Diễm Thi, RFA
Đoàn nhân sĩ trí thức thay mặt những người đã
ký tên vào bản Tuyên bố Biển Đông tuần hành đến trước Đại sứ quán Trung Quốc sáng
8/8/2019.
Photo: fb Le
Dung vova
|
Văn phòng Quốc hội không tiếp dân
Hôm 30 tháng 7 năm 2019, khi sự kiện Trung Quốc điều tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 tới khu vực phía bắc Bãi Tư Chính mà chính quyền im lặng, bản Tuyên Bố Biển Đông đã ra đời với chữ ký của hơn một ngàn tổ chức xã hội dân sự và cá nhân. Trong đó có năm yêu cầu mà các nhân sĩ trí thức trong nước muốn “gửi gắm” đến Nhà nước Việt Nam như sau: (RFA xin trích lại từ văn bản)
1. Tăng cường nội lực của đất nước làm chỗ dựa cho an ninh quốc phòng, thực hiện kế sách giữ nước của Đức Thánh Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Làm tất cả những gì có lợi cho mối đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước; thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết và những điều được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, sửa các luật phản dân chủ như: luật đất đai, luật báo chí, luật an ninh mạng, ban hành luật lập hội, luật biểu tình... Tiến tới một Nhà nước Việt Nam có thể chế dân chủ pháp quyền phổ quát. Nâng cao sức chiến đấu và lòng trung thành bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của Quân đội, đặc biệt là Hải quân, Cảnh sát biển.
...để cho Quốc hội biết những suy nghĩ, những
tình cảm, những mong muốn của người dân hiện nay mà họ lại muốn nhắm mắt bịt
tai thì tôi cũng không hiểu họ là cái ‘giống người’ gì trên thế gian này và của
dân tộc này. Đó là cái làm chúng tôi rất là đau xót! - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc
Mai
2. Trong các mối quan hệ với
Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại, phải hết sức cẩn trọng, đề
cao cảnh giác, đặt quyền lợi quốc gia trên hết.3. Khẩn trương đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Mỹ và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế và hiện không cưỡng chiếm đất đai biển đảo của Việt Nam nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.
4. Lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây… vi phạm Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế thích hợp.
5. Thông tin thường xuyên và kịp thời diễn biến tình hình biển Đông cho toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, tranh thủ sự đồng thuận của công luận cho cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam không được ngăn cản quyền công khai bày tỏ một cách ôn hoà lòng yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam.
Với sự việc vừa diễn ra hôm 8 tháng 8, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, đại diện Nhóm lập quyền dân ký tên trên bản Tuyên bố cho RFA biết:
“Sáng nay tôi được anh em ủy nhiệm viết một thư ký tên thay mặt anh em đưa đến Quốc hội một bản tuyên bố có hơn 1.000 chữ ký của dân để cho Quốc hội biết những suy nghĩ, những tình cảm, những mong muốn của người dân hiện nay, mà họ lại muốn nhắm mắt bịt tai thì tôi cũng không hiểu họ là cái ‘giống người’ gì trên thế gian này và của dân tộc này. Đó là cái làm chúng tôi rất là đau xót!
Thật ra thì chúng tôi không có cái hẹn trước nhưng tôi nghĩ mình phải đến để đưa bản tuyên bố. Cái đám văn phòng nó không có thời giờ hẹn trước thì nó phải cho nhân viên ra nhận bản tuyên bố mình đưa đến và một cái thư chúng tôi gửi đến bà Kim Ngân giải thích chúng tôi đến đưa bản tuyên bố với mục đích gì.”
Nhà báo Sương Quỳnh không ngạc nhiên khi Quốc hội đóng cửa không tiếp dân vì đây không phải lần đầu. Bà nói:
“Đấy là cách hành xử của họ từ xưa đến nay. Trước đây cũng có một vài lần họ tiếp nhưng gần như họ đều tìm cách từ chối nhận các văn bản kiến nghị của mình."
Theo nhà báo Sương Quỳnh, trước giờ cũng nhiều lần người dân gửi những bản tuyên bố hay những bản yêu sách qua đường bưu điện nhưng chưa bao giờ Quốc hội hồi âm hay chấp nhận đối thoại với những người đối lập cả. Tuy nhiên vì chuyện này quá quan trọng nên mọi người phải trực tiếp đến Văn phòng Quốc Hội để gửi.
Trao đổi với RFA qua điện thoại, nghệ sĩ Kim Chi bày tỏ sự thất vọng với cách hành xử mà bà cho là “quá tệ” của những con người làm việc trong Văn phòng Quốc hội. Theo bà thì đây là lúc nhà nước phải cần tiếng nói của dân để làm sức ép lên Trung Quốc, nhưng họ vẫn coi thường dân. Bà nói thêm:
“Người ta nói đất nước này của dân, vì dân thế mà khi dân tới thì không tiếp tức là họ tự phơi bày trước dân chúng xem họ có tôn trọng dân hay không rồi. Cái thái độ đó là quá run sợ trước Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa.
Chuyện này khiến tôi nhớ lại cách đây mấy năm khi chúng tôi đi nộp yêu cầu bạch hóa thành đô. Lúc đó chúng tôi còn bị rượt đuổi, bị bắt. Điều đó chỉ làm mất lòng dân thôi, mà một chế độ không được lòng dân thì rất khó tồn tại lâu dài.”
Quốc Hội sẽ làm ngơ?
Đây không phải lần đầu tiên các nhà hoạt động hay giới bất đồng chính kiến gửi thư đến Văn phòng Quốc hội. Đặc biệt, có gửi đến bằng đường nào đi nữa thì họ cũng sẽ không nhận được hồi âm. Do đó, nhiều người cho rằng, mạng xã hội là nơi xem ra hữu hiệu hơn.
Có thể liệt kê như, hôm 31/3/2019, trên mạng xã hội lan truyền một bản tuyên bố của 443 cá nhân và 7 tổ chức xã hội dân sự yêu cầu “Loại bỏ dứt khoát nhà thầu Trung Quốc, không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc.”
Hoặc vào ngày 5/6/2019, một bản kiến nghị do 118 văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước ký gửi đến lãnh đạo Việt Nam kiến nghị không để Trung Quốc làm đường cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc Nam. Trong đó có những ý chính như, ưu tiên huy động nguồn lực trong nước và kêu gọi lòng yêu nước của người dân để làm hai đại dự án chiến lược an ninh, kinh tế, xã hội vừa nêu; không để cho Trung Quốc – đất nước duy nhất hiện nay xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ của Việt Nam tham gia hai đại dự án chiến lược quốc gia này.
Thêm Bản Yêu Sách 2019 cũng được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội và được gửi tới ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam vào ngày 18/6/2019.
Nhưng đáng tiếc là văn hóa ứng xử của cái
chính quyền này nó lùn và nó cùn. Nó vừa sợ dân vừa khinh dân. Họ không nhận
thì chúng tôi gửi qua đường bưu điện thôi. Có thể họ đọc nếu họ thấy họ có
trách nhiệm.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai |
“Nhưng đáng tiếc là văn hóa ứng xử của cái chính quyền này nó lùn và nó cùn. Nó vừa sợ dân vừa khinh dân. Họ không nhận thì chúng tôi gửi qua đường bưu điện thôi. Có thể họ đọc nếu họ thấy họ có trách nhiệm. Mà với thái độ vô trách nhiệm và cậy quyền thì họ cũng có quyền để vào ngăn kéo như lâu nay. Không cần nghe, không cần hiểu, không cần đối thoại.”
Nhà báo Sương Quỳnh khẳng định nếu Quốc Hội có nhận thư thì họ cũng sẽ không bao giờ trả lời, bởi bản tuyên bố yêu cầu một số vấn đề mà họ không muốn làm.
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) qua sự việc này, cũng cho rằng:
“Tôi nghĩ dù tình hình đất nước có như thế nào thì Quốc hội cũng không bao giờ trả lời dân nếu họ có nhận được thư chăng nữa, vì thứ nhất là họ không tôn trọng dân, không tôn trọng nội dung đơn thư của dân. Thứ hai là họ sợ tạo ra tiền lệ - mà cho là không tốt - đó là họ phải trả lời đơn thư của dân, nhất là giới bất đồng chính kiến.”
Theo ông Vũ Quốc Ngữ, bản Tuyên bố có thể đến được tay một vài nhân vật trong Quốc Hội như Chánh thư ký văn phòng. Tuy nhiên, ông tin rằng họ sẽ không đem ra bàn thảo trước Quốc Hội vì họ không tôn trọng những bản tuyên bố của dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-assembly-of-people-without-receiving-people-it-is-painful-dt-08082019140916.html?fbclid=IwAR2I0Pzv6gvDGNPdIu3zxxRe_S63rzCeDxMbmFYRx_mbz6C05zX8-D3I-uQ#.XUxm2L4ss_0.facebook