ông Vũ Huy Hoàng cựu Bộ trưởng bộ Công thương.
Một người anh tên Thuận chia sẻ quan điểm với Cali Today:
“Theo ý kiến cá nhân tôi thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không bị bắt nhưng khả năng cao sẽ bắt ông Nguyễn Văn Bình và một nhân vật nữa là ông Vũ Huy Hoàng. Mọi động thái gần đây đều dẫn đến hai ông này.”
“Tôi giữ quan điểm những vụ bắt bớ gần đây là thanh trừng phe nhóm, làm yên dân và làm màu để lấy lại một chút niềm tin trong dân chứ không phải là vì thực chất chống tham nhũng hay lãng phí.”
Anh Thuận, nhà báo Võ Văn Tạo hay nhiều ý kiến chia sẻ khác đều có cùng quan điểm cựu Thủ tướng Dũng bình yên vì nếu có chuyện gì xảy ra thì hậu quả về chính trị là sẽ rất tồi tệ, sẽ gây ra sự hoang mang cực độ trong xã hội. Đây là hiệu ứng ngược, tức là nếu xảy ra chuyện với cựu Thủ tướng Dũng thì không những không yên dân được mà còn gây thêm sự nghi ngờ và hoang mang trong dân./.
THIÊN HÀ
(Cali Today)