Ông Nguyễn Văn Thể |
Ông Nguyễn Văn Thể là một chuyên gia đường bộ, tốt nghiệp Đại học Giao
thông Đường bộ Moskva chuyên ngành Cầu đường bộ năm 1989, thời Liên Xô chưa sụp
đổ, sau đó làm Phó tiến sĩ ngành giao thông vận tải đường bộ năm 2001 thời Liên
bang Nga, chuyên ngành Thiết kế và xây dựng đường, tàu điện ngầm, sân bay, cầu
và hầm giao thông.
Năm 2013 ông Thể làm thứ trưởng Bộ giao thông vận tải cho đến 2015 được bổ
nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng.
Tháng 10 năm 2017, ông Thể được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chính thức nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào ngày 26 tháng 10 năm 2017. Sau đó ông Thể giữ thêm chức vụ Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải vào tháng 12 năm này, (ông Trịnh Đình Dũng phó thủ tướng giữ chức Trưởng ban).
Tháng 10 năm 2017, ông Thể được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chính thức nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào ngày 26 tháng 10 năm 2017. Sau đó ông Thể giữ thêm chức vụ Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải vào tháng 12 năm này, (ông Trịnh Đình Dũng phó thủ tướng giữ chức Trưởng ban).
Như vậy trong thời gian 2013 – 2015 và 2017 – nay ông Thể là cột trụ trong
vấn đề giao thông của Việt Nam.
Dự án “Một vành đai một con đường” do Tập Cận Bình đề xuất vào mùa thu năm
2013, có tên giao dịch tiếng Anh là BRI (Belt anh Road Initiative). Từ 2013 cho
đến 2015, Trung quốc đã thảo luận với Việt Nam về việc tham gia BRI. Trong thời
gian này mặc dầu là thứ trưởng, nhưng là một chuyên gia đường bộ, ông Thể sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc thảo luận BRI.
Với các dự án với Trung quốc nói chung và BRI nói riêng, không phải lúc nào
cũng suôn sẻ mà có những lúc bị đình trệ. Chẳng hạn năm 2014 các dự án BRI đình
trệ do căng thẳng giàn khoan HD981, sau đó đến 2015, khi Tập Cận Bình sang thăm
Việt Nam thì BRI mới nối lại.
Bây giờ tôi nói về tuyến đường sắt 100 ngàn tỷ Lào Cai – Hà Nội - Quảng
Ninh. Tuyến đường này đang được đặt dấu hỏi có phải nằm trong BRI không, thì
tôi xin khẳng định nó chính là BRI, kết nối Côn Minh với miền Bắc Việt Nam và
cảng biển Hải Phòng.
Có một điều cần lưu ý là các dự án BRI không được chính phủ công bố công
khai là dự án nào là BRI dự án nào là không phải BRI. Chính vì vậy mà chúng ta
có cảm giác là dường như Việt Nam chưa dính nhiều vào BRI nhưng thực tế có thể
Việt Nam dính khá nhiều. Chẳng hạn đường sắt Cát Linh – Hà Đông vốn là một dự
án bình thường, đến năm 2014 đưa vào BRI.
Tôi không đổ lỗi cho cá nhân lãnh đạo cấp cao nào đã ký BRI với Trung quốc,
bởi vì là một nước nằm bên cạnh Trung quốc, Việt Nam lại cùng là nước XHCN nên
khó mà tránh được sức ép cứng và mềm từ Trung quốc. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có
những giai đoạn đình trệ việc hợp tác BRI khi hai nước xảy ra căng thẳng Biển
Đông. Chẳng hạn giai đoạn 2014.
Từ 2015, BRI được nối lại vì hết căng thẳng 981 nhưng nay thì Việt Nam và
Trung quốc có căng thẳng Biển Đông trở lại. Mặt khác BRI đã bị phanh phui là
bẫy nợ Trung quốc, nhiều nước đã dừng BRI. Vậy thì lẽ ra ông Nguyễn Văn Thể
phải đề xuất tạm dừng đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Quảng Ninh để xem xét, thì
ông ta lại sốt sắng thúc đẩy là sao?
Chúng ta nên nhớ, Trung quốc có một chính sách mua những người trụ cột kiểu
như ông Thể để phục vụ cho ý đồ bành trướng của chúng. Việc ông Thể hăng hái
trong việc triển khai trong lúc BRI bị phản đối khắp nơi, Trung quốc cũng đang
gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông và chính phủ Việt Nam công khai lên tiếng
phản đối Bắc Kinh, thì tôi biết nghĩ thế nào về ông Thể ngoài việc ông đã bị
mua?