Sơn
Long: "Về mặt chính trị nội bộ: Lòng dân đang bất mãn, bức xúc rất nhiều đối với
yếu tố TQ nên việc cố tình tìm cách giao thầu cho nhà thầu TQ đối với 1 dự án
quan trọng như vậy sẽ chỉ khơi thêm dòng chảy, hướng cái bất mãn ấy vào chính
chế độ, nhà nước. Không lẽ là cán bộ cao cấp các ông chỉ nghĩ cứ đưa sức mạnh
ra sẽ trấn áp và dân sẽ phải nghe theo ?"
Tôi nói xin lỗi trước vì đây là ý kiến cá nhân trước một vấn đề công giữa
tôi với ông - người có trách nhiệm quản lý và nội dung là giải trình trước quốc
hội chứ không phải với tôi. Nôm na là "xía vào chuyện công". Tuy
nhiên, nội dung cụ thể ảnh hưởng tới quyền lợi của cả đất nước, mọi người dân
trong đó có tôi nên tôi vẫn nói vậy.
Thứ nhất: Việc ông nói "nhà thầu trong nước không đủ năng lực" là không đúng, cho thấy ông (hay cả Bộ GTVT ?) không biết gì về thực trạng ngành xây dựng giao thông trong nước hoặc đang cố tình che giấu vì lý do không nói ra nhưng hầu hết người dân đều nghi ngờ: Cố ý muốn giao cho nhà thầu TQ.
Tôi chứng minh như sau:
- Về trình độ thi công: Ở tất cả các dự án giao thông, các con đường ở VN này đều do nhà thầu phụ là các đơn vị thi công trong nước. Trong đó, các nhà thầu phụ loại B' thậm chí là các đội thi công không có pháp nhân luôn, chấp nhận làm "B nhiều phẩy" cho doanh nghiệp nào đó. Nhưng có rất nhiều con đường, dự án cấp quốc gia vẫn tốt. Đơn cử như Cầu Mỹ Thuận; cầu Nhật Tân; Cầu Vàm Cống; đường cao tốc HN-Hải Phòng; cao tốc Hà Nội - Ninh Bình...v.v.
- Về vốn: Ông quên mất là các ông chủ B.O.T kể cả B.O.T bẩn bị dân phản đối thì với doanh thu 1 trạm con con như Dầu Giây mỗi ngày thu vài ba tỷ thì qui mô dự án ngàn tỷ chưa bằng tài sản cá nhân (chỉ nói phần công khai, không nói phần chìm) các ông chủ này.
Nếu cho phép đấu thầu công khai, minh bạch theo đúng luật thì các nhà thầu phụ trước đây liên doanh lại thì thừa sức tham gia. Bản thân tôi cũng dám khẳng định thừa sức tổ chức nhận thi công vài ba trăm kilomet kể cả làm B.O.T.
Chính cái chiêu "chứng minh tài chính; ký quỹ bằng tiền" còn thiếu thực tế; các chiêu trò "làm giá; làm tiền" nhà thầu đã kìm hãm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ không phải doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực.
- Về các nhà thầu nước ngoài: Tôi không tin nếu Bộ GTVT tổ chức thầu minh bạch lại chỉ có nhà thầu TQ tham gia. Không tin thì tôi chỉ cần 1-2 tháng liên lạc cũng có thể mời được nhà thầu uy tín từ Nhật; Hàn.. tham gia đấu thầu.
- Về nhân lực: Nếu so sánh năng lực lao động của TQ sang VN thì chỉ có thua lao động VN chứ không thể bằng. Dự án đường sắt Cát Linh là minh chứng rõ nhất, các ông "kiểm tra" liên tục mà không thấy, không biết thì kể ra quá lạ.
- Về chất lượng công trình thì đoạn dự án Quảng Nam - Quảng Ngãi; đường sắt Cát Linh do nhà thầu TQ thi công chất lượng ra sao. Tôi nghĩ chuyện người dân, kỹ sư thi công tố cáo bị DN dùng giang hồ đe dọa, đánh đập.. ra sao thì trên báo chí và trên mạng còn đủ thông tin.
.........
Còn nhiều ví dụ lắm. Tóm lại:
Chất lượng thi công các công trình đó thế nào thì thực tế đã chứng minh và nó luôn chứng minh rằng: Chất lượng công trình là do công tác giám sát tốt chứ không phải do nhà thầu.
Ông thử làm phép tính so sánh nhỏ chi phí đầu tư vốn con đường vượt biển nối Mỹ-Cu Ba với đường sắt Cát Linh xem cái yêu cầu chứng minh năng lực về tài chính nó hợp lý thế nào khi dùng nhà thầu TQ?
Đó là nói về các mặt mang tính cơ bản, còn vấn đề AN quốc gia không nằm ở chỗ con đường khi làm xong chình ình ra đó ai cũng biết nhưng đối với những con đường huyết mạch, yếu tố AN, quân sự như thế nào thì nếu ông chưa biết hãy đọc lại các báo cáo, ý kiến của bên quân đội về các dự án lớn nhỏ cả nước. Xin không cần nói thêm.
Về mặt chính trị nội bộ: Lòng dân đang bất mãn, bức xúc rất nhiều đối với yếu tố TQ nên việc cố tình tìm cách giao thầu cho nhà thầu TQ đối với 1 dự án quan trọng như vậy sẽ chỉ khơi thêm dòng chảy, hướng cái bất mãn ấy vào chính chế độ, nhà nước. Không lẽ là cán bộ cao cấp các ông chỉ nghĩ cứ đưa sức mạnh ra sẽ trấn áp và dân sẽ phải nghe theo ?