Phương Trạch
Nhân việc Đài Truyền hình Việt Nam, kênh VTV3 vào mỗi tối thứ 5 hàng tuần
đang phát chương trình “Thần tượng Bolero 2018”đang đi vào những vòng cuối, để
tìm ra những những viên ngọc quý, những gương mặt xuất sắc cho dòng nhạc này,
sẽ được tôn vinh là “ Thần tượng”, người viêt bài này bỗng liên tưởng đến những
thân phận cay đắng trước đây, cũng chỉ vì
yêu mến dòng nhạc này mà đã bị chế độ chôn vùi tuổi
thanh xuân của họ trong chốn lao tù.
Thật trớ trêu. Cái “tội” mà họ bị mang vào người, là vì yêu âm nhạc.
Âm nhạc sinh ra là sự kết hợp của tâm hồn và nhiều cung bậc cảm xúc của con
người. Và âm nhạc là con đường ngắn nhất đi đến trái tim con người.
Cuộc sống con người nếu thiếu âm nhạc khác gì cây không có nước, đời không
có hoa.
Khoa học đã chứng minh âm nhạc làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.
Trong nền âm nhạc Việt Nam, thì dòng nhạc Bolero(còn gọi là nhạc tiền
chiến), là một dòng nhạc rất đặc sắc, rất VN.
Đấy là dòng nhạc trữ tình, như những tác phẩm của Văn Cao,
Đoàn Chuẩn Từ Linh, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tý, Đặng Thế Phong, Châu Kỳ,
và cả Phạm Duy nữa... mà người ta gọi là nền tân nhạc cũng là đúng.
Vậy mà có một thời, tại xứ “thiên đường” miền Bắc XHCN, dòng nhạc này bị
cấm lưu hành. Những “thiên tài” của "đỉnh cao trí tuệ" cho
rằng, đây là nhạc phản động, là nhạc vàng, là sản phẩm của giai cấp tư sản...
Tài thật. Một sản phẩm tinh thần, không màu sắc, không mùi vị, không có
định lượng và định tính. Nghĩa là không thể đo lường và kiểm định được, mà chỉ
cảm nhận theo sự rung động của con tim. Vậy mà người ta vẫn "cân đong đo
đếm" được và rồi kết tội. Thế mới tài.
Vì người ta muốn dùng sự ngu dốt, duy ý chí theo kiểu “Trăng Trung
Quốc tròn hơn trăng Mỹ” để kiểm soát cả tư tưởng và tình cảm của con người, để
đo lường sự rung động của con tim ngươi khác, và sẵn sàng kết tội những ai dám
để cho con tim của mình rung cảm không như ý họ muốn.
Cho nên một bản án lịch sử đã xảy ra, và kết quả là mấy chục năm
tù dành cho những người thích và hát nhạc Bolero giữa đất trời Hà Nội, thủ đô “
Ngàn năm văn hiến” đối với Lộc Vàng(Nguyễn Văn Lộc) và 2 người bạn của ông. Ông
Toán “Xồm” bị tuyên 15 năm tù giam, ông Đắc bị 12 năm tù giam và ông Lộc Vàng
bị 10 năm tù giam. Để rồi khi họ ra tù trở về với 2 bàn tay trắng: Không nhà
cửa, không nơi nương tựa.
Buồn nhất và đau nhất không chỉ là những năm dài tù tội đối với những thanh
niên trót yêu nhạc vàng mà còn là cái chết thương tâm của ông Toán Xồm, tên
thật là Phan Thắng Toán
Sau khi ra tù trở về thì ông Toán mất hết nhà cửa. Thế là ông đành
phải ngủ vỉa hè, và cuối cùng chết ở vỉa hè. Sáng 30 tháng
Tư năm 1994, ông Toán Xồm chết còng queo ở vỉa hè ngoài đường, khi ấy
ông được 62 tuổi.
Mãi cho đến bây giờ nhiều người vẫn tự hỏi, không hiểu vì sao yêu âm nhạc
lại là một cái tội dưới chế độ cs? Vì sao lúc ấy những người cs lại sợ nhạc
Bolero đến thế?
“Họ bảo bọn tôi là phản động, tuyên truyền văn hóa trụy lạc của chủ
nghĩa đế quốc, chống lại chính sách của nhà nước, phá hoại nền văn hóa của chủ
nghĩa xã hội.” Sau này ông Lộc kể.
Sau những năm 1975, khi dân miền Bắc được hòa mình với những nét văn hóa
phong phú, đặc sắc và đa dạng của miền Nam, thì dòng nhạc này không còn bị cấm
lưu hành nữa.
Chẳng những không bị cấm, mà người ta đang cổ vũ cho sự phát triển của dòng
nhạc này. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) vào mỗi tối thứ 5 hàng
tuần, đều phát chương trình “ Thần tượng Bolero 2018”. Đây là một cuộc thi nhằm
tìm ra những tài năng về dòng nhạc này.
Chương trình này được quần chúng đánh giá cao, và thu hút
rất nhiều người xem.
Thế mới biết mặc dù sau bao nhiêu năm, những người cs đã tốn biết bao
công sức để “tẩy não” và “định hướng” gu thẩm mỹ của dân ta. Nhưng họ đã hoàn
toàn thất bại. Âm nhạc nói chung, và dòng nhạc bolero lại trở về đúng vị trí
của nó trong lòng người dân VN như xưa.
Đúng như câu ca dao của dân ta:
“Dù ai nói đông nói tây
Thì ta cũng vững như cây giữa rừng
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Thì ta cũng vững như kiềng ba chân”.
Không thể ngăn cấm được lòng yêu ân nhạc của dân ta, thì nhà cầm quyền VN
lại quay ra thù hận với những gì nói về dòng nhạc này, và tìm mọi cách che dấu
những tội lỗi do họ đã gây ra trước đây đối với những người yêu âm nhạc.
Mới đây khi nhà báo Kim Dung(Kỳ Duyên) châp bút viết cho ông Nguyễn Văn Lộc
tập hồi ký " Cung đàn số phận", thì mọi rắc rối lại xảy ra.
Trong quyển hồi ký ấy, Lộc Vàng kể lại đời mình từ khi lọt lòng. Ông lớn
lên trong một gia đình yêu nghệ thuật, âm nhạc ngấm vào máu ông từ những bài ca
của người bố, tâm hồn lãng tử của chàng trai Hà Nội được nuôi dưỡng như thế. Dù
sống trong cảnh nghèo khó, phải làm đủ thứ nghề để mưu sinh vẫn không làm trái
tim của Lộc Vàng chai mòn tình yêu với âm nhạc. Mỗi đêm Lộc Vàng cùng những
người bạn chí cốt của mình vẫn cùng nhau đàn hát những bản nhạc tiền chiến lãng
mạn, lời ca của tình yêu, của thân phận con người giữa lúc người người đua nhau
lên án những bài hát ấy là "ủy mị, làm mòn ý chí chiến đấu và ý
chí sống của thanh niên, là thứ bơ thừa sữa cặn của đế quốc".
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Lộc thì không thấy vậy. Ông cùng nhóm bạn của mình
vẫn khẳng định những tác phẩm của các nhạc sĩ thời tiền chiến là tinh hoa của
âm nhạc dân tộc, là tiếng lòng một thế hệ nhạc sĩ đi trước.
Tuy tác phẩm đã được Hội Nhà văn VN xuất bản, nhưng sau đó, vào
tháng 2 năm 2018, quyển sách đã bị đình bản.
Trả lời RFA một ngày sau khi cuốn hồi ký có quyết định tạm dừng phát hành,
ca sĩ Lộc Vàng cho biết về lý do “Cung đàn số phận” được ra đời:
“Nó là thế này. Chuyện của tôi thì tôi cũng không muốn nói đến làm gì.
Nhưng tôi chỉ biết là trong cuộc đời của tôi gặp nhiều chuyện oan trái. Tôi kể
chuyện tâm sự với bạn bè. Nhiều khi người ta đến, người ta thắc mắc gặp tôi,
hỏi chuyện. anh như thế nào, tù tội, rồi tại sao hát như thế bán hết nhà cửa đi
chỉ để được hát thôi? Một số nhà văn nghe chuyện của tôi họ thích quá, họ muốn
viết, thì tôi nói nếu vậy thì tôi kể lại cho viết, trong tình yêu của tôi với
vợ tôi, cuộc đời của tôi chỉ đam mê âm nhạc bảo tồn cả nền tân nhạc Việt Nam
trước năm 54 thôi.”
Và ông khẳng định: “Câu chuyện của tôi là cô Kim Dung viết lại trong lời
tâm sự của tôi. Tất cả những lời đó, riêng nói về gia đình thì không nói làm
gì, nhưng nói về tôi với pháp luật, cũng như nói về con đường âm nhạc và những
chuyện tù tội thì tất cả 100% là sự thật, chứ tôi không nói bừa”(1).
Nói về những vụ sách đã được xuất bản tại Việt Nam,nhưng sau đó do có ai đó
không thích, hoặc bị “chạm nọc” và bị đình bản, thì
là “chuyện thường ngày ở huyện” .
Quyển “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ’, một công trình nghiên cứu có
bề dày hơn 50 năm của tác giả, học giả Nguyễn Đình Đầu, dù đã được Cục Xuất bản
chấp thuận và cấp phép lưu chiểu. Nhưng ngày 4/1/2017, một “lệnh miệng” được
ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.
Một số ý kiến cho rằng, vì quyển “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ’ viêt về học
giả Trương Vĩnh Ký, là nhà khoa học lừng danh của VN. Nhưng vì ông này, và tác
giả viết quyển sách này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, đều là người Công
giáo, nên họ không thích.
Cuốn sách “Madam Nhu – Quyền lực Bà Rồng”, do Nhà xuất bản Hội nhà văn kết
hợp với công ty TNHH MTV sách Phương Nam ấn hành vào đầu năm 2016 cũng bị đình
bản.
Lý do quyển sách này bị cấm không được phat hành là vì
sách kể về cuộc đời của bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của ông Ngô Đình
Nhu, một chính trị gia và đồng thời là cố vấn chính trị cho anh ruột của mình
là Tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hòa.
Vì cuốn sách nói đến một dòng họ vào loại “tram anh thế phiệt” tại VN, có
những nhân vật đi vào lịch sử dân tộc VN .Những người này nhà cầm quyền không
thích, vì vậy bị đình bản. Thế thôi.
Tháng 9/2017, Tiểu thuyết “Mối Chúa” của nhà văn Tạ Duy Anh cũng
bị đình bản, chỉ vì quyển sách nói về những vụ cướp đất của các nhóm lợi ích.
Từ những âm mưu và thủ đoạn thâm độc qua những kẻ đề ra chủ trương của những vụ
cưỡng chế để thu hồi đât đai, là tài sản của những người nông dân , và họ chỉ
được đền bù với giá rẻ mạt. Để rồi sau đó, những kẻ mang danh nhà nước ấy
đã bán lại cho các nhà tư bản với giá cao gấp hàng nghìn lần để thu
về những mối lợi khổng lồ. Vì vậy mà những người mất đất đã bị đẩy
ra đường, và phải tha phương cầu thực.
Vì quyển sách này đã lên án chế độ và hậu quả của nó là những sai lầm về
Luật đất đai. Vì vậy mà bị đình bản.
Vậy mà trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm
1945, HCM đã lên án thực dân Pháp như sau:
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào”… “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng
thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”...
“Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo
nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ,
nguyên liệu”...
“Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng”...
“Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và
dân buôn trở nên bần cùng”(2).
Chính cái bản Tuyên ngôn độc lập của HCM năm ấy, thì nay nó đang tố
cáo chế độ CSVN hiện nay. Ngày nay khi in lại bản Tuyên ngôn này, người ta đã
bỏ đi một số câu “ gậy ông đập lưng ông”. Như câu “Chúng
giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,” và một số câu khác.
Không hiểu vì sao mà cho đến bây giờ, mặc dù họ đã "chui ra
khỏi hang" mấy chục năm rồi, và đã hòa vào dòng chảy của thời đại. Nhưng
có lẽ họ vẫn chưa hiểu được tiếng người.
Trong “thế giới phẳng” này, khi mà thế giới đã thu vào trong bàn tay con
người. Vậy mà những con người tự cho mình là “quang vinh muôn
năm" và “bách chiến bách thắng" ấy, đầu óc họ vẫn chưa
thoát khỏi vũng bùn của chủ thuyết cs mọi rợ, coi nghệ thuật là kẻ
thù của “Bên thăng cuộc”.
Họ chỉ muốn bắt âm nhạc phải mang tính đảng, tính chiến đấu,
và phải kêu gào hò hét ca ngợi những cuộc chém giết của họ để phục
vụ công cuộc “giải phong miền Nam”, dù phải nướng hàng triệu người dân vô tội
phải chết oan uổng cho tham vọng ngông cuồng đó. Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn
để “thắng cuộc”, họ vẫn làm.
Vì vậy mà họ vẫn luôn luôn sợ sự rung động của con tim người Việt?
Ngoài miệng thì hô hào “Hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Nhưng thực chât chỉ
là chiêu ngọt để vòi những đồng đô-la kiều hối của những “khúc ruột ngàn dăm”
đem về cứu nguy cho đống nợ chất chồng do tham nhũng và vơ vét “ăn không từ một
thứ gì ”, và “bán” cũng “không từ cai gì”.
Đúng là “Trên rải thảm, dưới rải đinh”, “Nói môt đàng, làm một
nẻo”.
Chú thích:
(1): (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Cung-dan-so-phan-the-fourth-book-suspended-in-2017-021420).