Phương Thảo tổng hợp (VNTB) Bộ Nội vụ
Slovakia đang trải qua thời kỳ hoảng sau khi truyền thông Đức công bố thông tin
rằng cựu Bộ trưởng Nội vụ, Robert Kaliňák, đã cung cấp một máy bay của chính
phủ cho phái đoàn Việt Nam từ Prague đi Bratislava và sau đó là Moscow để giúp
đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam vận chuyển Trịnh Xuân Thanh, từ Berlin về Hà nội.
Sau vụ nhà báo Jan Kuciak bị sát hại hồi
đầu năm vì những bài viết về tham nhũng, Slovakia đã phải chứng tỏ họ vẫn thuộc
về phương Tây. Nhưng thay vào đó, vụ bê bối với mật vụ Việt nam sẽ chỉ làm trầm
trọng thêm mối quan hệ của Slovakia với Đức và các nước phương Tây. Slovakia
giờ trở thành quốc gia đã giúp các nhà lãnh đạo độc tài bắt cóc người ngay trên
lãnh thổ của một trong những đồng minh chính trị, kinh tế và quân sự của
họ.
Cáo buộc Slovakia tham gia trong vụ bắt
cóc Trịnh Xuân Thanh đã trở thành một vụ bê bối chính trị lớn kể từ hôm thứ
Năm. Trong bài điều tra của Denník N dựa trên báo cáo của các nhà điều tra Đức
và lời khai của các sĩ quan cảnh sát Slovakia thì họ đã chứng kiến chuyến thăm
chính thức của phái đoàn Việt Nam đã được sử dụng để vận chuyển Trịnh Xuân
Thanh từ Bratislava đến Moscow và sau đó là Việt Nam hồi tháng 7 năm 2017.
Sau khi Thủ tướng Peter Pellegrini gặp
Tổng thống Andrej Kiska,Bộ trưởng Bộ Nội vụ Denisa Saková đã đình chức của ông
Peter Krajčírovič để phục vụ điều tra vụ án bắt cóc và vai trò của Slovakia
trong đó.
Những điều bất thường
Một tháng sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt
cóc mang về Việt nam quy án, các nhân viên điều tra Đức đã chất vấn Bratislava
về hành khách trên chuyến bay của Bộ Nội vụ Slovakia đi Moscow ngày 26 tháng 7
năm 2017. Cho tới lúc đó các quan chức cảnh sát Slovakia và đại diện Bộ Nội vụ mới
tỏ ra nghi ngờ hành khách được cho là bị say rượu bị đưa lên máy bay chính là
người đã bị mật vụ Việt nam bắt cóc ở Berlin.
Các nhân viên cảnh sát Slovakia cũng như
nhân viên Bộ Nội vụ và nhân viên sân bay đã tường thuật lại chi tiết vụ việc.
|| Thứ Ba, ngày 25
tháng 7 năm 2017, Bratislava
Vào lúc 3:30 chiều, tất cả các tài xế
thuộc Văn phòng Bảo vệ cho các Cơ quan Hiến pháp và Bộ Ngoại giao Slovakia nhận
được điện thoại và được hỏi liệu họ có sẵn sàng làm việc vào ngày hôm sau hay
không. Một phái đoàn Việt Nam sẽ đến bất ngờ đến Slovakia. Một số vệ sĩ rất
ngạc nhiên vì các chuyến thăm tương tự thường được lên kế hoạch truóc vài
tuần.
|| Thứ Tư, ngày 26 tháng 7
năm 2017, Bratislava
Vào 1 giờ chiều, máy bay chính phủ
Slovakia trở về từ Praha với đoàn Việt Nam trên đó. Đây là chuyến bay đầu tiên
mà Slovakia cung cấp một chiếc máy bay cho phái đoàn Việt nam. Các nhân viên
cảnh sát cảm thấy sự việc đáng nghi ngờ vì thường không cho các quốc gia nước
ngoài mượn máy bay. Điều đó sau này được xác nhận qua câu trả lời của Bộ Nội vụ
rằng việc cho mượn máy bay là một tình huống bất thường.
“Kế hoạch của họ thay đổi hoàn toàn; điều
đó có vẻ bình thường, ”cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho biết trong một
cuộc phỏng vấn của tờ SME hàng ngày, khi ông giải thích lý do cho phái đoàn
Việt Nam mượn máy bay.
Cửa trên máy bay mở ra lúc 1:19. Radovan
Čulák, người đứng đầu giao thức tại Bộ Nội vụ Slovakia (được xác định bởi các
phương tiện truyền thông Đức như một nhân chứng chủ chốt cho vụ việc) đã có mặt
trên máy bay. Ông ta có nhiệm vụ là đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra
còn có một người khác trên máy bay là Lê Hồng Quang, cố vấn của thủ tướng lúc
bấy giờ Robert Fico.
Lúc 1:20 chiều, một đoàn xe khởi hành từ
sân bay của Bratislava. Viên chức phụ trách đoàn xe là Ján H.
Chiếc limousine chỏ Bộ trưởng Bộ Công an
Tô Lâm do Igor M. lái, và chiếc limousine dự phòng do Lukáš H. điều khiển.
Martin K. lái xe chở các thành viên còn lại của đoàn cùng với Čulák.
Các xe này do năm xe máy hộ tống. Số lượng
xe nhiều như vậy có vẻ bất thường đối với cảnh sát, cho một chuyến thăm kiểu
này.
Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák đang chờ ở
phía trước của khách sạn chính phủ Bôrik và thực hiện một cuộc gọi điện thoại
căng thẳng, đôi khi gần như hét lên. Ông ta đề cập đến từ "hộ chiếu".
Ba xe thuê từ Prague và một chiếc SUV
Lexus đã đậu sẵn trong bãi đậu xe của khách sạn. Trịnh Xuân Thanh ở một trong
những chiếc xe khách. Trịnh Xuân Thanh bị đánh đập, tiêm thuốc mê, và mắt nhìn
vô hồn. Không có cảnh sát nào biết đến sự hiện diện của Thanh. Vị trí của xe
tải sau này đã được cảnh sát Berlin cung cấp nhờ vào định vị GPS tích hợp.
Róbert S. và Slavomír Z. chịu trách nhiệm
các “biện pháp an ninh” khác nhau tại Bôrik. Họ quan sát xung quanh.
Vào khoảng 1:35, đoàn xe bộ trưởng Việt
Nam đến nơi.
Một cuộc họp giữa hai phái đoàn bắt đầu
tại diễn ra tại khách sạn. Về phía Việt Nam, có Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm;
Dương Minh Hưng; Lê Mạnh Cường; và Phạm Văn Hiếu tham gia. Phía Slovak do
Robert Kaliňák, Radovan Čulák, Ivan Netík và Lê Hồng Quang đại diện. Thêm vào
đó, 19 người khác thuộc “hạng B” cũng có mặt tại cuộc họp nhưng các nhà điều
tra Đức không rõ danh tính.
Trong quá trình họp, có điều gì đó bất ngờ
xảy ra. Đại diện Việt Nam đến gặp chỉ huy đoàn xe - Ján H. - và yêu cầu anh ta
cung cấp thêm một xe nữa. Anh ta không biết là xe đó có chứa Trịnh Xuân Thanh .
Tuy nhiên, đối với đoàn xe mô tô chính
thức, các yêu cầu như vậy là không bình thường vì số lượng xe và người luôn
được chỉ định trước.
Lúc đầu, Ján H. từ chối yêu cầu của phía
Việt Nam về một chiếc xe nước ngoài. Phụ trách an ninh liên lạc với trụ sở Văn
phòng Bảo vệ các Cơ quan Hiến pháp và cho quyết định chiếc xe Việt Nam với bảng
số Cộng hoà Séc sẽ không được phép đi chung, nhưng một chiếc xe của cảnh sát
Slovakia sẽ được thêm vào.
Cuộc họp bộ trưởng tại khách sạn Bôrik kéo
dài thêm mưởi lăm phút, và lên tới 40 phút thay vì 25 phút như kế hoạch vì phải
chờ xe thêm vào.
Vì lợi ích quốc gia?
Tài xế của chiếc xe mới là Michal C. Vào
lúc này này, các nhân viên cảnh sát mới nhìn thấy Thanh bầm tím. Čulák yêu cầu
họ đưa Thanh từ chiếc xe của Séc sang xe cảnh sát. Čulák nói, “Kali biết chuyện
này; đây là vì là lợi ích quốc gia.”
Čulák nói với các vệ sĩ rằng người bị giam
giữ này bị say rượu và té cầu thang. Anh ta sẽ được giữ tránh mặt bộ trưởng để
anh ta không bị mất mặt.
Hai người đàn ông, có lẽ là mật vụ Việt
Nam, vào xe cùng Thanh. Họ xốc Thanh ta lên để cho Thanh không bị té.
Trịnh Xuân Thanh 'tự thú' trên VTV. |
Đoàn xe máy đến tại sân bay Milan
Rastislav Štefánik vào đúng 2:29 chiều. Cảnh sát làm nhiệm vụ tại sân bay ngay
lập tức nhận thấycó thêm một chiếc xe. Những chiếc xe đầu trực tiếp đi tới tận
máy bay mà không đi qua bất kỳ máy quét hoặc sự kiểm tra nào tại các thiết bị
dành cho các chuyến bay nhà nước.
Bộ trưởng Việt Nam bước vào máy bay đầu
tiên, tiếp theo là một phần phái đoàn. Người bị bắt cóc được đưa lên cuối cùng,
được xốc nách để làm cho có vẻ như thể anh ta say rượu và cần được hỗ trợ. Từ
chỉ có 4 người trên chiếc chuyên cơ đến từ Prague, đã có 12 người lên máy bay
đi Moscow.
“Nội gián” là cố vấn của Fico?
Các nhà điều tra Đức đã cho biết rằng
người đứng đầu giao thức của Bộ Nội vụ, Radovan Čulák, và nhóm của ông chịu
trách nhiệm về chuyến thăm Slovakia, với sự hỗ trợ của cố vấn cho thủ tướng
Slovakia, ông Lê Hồng Quang , người đã hợp tác với người Việt Nam. Đại sứ quán
ở Bratislava ", Vào thời điểm đó, Robert Fico là thủ tướng.
Ông Quang là người đã thay mặt phía Việt
nam để xử lý các thoả thuận của phái đoàn này.
Báo Dennik N cũng cho biết rằng các nhà
điều tra Đức cũng đã nhận thấy chính phủ Slovakia có thể đã tham gia vào vụ bắt
cóc một cách vô tình và rằng có một "tay nội gián" ở phía Slovak đã
tham gia vào các vụ việc. Và do dó chắc chắn phải xem xét kỹ hơn vai trờ của cố
vấn Thủ tướng Lê Hồng Quang, người nhận chức trưởng sứ quán Slovakia tại Hà Nội
sau vụ bắt cóc"
Dennik N cũng lưu ý rằng Tổng thống Andrej
Kiska thừa nhận rằng Thủ tướng Chính phủ Robert Fico đã yêu cầu ông bổ nhiệm ông
Lê Hồng Quang làm đại sứ vốn là một điều bất thường và Tổng thống Kiska đã từ
chối việc bổ nhiệm. Bộ Ngoại giao đã triệu hồi ông Quang trở về Bratislava sau
khi có các báo cáo về vụ bắt cóc, và hiện ông Quang không còn làm việc cho
ngoại giao Slovakia nữa.
Bộ trưởng nội vụ Robert Kaliňák: chúng tôi
bị Việt nam lừa
Bộ trưởng nội vụ Robert Kaliňák, người bị
buộc phải từ chức vào tháng 3 vừa qua do cuộc khủng hoảng chính trị và các cuộc
biểu tình của Slovakia sau vụ giết hại nhà báo Ján Kuciak và vị hôn thê của
ông, Martina Kušnírová, đã phủ nhận tất cả các cáo buộc và nhấn mạnh rằng
Slovakia chỉ có thể đã vô tình bị dính líu vì phái đoàn Việt nam bị lừa.
Kaliňák đã duy trì quan điểm rằng vụ bắt
cóc xảy ra ở Đức và do đó đây là vấn đề của cảnh sát Đức nên không có lý do gì
để điều tra và truy tố hình sự ở Slovakia.
Kaliňák và cảnh sát Slovakia lập luận rằng
các nhà điều tra Đức đã không báo cáo Thanh bị mất tích trong hệ thống chia sẻ
thông tin về người mất tích của khối Schengen.
Ông Robert Kaliňák |
Nhưng tờ Sme hàng ngày đưa tin rằng vào
ngày 5 tháng 8 rằng họ đã nhận được một bản sao của một báo cáo của cảnh sát
cho thấy Thanh đã được đưa vào hệ thống thông tin Schengen khi chưa đầy 24 giờ
sau khi bị bắt cóc ở Berlin. Việc tìm kiếm chính thức người mất tích bắt đầu
vào lúc 8:30 sáng ngày 24 tháng 7 năm 2017.
Kaliňák trả lời rằng những tuyên bố của
ông dựa trên thông tin ông nhận được từ Bộ Nội vụ.
"Khi chúng tôi thảo luận tại ủy ban
nghị viện ba tháng trước, Bộ Nội vụ đã kiểm tra và xác nhận rằng tên của ông
Thanh không được lưu giữ ở đó", Kaliňák nói với Sme vào ngày 5 tháng 8.
Slovakia: rối bòng bong
Tổng thống Andrej Kiska và Thủ tướng Peter
Pellegrini sẽ gặp nhau tiếp để thảo luận về vụ việc ngày thứ Ba 8 tháng 8. Hiện
Pellegrini yêu cầu người kế nhiệm Kaliňák, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Denisa Saková và
cảnh sát trưởng Milan Lucansky sang Đức để hợp tác với nhân viên điều tra
Berlin .
Hôm thứ hai, Bộ Nội vụ Slovakia ra tuyên
bố cho biết Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova quyết định vào ngày 6 tháng 8 rằng
bà cho phép các nhân viên cảnh sát ra làm chứng trong vụ điều tra vụ bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh ở Đức.
Các cáo buộc này đã gây căng thẳng cho
liên minh ba đảng cầm quyền của Slovakia. Thành viên Most-Hid nói hôm thứ Hai
rằng họ không thể ở lại liên minh nếu các thông tin về vụ việc báo chí đưa tin
được xác nhận.
Trong khi đó, phe đối lập kêu gọi truy tố
hình sự Kaliňák và những người tổ chức cuộc biểu tình “Vì một Slovakia tử tế –
For a Decent Slovakia” nói rằng họ đã sẵn sàng xuống đường một lần nữa nếu
những cáo buộc về sự tham gia bắt cóc của Kaliňák là đúng.
Hà Nội: chẳng còn mặt nào nữa mà mất
Một năm trước đây, nhà nước Việt nam
huyênh hoang rằng Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện quay trở về nước cúi đầu quy án
sau khi đã trốn sang tận Đức.
Trả lời báo chí trong nước về việc Trịnh
Xuân Thanh bị mật vụ Việt nam bắt cóc từ Berlin mang về nước chịu tội, ông Tô
Lâm – Bộ Trưởng Công an – khi đó đã khẳng định rằng: “Hiện tôi chưa có thông
tin gì!” với một vẻ mặt rất bình thản.
Hà Nội đã nhất quyết không đáp ứng lại yêu
cầu của nước Đức như trao trả lại Trịnh Xuân Thanh và công khai xin lỗi mà mang
Trịnh Xuân Thanh ra xử tội tham nhũng làm bằng chứng cho chiến dịch đốt lò hừng
hực của ông Trọng sẽ không chừa một ai không thuộc phe cánh của ông ta.
Hà Nội cứ tưởng rằng người Đức sẽ để yên
khi hai bên đã có các thoả thuận ngầm ở cấp nhà nước về việc xử lý khủng hoảng
ngoại giao nhằm khôi phục lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước từ
tháng 12 năm ngoái. Nhưng cho đến giờ, thì cả Slovakia cũng không thể ngậm tăm
để đánh đổi Hà Hội lấy lòng tin của các đồng minh Tây Âu cũng như để giữ sự ổn
định trong nước.
Cho tới giờ Tô Lâm vẫn kiên trì im lặng.