Quách Hạo Nhiên: "Có buồn cười không nếu ai đó có suy nghĩ khác
về chủ nghĩa cộng sản đều bị xem là “suy thoái về tư tưởng và đạo đức
lối sống”? Thế kỷ 21 rồi, thời đại “cờ mờ bốn chấm không” rồi sao lại còn
cái “cương lĩnh” hay “tư tưởng” gì kỳ cục vậy? Nếu thế thì hàng tỉ người trên
thế giới này đã và đang bị “suy thoái” hết, chỉ có số ít đảng viên cộng sản như
ông Trọng và thuộc cấp trung thành của ông ta là tốt đẹp hay sao?"
Vậy nên, tiếp lời GS Cao Huy
Thuần, tôi xin được mạo muội bổ sung thêm: việc kỷ luật GS Chu Hảo vừa qua rõ
ràng còn hơn cả một “nỗi đau”. Nó là một nỗi nhục!
Chân thành và khách quan mà nói,
nhìn lại cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoàn toàn có thể xem ông
như một “trí thức dấn thân” giàu trí tuệ và đầy bản lĩnh. Ở khía cạnh này, dù
sao Hồ Chí Minh vẫn rất xứng đáng là một tấm gương để những người Việt hôm nay
nhìn vào đó và soi lại mình. Vì cách đây hơn một thế kỷ, trong hoàn cảnh nước
mất nhà tan, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ấy vừa tròn 20 tuổi nhưng đã
một mình bôn ba sang tận các nước phương Tây với một khát vọng và ý chí rất
mãnh liệt: “tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem
xét họ làm như thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào ta”.
Nhắc lại điều này để thấy, khi
ấy, tuy còn rất trẻ nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thái độ và nhận thức rất
đúng đắn về những hạn chế và lạc hậu của chính bản thân ông cũng như của dân
tộc Việt Nam. Nghĩa là, để có thể giải cứu dân tộc thoát khỏi áp bức và xiềng
xích nô lệ thì nhất định phải“sang nước Pháp và các nước khác” để
quan sát và học hỏi. Vì muốn chiến thắng kẻ đang cai trị mình thì nhất định
phải tự nâng mình lên từ bằng hoặc hơn họ. Cho nên, ở giác độ văn hóa, có thể
nói hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cho cùng, đó là
hành trình đi tìm tri thức, tìm đến ánh sáng văn minh và tiến bộ của nhân loại.
Nói khác đi, đó hành trình khai minh, khai sáng cho bản thân và dân tộc. Chỉ
riêng điều này thôi đã cho thấy Hồ Chí Minh là người rất thức thời chứ không
bảo thủ, giáo điều.
Trong cái nhìn như vậy, thật sự
tôi không hiểu sao những kẻ luôn miệng bảo toàn dân ra sức “học tập và làm
theo tấm gương Hồ Chí Minh” lại có thể kỷ luật và kết tội GS Chu Hảo?
Nếu như trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh mất mấy mươi năm ra nước ngoài để học
tập cái hay, cái tiến bộ của nhân loại sau đó trở về “giúp đồng bào giải phóng
dân tộc” thì trong thời đại tri thức hôm nay, GS Chu Hảo và các cộng sự của
mình đã tổ chức dịch và xuất bản những quyển sách (vốn cũng được xem như một
kho tàng tri thức của nhân loại) nhằm khai sáng cho quần chúng nhân dân thì xét
về bản chất cả hai sự việc này chẳng có gì khác nhau cả. “Ông vua” Nguyễn Phú
Trọng hẵn là người đang ngày đêm học tập và làm theo tấm gương của Bác nhưng lẽ
nào ông lại không hiểu những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, nhất là về vấn đề
“tự chuyển hóa” trong hành trình nhận thức của con người như một lẽ tất yếu:
“Tình hình khách
quan thay đổi hàng giờ, hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau
đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng, hành vi của
ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình
thế!” – (“Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia, H.2011, t.4, trang
28).
Rõ ràng, nếu ông Trọng và các
thuộc cấp của ông ta thật sự học, hiểu và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì
những việc làm của GS Chu Hảo lẽ ra phải được biểu dương và khen ngợi chứ không
có lý do gì lại kết tội người ta. Trong thời đại tri thức mà lại kỷ luật “đồng
chí” mình vì cái tội xuất bản những cuốn sách mang tầm tư tưởng của nhân loại
thì những kẻ kết tội hoặc là đã thật sự bị đứt sợi dây thần kinh xấu hổ, đang
tự đưa tay lột cái mặt nạ bảo thủ, giáo điều của mình xuống; hoặc là đang mắc
chứng tự kỷ rất nặng nên lúc nào cũng lo sợ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Càng
xấu hổ hơn nữa, khi đất nước có hàng trăm, hàng nghìn GS, TS tự nhận là “hậu
duệ”, hay học trò xuất sắc của Mác nhưng lại lo sợ trước lý lẽ của những học
giả trên thế giới khi họ lên tiếng phản biện chủ nghĩa cộng sản cách đây gần
một thế kỷ. Mà nếu cho rằng những người phản biện chủ nghĩa cộng sản là sai
trái thì sao không đứng lên tranh luận, đối thoại lại một cách sòng phẳng trong
tư cách của những trí thức chân chính mà lại hành xử như vậy?
Than ôi, không biết sau khi biết
tin GS Chu Hảo bị kết tội “suy thoái” vì đã xuất bản những cuốn sách (thuộc
hàng kinh điển và tinh hoa của nhân loại) bạn bè quốc tế sẽ nghĩ gì về những
người cộng sản Việt Nam hôm nay? Có buồn cười không nếu ai đó có suy nghĩ khác
về chủ nghĩa cộng sản đều bị xem là “suy thoái về tư tưởng và đạo đức
lối sống”? Thế kỷ 21 rồi, thời đại “cờ mờ bốn chấm không” rồi sao lại còn
cái “cương lĩnh” hay “tư tưởng” gì kỳ cục vậy? Nếu thế thì hàng tỉ người trên
thế giới này đã và đang bị “suy thoái” hết chỉ có số ít đảng viên cộng sản như
ông Trọng và thuộc cấp trung thành của ông ta là tốt đẹp hay sao?
Vậy nên, tiếp lời GS Cao Huy
Thuần, tôi xin được mạo muội bổ sung thêm: việc kỷ luật GS Chu Hảo vừa qua rõ
ràng còn hơn cả một “nỗi đau”. Nó là một nỗi nhục!
Có lẽ nào, “đường về nô lệ”của dân tộc này đang ở rất gần!?