Trần thị Nga |
* KÝ TÊN XIN GỬI VỀ EMAIL : yeucaucaithienchedolaotu@gmail.com
-----------
Kính gửi :Thủ tướng chính phủ
Theo pháp luật Việt Nam, người
phạm tội hình sự gồm rất nhiều thành phần: Những người bất đồng chính kiến, yêu
cầu thực hiện dân chủ (phần lớn là các trí thức), những kẻ cướp của giết người,
những kẻ đâm thuê, chém mướn, những kẻ lừa
đảo chiếm đoạt tài sản người khác, những kẻ tham nhũng, những kẻ cố ý làm trái
lại, có người vô ý gây chết người…họ mang rất nhiều tội danh khác nhau.
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp
luật để giam giữ từng loại phạm nhân một cách thích hợp, như :
-
Luật
Thi hành án hình sự số 53/2010/QH12
-
Quy
chế trại giam, Nghị định 113/2008/NĐ-CP
-
Quản
lý trại giam, Nghị định 117/2011/NĐ-CP
-
Quản
lý trại giam, Nghị định (sđbs NĐ 117) số 90/2015/NĐ-CP
-
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các
hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người,
mà Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về
việc phê chuẩn tham gia công ước này.
-
Ngoài
ra Việt Nam lần lượt trở thành
thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người.
Ngay
tại Điều 6 (NĐ 117/2011/NĐ-CP). Chế độ
quản lý, giam giữ phạm nhân, quy định:
1.
Phạm nhân phải được giam giữ
trong buồng giam theo quy định, khi ra khỏi buồng giam phải có lệnh của Giám thị
trại giam. Trước khi phạm nhân vào buồng giam và sau khi mở cửa buồng giam cho
phạm nhân ra ngoài, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được giao trách nhiệm phải điểm
danh, kiểm diện. Cán bộ, nhân viên trại giam không có nhiệm vụ và mọi người
khác nếu không được phép của Giám thị trại giam không được vào khu vực buồng
giam, không được tiếp xúc với phạm nhân. Trại giam phải được bảo vệ nghiêm ngặt
và an toàn, có lực lượng vũ trang bảo vệ, tuần tra, canh gác 24/24 giờ. Các buồng giam phải được xây dựng chắc
chắn, có đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh môi trường.
2.
Căn cứ vào số lượng phạm nhân,
tính chất tội phạm, mức án, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, đặc điểm nhân thân của
phạm nhân và yêu cầu nghiệp vụ, Giám thị trại giam quyết định việc phân loại phạm
nhân để tổ chức quản lý, giam giữ và bố trí lực lượng canh gác, bảo vệ, dẫn giải
phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, Nghị định này và quy định
của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Để thực hiện những quy định trên, nay chúng tôi kiến nghị:
1. Chuyển giao việc giam giữ tù nhân cho Bộ Tư pháp đảm
nhiệm như thông lệ quốc tế mà nước VNDCCH đã từng thực hiện trước năm 1954 để
tránh sự thiếu khách quan của Bộ Công an là cơ quan điều tra, kết tội.
2. Trong thời gian chưa thực hiện việc chuyển giao này,
yêu cầu Bộ Công an phải chấn chỉnh ngay các trại giam, nhà tạm giữ, thực hiện
nghiêm chế độ giam giữ phạm nhân theo quy định của pháp luật.
3. Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh phải có chương trình giám sát thường xuyên và đột xuất trại
giam, nhà tạm giữ.
4. Công dân phạm tội là mất đi quyền công dân, nhưng
chỉ hạn chế chứ không mất đi quyền con người. Do đó chế độ giam giữ phạm nhân
phải đảm bảo quyền con người mà pháp luật đã quy định như quyền được tiếp cận
thông tin, quyền được thăm nuôi của gia đình, tổ chức…
5. Thực hiện nguyên tắc áp dụng Điều luật có lợi cho
phạm nhân, theo đó chúng tôi kiến nghị trả tự do ngay cho ông Trần Huỳnh Duy
Thức. Vì các bản án cho rằng ông Thức vi phạm Điều 79 Bộ Luật hình sự năm 1999
và ông đã thụ án 9 năm. Nay theo Khoản 3 Điều 109 Bộ Luật Hình sự năm 2015:
“ …3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.” Ông Thức xứng đáng được hưởng khoản 3 này.
6. Yêu cầu các cơ quan thi hành pháp luật không được
cưỡng bức lập trường, quan điểm của tù nhân. Tòa án xử là việc của tòa án, xét
xử án tại hồ sơ. Các cơ quan thi hành pháp luật kể cả tòa án không được cưỡng
bức tù nhân phải nhận tội hoặc từ bỏ lập trường quan điểm của mình như vụ Trần
Huỳnh Duy Thức và các vụ khác. Vừa qua phát hiện nhiều vụ án oan sai là do hành
vi cưỡng bức của cơ quan thi hành pháp luật gây ra.
7. Nhà nước, Chính phủ, Bộ công an, Cơ quan quản lý
trại giam phải thực hiện các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt
là công ước chống tra tấn và các
hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người
8. Yêu cầu chấm dứt ngay chính sách dùng tù nhân trị tù
nhân.
*KÝ TÊN XIN GỬI VỀ EMAIL : yeucaucaithienchedolaotu@gmail.com
Ngày
10 tháng12.năm 2018
I-CÁC
TỔ CHỨC
1- Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng - Do ông Võ Văn Thôn, nguyên giám
đốc sở Tư Pháp TP.HCM làm đại diện
2- Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Do TS Nguyễn Quang A làm
đại diện
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam – Do GS Phạm Xuân Yêm làm
đại diện
II - CÁ NHÂN ;
1. Võ Văn Thôn – Cựu tù nhân Côn Đảo, nguyên GĐ sở Tư
Pháp TP.HCM, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn
2. Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đảo, CN CLB Lê Hiếu Đằng –
Nha Trang
3. Nguyễn Thu Giang – Nguyên phó giám đốc sở Tư Pháp
TP.HCM , thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
4. Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học- Hà Nội
5. Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ văn- Hà Nội
6. Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội
7. Hoàng Hưng – Nhà thơ, nhà báo tự do – Sài Gòn
8. Phan Đắc Lữ – Nhà Thơ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
9. Hà Sĩ Phu – TS Sinh Học, CLB Phan Tây Hồ – Đà Lạt
10. Kha Lương Ngãi
– Nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng , thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
11. Nguyễn Đăng
Quang – Đại tá, nguyên cán bộ bộ Công An – Hà Nội
12. Trần Minh Thảo
– Nhà văn – Bảo Lộc, Lâm Đồng
13. Nguyễn Xuân
Diện – Tiến sĩ viện Hán Nôm – Hà Nội
14. Bùi Minh Quốc
– Nhà báo – Đà Lạt
15. Đào Tiến Thi –
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên UV BCH Hội ngôn ngữ học Việt Nam –
Hà Nội
16. Nguyễn Đình
Nguyên – TS Y Khoa – Austalia
17. Trần Đức Quế -
Chuyên viên hưu trí Hà Nội
18. Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên
CLB Lê Ghiếu Đằng – Sài Gòn
19. Tô Lê Sơn – Kỹ sư , thành viên CLB LHĐ – Sài
Gòn
20. Lại Thị Ánh
Hồng – Nghjệ sĩ, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn
21. Phan Hoàng
Oanh – TS Hóa Học – Sài Gòn
22. Trần Ngọc Sơn
– Kỹ sư – Pháp
23. Nguyễn Thanh
Hằng – Dược sĩ – Pháp
24. Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp