Hồng Thủy
(GDVN) - Bằng cách chọn quan chức cấp thấp và từ cơ sở
nghiên cứu làm trưởng đoàn dự Shangri-la, Trung Quốc muốn lái tranh luận chính
sách thành trao đổi học thuật.
South China Morning Post ngày 31/5 đưa tin, với việc
Hoa Kỳ sẽ nêu bật vấn đề Trung Quốc quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông tại diễn
đàn Đối thoại An ninh Shangri-la 2018 tại Singapore cuối tuần này, Bắc Kinh đã
cẩn thận lựa chọn trưởng đoàn để giảm thiểu căng thẳng.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, ảnh: CNN. |
Đối thoại An ninh Shangri-la sẽ diễn ra từ ngày mai
thứ Sáu 1/6 đến hết ngày Chủ nhật 3/6.
Đây là hội nghị cấp cao thường niên về an ninh châu Á,
với sự tham dự của quan chức quốc phòng từ hơn 50 quốc gia, gồm Mỹ, Trung Quốc,
Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Việt Nam và Philippines...
Chương trình nghị sự năm nay dự kiến sẽ bị chi phối
bởi các tranh chấp ở Biển Đông và cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Hoạt động này sắp diễn ra giữa những lên án của Hoa Kỳ
và nhiều nước về hành động của Bắc Kinh, đặc biệt là triển khai vũ khí (bất hợp
pháp), nhất là máy bay ném bom H-6K xuống Biển Đông.
Trung Quốc đã cẩn thận lựa chọn trưởng đoàn, không
phải do một nhà hoạch định chính sách quân sự hàng đầu, mà một nhà nghiên cứu
sẽ dẫn đầu phái đoàn để giảm thiểu xung đột tại hội nghị.
He Lei, Trung tướng - Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, ảnh: AP. |
He Lei, Trung tướng - Phó giám đốc Học viện Khoa học
quân sự được cử làm trưởng đoàn Trung Quốc dự Đối thoại An ninh Shangri-la 2018
để lái các tranh luận chính sách thành "trao đổi học thuật".
Ngoài ra, một nguồn tin thân cận với phái đoàn Trung
Quốc cho biết, Zhou Bo, một Đại tá từ Trung tâm Hợp tác an ninh thuộc Cục Hợp
tác quốc tế, Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ tham gia thảo luận về quản lý tranh
chấp an ninh trong khu vực vào thứ Bảy.
Zhou Bo cũng được bố trí phát biểu trước Thủ tướng Ấn
Độ Narendra Modi về hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong việc giảm thiểu nguy
cơ xung đột (biên giới). [1]
Trong một động thái khác có liên quan, CNN ngày 30/5
đưa tin, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành
Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong một loạt
lĩnh vực, bao gồm cả hợp tác quốc phòng. Cả Washington và New Delhi đều lên
tiếng lo ngại về những leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông.
Việc đổi tên Bộ tư lệnh xuất hiện sau một loạt hoạt
động gây căng thẳng ở Biển Đông. Hoa Kỳ và đa số cộng đồng quốc tế bác bỏ yêu
sách chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh. [2]
Nguồn: