Thiện
Tùng sáng tác, sưu tầm, chế tác
Kỳ 18
1/ Kẻ
tung, người hứng
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoàng Hà. Zing.vn |
Hai câu thơ “Tháng
ba đột ngột mưa rào / Để cho em trộm bước vào hồn anh” của Đoàn thị Lam Luyến tưởng chẳng liên
quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lấy
nó làm mồi cho việc biện hộ tăng giá điện. Thế mới tài:
Tháng ba đột ngột mưa rào
Để Vương Đình Huệ đi vào đi ra.
Điện tăng dân chúng kêu la,
Trong phòng lạnh, Huệ đi ra đi vào:
“Năm nay thời
tiết thế nào?
Biết đâu hoa
Sữa nở vào tháng Năm,
Cho nên cái
sự điện tăng,
Chẳng qua là
tại cái thằng không mưa”. -/-
2/ Trách nhiệm
Người
tuyển dụng nói với ứng viên:
- Trong công việc nầy, tôi cần người có trách nhiệm.
- Vậy tôi chính là người ông cần đây! Ở những công việc người ta giao cho tôi trước
đây, bất cứ khi nào có vấn đề sai sót, họ đều nói đó là “trách nhiệm của
tôi” .
- Vậy thì anh về đi! Chúng tôi không cần thứ trách nhiệm của
anh . -/-
3/
Người ấy là ai?
Chánh
án hỏi đương sự đang trong trạng thái không bình thường:
- Anh
có vợ chưa?
- Dạ…
rồi !
- Người
ấy là ai ?
- Bẫm…
, là một người phụ nữ.
- Anh
đừng có đùa cợt ở chốn công đường! Anh có thấy ai lấy một người đàn ông chưa ?
-
Thưa có! Đó là chị tôi, thưa tòa. -/-
4/ Xử tội
“Hà bá”.
Bà mẹ
đưa tiền bảo Sâm ra quán bà Năm ở ngả ba lộ mua chai nước mắm Phú Quốc. Ra đến
ngả ba, thấy người ta lố nhố bao quanh xem gánh “Sơn đông mãi võ” đang làm ảo
thuật bán thuốc đủ loại, Sâm chen vào xem. Họ câu khách bằng cách nhắc đi nhắc
lại pha cụp liệt cuối cùng là xử tội con
“Hà bá”. Con “Hà bá” được trùm kín trong chăn. Do tính hiếu kỳ, Sâm nán lại chờ
xem mặt mũi con Hà bá ra sao. “Hết keo nầy gầy keo khác” mà không đến lượt xử tội
Hà bá.
Thấy
con đi lâu không về, bà mẹ đi tìm. Khi gặp Sâm, cũng là lúc họ nói sắp xử tội
Hà bá, bà cũng nán lại xem. Một người làm trò ảo thuật giả bộ té trầy chân nhăn mày nhíu mặt. Người bán thuốc cầm gói
thuốc dán giơ cao nói to: “Có ngay! Thần
dược có một không hai, trầy đâu dán đó khỏi ngay tức thì!”. Bà nắm tay Sâm
kéo ra ngoài, nói:
-
Thôi đi con! Ta ra tiệm mua nước mắm về ăn cơm, đã đứng bóng rồi! Họ gạt người
để bán thuốc chớ không có xử tội Hà bá hà biếc gì đâu!.
- Hà
bá có thật không mẹ ? – Sâm hỏi.
- Sao
không! Bọn “nói mà không làm” hoặc “nói một đàng làm một nẽo” là lũ Hà bá đấy. -/-
5/ Chẩn đoán
Nhìn
bà lão nhăn nhó, bác sĩ hỏi:
- Bà
đau ở đâu mà nhăn mày nhíu mặt thế ?
-
Thưa bác sĩ, sao tôi dùng ngón tay nầy nè, gõ vào đầu, vào chân, vào bụng và
vào bất cứ nơi nào trên cơ thể đều rất đau! Nhờ bác sĩ khám xem tôi đau ở
đâu?!.
- Vậy
thì đã rõ ! - Chắc chắn là ngón tay đó của bá bị gãy rồi. -/-
6/ Trách ai ?!
Chuyện
đâu có chuyện lạ đời:
Muốn
cho xong việc phải lòi phong bao,
Từ việc
thấp đến việc cao,
Chuyện
lớn, chuyện nhỏ… chuyện nào cũng “chi” !
Phong
bì nó mỏng tí ti,
Thế
nhưng nó lắm quyền uy, nhiệm mầu,
Muốn
không chờ đợi thêm lâu,
Ê
mông, mõi gối, nhức đầu vẩn vơ…
Hãy
nhanh tay… lót bao thư,
Bằng
không chờ đến bấy chừ mới xong !
Tốn
tiền thì đở tốn công,
Đã
lâu nó đã thành thông lệ rồi ?
Lệ
đâu có lệ lạ đời !?
Ai đặt
ra lệ, để rồi… trách ai?! -/-
Tác
già: Lê Anh Vũ