Nhà báo Huỳnh Sơn Phước:" Năm 2017 cũng là năm thành tựu của phong trào
" XÃ HỘI DÂN SỰ - HOÀ BÌNH KHOAN DUNG và PHÁT TRIỂN" . Bắt đầu
với sự kiện Đồng Tâm (4/2017) đầy kịch tính và đang kết thúc với sự kiện BOT
Cai Lậy (12/2017) còn nóng hổi và không kém bi kịch. Trước đó một năm, vụ
Formosa (4/2016) gây thảm họa môi trường miền Trung làm cả nước rung
chuyển...
Từ bức xúc dân sinh, người dân đã biết sử dụng công cụ luật pháp tố cáo sự
cấu kết cộng sinh giữa quyền lực và tham nhũng, vận động hoà bình để bảo vệ
quyền sống của mình, buộc nhà cầm quyền - “chính
phủ kiến tạo” phải thay đổi thể chế và quyết sách BOT
2017 từ bờ vực phá sản mô hình
" kinh tế thị trường đinh hướng XHCN", tận đáy của khủng hoảng kinh
tế, Chính phủ đã vượt qua chính mình, cam kết xây dựng " chính phủ
minh bạch, kiến tạo, hành động" thực thi đinh hướng mới " thị trường
đầy đủ hơn" trả tự do cho kinh tế, lần đầu tiên xác lập trên thực tế
"kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động lực quan
trọng của phát triển". Tuy nhiên, theo báo cáo
chính thức trước Quốc hội, Chính phủ đã nhìn nhận: Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế yếu kém,
chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, năng suất lao động chưa cao. Một số
ngành, lĩnh vực tăng trưởng còn thấp. Tăng trưởng ở Việt
Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, trên cơ sở gia tăng các yếu tố đầu vào, như
tăng cường bổ sung vốn và sử dụng nhiều lao động giản đơn, trong khi việc đổi
mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ của
công nhân,… - gọi chung là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) - còn rất hạn
chế."
HUỲNH SƠN PHƯỚC
( Nhà báo )
Dân Quyền: Ông Đoàn Ngọc Hải vừa đệ đơn từ chức vì không
dẹp được loạn vĩa hè (hoan hô, nhưng ông ba bị này là một trường hợp điển hình
cho sự ảo tưởng, vì làm sao dẹp được loạn này khi phần lớn đều được Công an và Đảng
chống lưng). Ông Nguyễn Xuân Phúc có can đãm như cấp dưới của mình khi Đảng chống
lưng kinh tế quốc doanh hay không? Câu hỏi sẽ được trả lời trong vòng ba năm tới.
Mời Bạn đọc xem
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói loanh quanh như gà mắc tóc (Đảng) về kinh tế .
_______________________________________________________________
(Chinhphu.vn 13.12.2017) TT Phúc :
"Tôi đồng ý các nhận định về thành quả phát triển kinh tế xã hội năm 2017
của Việt Nam mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa nêu. Khi kết thúc năm 2017,
không phải chỉ riêng các thành tựu về kinh tế mà tôi muốn nhấn mạnh cả các kết
quả rất tích cực về phát triển xã hội. Tôi vui mừng báo cáo với quý vị là chính
trị xã hội Việt Nam giữ vững ổn định tốt, kinh tế vĩ mô tốt, tính tự chủ của nền kinh
tế được thể hiện rõ nét hơn. Vấn đề kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành một động
lực quan trọng của phát triển lần đầu tiên được đặt ra đối với cả hệ thống
chính trị nêu trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đặc biệt, vấn đề đảm bảo an ninh xã hội, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm
đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng bão lũ, không để đói cơm,
lạt muối, đứt bữa. Năm 2017, thiên tai đã gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD. Công
cuộc phòng chống tham nhũng cũng được đẩy mạnh quyết liệt trong năm 2017 và đạt
nhiều kết quả rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, trong báo cáo trước Quốc hội
tháng 10/2017 vừa qua, Chính phủ chúng tôi đã thẳng thắn chỉ rõ: Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế yếu kém,
chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, năng suất lao động chưa cao. Một số
ngành, lĩnh vực tăng trưởng còn thấp. Tăng trưởng ở Việt Nam vẫn chủ yếu theo
chiều rộng, trên cơ sở gia tăng các yếu tố đầu vào, như tăng cường bổ sung vốn
và sử dụng nhiều lao động giản đơn, trong khi việc đổi mới công nghệ, hợp lý
hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ của công nhân,… - gọi chung
là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) - còn rất hạn chế.
Ông Nguyễn Chí Dũng có nói về TFP, có thể
nói đây chính là một điểm nghẽn của Việt Nam trong trung và dài hạn. Do vậy,
việc Diễn đàn VDF 2017 lựa chọn chủ đề "Tăng năng suất -
đòn bẩy cho sự phát triển bền vững" thể hiện sự đồng nhịp về tư duy, về
quan điểm của Chính phủ và các đối tác phát triển của Việt Nam.
Thưa quý vị,
Qua các phát biểu và nghiên cứu hôm nay
cho thấy tăng năng suất đang có vai trò ngày càng quyết định đối với tăng GDP
của Việt Nam. Thực vậy, tăng năng suất đóng góp tới 89% tăng trưởng GDP năm
2017. Tăng từ mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai đoạn 2000-2012. Nhận
thức rõ điều này, trong báo cáo của Chính phủ ra Quốc hội về tình hình kinh tế
- xã hội năm 2017 và nhiệm vụ năm 2018 đã nhấn mạnh một nhiệm vụ trọng tâm
là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
Việc nâng cao năng suất đang là một thách
thức lớn đối với Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa,
cơ hội để gia tăng tốc độ tăng năng suất, trước hết là phân bổ, sử dụng hiệu
quả nguồn lực, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp
dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất của từng doanh nghiệp, từng nội ngành
kinh tế... Bên cạnh nỗ lực, phát huy sức sáng tạo của chính mình, Việt Nam rất
cần sự hỗ trợ và tham vấn của các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp,
các chuyên gia trong và ngoài nước để tìm ra các giải pháp, các chính sách phù
hợp trong bối cảnh khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, cách mạng công nghiệp
4.0 lan tỏa nhanh chóng, tiến trình mở cửa hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu
rộng.
Nhìn tổng thể cải thiện năng suất, không
chỉ có việc nâng cao năng suất của người lao động mà còn nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn, năng suất vốn. Quan trọng nhất là phải nâng cao được năng suất
các yếu tố tổng hợp TFP. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cải thiện năng suất, đó
chính là nền tảng của nâng cao năng lực cạnh tranh của mọi quốc gia.
Tôi cơ bản nhất trí với nhiều ý kiến của
quý vị đã nêu, rất đúng, rất hay và sâu sắc. Sau đây, tôi nêu một số nhiệm vụ
và giải pháp chủ yếu để tiếp tục nâng cao năng suất, tạo đòn bẩy cho phát triển
bền vững thời gian tới:
Thứ nhất, để nâng cao năng suất vốn, hiệu quả sử dụng nguồn lực, Việt Nam đang
tiến hành cải cách mạnh mẽ. Cải thiện cơ chế phân bổ vốn dựa trên hiệu quả, tín
hiệu thị trường; cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp
nhỏ và vừa, tiếp cận vốn của nông dân, các nhóm thiểu số trong xã hội. Cải cách
chính sách đất đai, tháo gỡ nút thắt về hạn điền.
Quý vị nói rất đúng rằng Việt Nam cần phải
quyết liệt cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, nơi nắm giữ một nguồn vốn
lớn của nền kinh tế nhưng việc sử dụng vốn chưa đem lại hiệu quả tương xứng và
còn nhiều bất cập tại đây. Ngoài ra, chúng tôi đang tiếp tục rà soát và hoàn
thiện cơ chế sử dụng các nguồn tài nguyên, phân bổ vốn đầu tư công,… trên cơ sở
nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế xã hội.
Thứ hai, năng suất lao động là một cơ sở và động lực chính, không chỉ cho phát
triển của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cho tăng trưởng kinh tế nói chung
mà còn cải thiện thu nhập và nâng cao phúc lợi của người dân. Để cải thiện năng
suất lao động, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời
khuyến khích các doanh nghiệp, nguồn lực xã hội đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục và
đào tạo nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng lao động, giúp người lao động có thể
phát triển sinh kế, làm chủ được sự nghiệp của bản thân, có động cơ làm việc
tốt hơn, phát huy tối đa sức sáng tạo. Đây là vấn đề quan trọng và mang tính
bao trùm.
Một vấn đề lớn mà Việt Nam rất quan tâm
thực hiện theo lộ trình, đó là cải cách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc
thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động. Tăng cường
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong các doanh nghiệp,
nhất là lao động trong các khu công nghiệp tập trung.
Bên cạnh đó, thực hiện tái cơ cấu kinh tế,
chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất còn thấp (chiếm trên 42%
lực lượng lao động), sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn
nhằm nâng cao hơn, bền vững hơn năng suất tổng thể quốc gia, hướng tới một nền
sản xuất đem lại giá trị nhiều hơn với nguồn lực ít
hơn, đây chính là kinh nghiệm Israel, quốc gia có điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt.
Đúng như Quý vị đã nêu, nông nghiệp Việt
Nam có tiềm năng lớn nhưng năng suất còn thấp, đây là vấn đề quan trọng đặt ra
trong tái cơ cấu bao gồm những giải pháp khoa học công nghệ, đặc biệt là phát
triển nông nghiệp chất lượng cao.
Thứ ba, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp TFP là nhiệm vụ đang được
Chính phủ quan tâm với việc tăng cường đầu tư cho khoa học, ứng dụng công nghệ
tiên tiến, tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển R&D, đầu tư cho cơ sở
hạ tầng, kết nối thông minh, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế pháp luật, nâng
cao năng lực quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí
giao dịch cho nền kinh tế... Đặc biệt là phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo
của người dân, của doanh nghiệp, tranh thủ các cơ hội tạo ra từ cách mạng công
nghiệp 4.0 để từng bước phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh, đô
thị thông minh,… hướng tới năng suất, hiệu quả cao hơn. Trên nền tảng nâng cao
năng suất các yếu tố tổng hợp, Việt Nam sẽ có cơ hội vươn lên, vượt qua bẫy thu
nhập trung bình.
Thứ tư, để nâng cao năng suất thành công, Việt Nam đang chủ động hội nhập
quốc tế trên tinh thần phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khai thác có hiệu
quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ
mới như CPTPP, EVFTA với EU và RCEP. Thực hiện cam kết trong các FTA sẽ mở cửa
nhiều thị trường rộng lớn cho đầu tư thương mại sẽ góp phần chuyển đổi môi
trường pháp luật, kinh doanh của Việt Nam tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế,
thực sự tạo cơ hội và sức ép về nâng cao sức cạnh tranh và năng suất của các
doanh nghiệp, qua đó nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ năm, để có thể thực hiện hiệu quả những biện pháp đòn bẩy tăng năng suất
nêu trên, Chính phủ sẽ kiên định giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố nền
tảng kinh tế vĩ mô, phát huy dân chủ của mọi người dân, đẩy mạnh công cuộc
phòng chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm, quyết tâm thực hiện thành công 17
mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 của Liên Hợp Quốc.
Tôi đánh giá cao các ý kiến, sáng kiến của
Diễn đàn VDF 2017 hôm nay. Tôi yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan
tiếp thu và cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động của
Chính phủ về thúc đẩy tăng năng suất trong thời gian tới.
Tôi đồng ý với Quý vị và nhấn mạnh rằng
việc quan trọng nhất là hành động ở mọi cấp, mọi ngành nhằm biến những phát
biểu, ý tưởng và những chủ trương thành hành động mang lại kết quả thực tiễn ở
mọi cấp, mọi ngành.
Nhân dịp Giáng sinh và Năm mới 2018 sắp
đến, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và hợp tác thành công đến tất cả
quý vị.