Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Đại
dịch đến Mỹ trễ hơn nhiều nơi khác, nhưng đây đã nhanh chóng trở thành quốc gia
với số người bị nhiễm cũng như tử vong cao nhất thế giới.
Phản
ứng của chính phủ Mỹ thay đổi theo đà tăng của đại dịch. Trong khoảng hai
tháng, Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan và không cho đây là nguy cơ. Đột nhiên,
khi dịch đã gia tăng đến mức không chối cãi được nữa, chính phủ vội vã phản ứng.
Người ta khám phá là nước Mỹ khắp nơi bị thiếu thốn trầm trọng phương tiện để
chống dịch, và số người chết tăng vọt.
Lỗi
từ ai? Do TQ giấu giếm, bưng bít thông tin gây ra nguy hại cho Mỹ và thế giới?
Do yếu kém của chính phủ Mỹ? Do cả hai?
Đây
là những câu hỏi chúng ta cần đặt ra nhất là khi con số tử vong đã lên đến mức
này, và sẽ còn tăng nhiều nữa. Quy trách nhiệm không thay đổi được quá khứ,
nhưng hiểu nguyên do sẽ giúp chúng ta tìm ra phương cách đối phó hữu hiệu hơn.
Đại
dịch đã tiến triển như thế nào, và các chính phủ đã có phản ứng gì? Chúng tôi
xin liệt kê lại diễn biến chính, bắt đầu từ tháng 12 năm 2019.
Tháng 12, 2019
Theo
chính phủ TQ, người đầu tiên bị nhiễm vi-rút này từ một ngôi chợ hải sản tại Vũ
Hán vào đầu tháng. Sang tuần thứ hai, các bác sĩ địa phương nghi ngờ rằng căn bệnh
này truyền từ người này sang người khác, chứ không chỉ từ động vật đến người.
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, vì truyền nhiễm từ người sang người có nghĩa
là bệnh có khả năng lây lan lớn.
Ngày
Giáng sinh, một số nhân viên y tế TQ bị nhiễm dịch. Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li
Wenliang) lên tiếng cảnh báo về một bệnh dịch mới tương tự như dịch SARS. Tuy
nhiên, Ủy Ban Y Tế Thành Phố Vũ Hán tuyên bố rằng không có nhân viên y tế nào bị
nhiễm, và phủ nhận rằng bệnh này có thể truyền từ người sang người.
TQ
chính thức thông báo cho WHO về bệnh dịch này 3 tuần sau khi các bác sĩ phát hiện
các ca bệnh ngày cuối năm. Có đến mười mấy chuyên gia Mỹ, nhiều người là nhân
viên của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), làm việc tại
trụ sở của WHO tại Geneva, đã chuyển thông tin về bệnh dịch này đến chính phủ Mỹ
ở Washington DC. Một số quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ trao đổi thường
xuyên về dịch với cấp lãnh đạo của WHO.
Vào
thời điểm đó, không mấy ai bên ngoài TQ để ý nhiều đến bệnh dịch mới. Nhưng
cũng không thể nói là chính phủ Trump đã không có thông tin từ TQ chuyển qua
WHO.
Bản quyền hình ảnh Li Wenliang Image caption |
Tháng Giêng, 2020
Bác
sĩ Lý Văn Lượng bị công an Vũ Hán buộc phải ký vào tờ khai là ông đã phạm luật
và đã loan tin sai trái. Ông phải nhập viện vào ngày 12 và có triệu chứng bệnh
nặng. Thử nghiệm đầu tháng hai cho biết ông bị dương tính và qua đời gần một tuần
sau đó.
Ủy
Ban Sức Khỏe Quốc Gia TQ ra lệnh cho các cơ quan không được loan truyền thông
tin về bệnh dịch.
Ngày
6, báo New York Times tường thuật có 59 người tại Vũ Hán bị một bệnh tựa như
viêm phổi. Ngày 7, giới thẩm quyền TQ cho biết đã tìm ra một loại coronavirus mới,
đặt tên là nCoV. Ngày 11 có ca tử vong đầu tiên do dịch tại TQ.
Ngày
13, một phụ nữ sống tại Thái Lan từng thăm viếng Vũ Hán là người đầu tiên bên
ngoài TQ bị nhiễm dịch. WHO tuyên bố rằng theo thông tin từ chính phủ TQ, chưa
thấy bằng chứng dịch có thể lây lan từ người sang người.
Ngày
19, Ủy Ban Sức Khỏe Quốc Gia của TQ tuyên bố là bệnh dịch vẫn có thể tránh và
kiểm soát được. Hôm sau, người đứng đầu ủy ban này xác định đã có hai ca bị lây
lan từ người.
Ngày
21, ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại Hoa Kỳ. Trump tuyên bố:
"chúng tôi đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình." Ông trấn an lần nữa
vài ngày sau: "mọi chuyện sẽ êm đẹp thôi."
Ngày
22, một phái đoàn của WHO thanh tra Vũ Hán và kết luận là dịch này đang lây lan
từ người sang người. Hôm sau, chính phủ TQ ra lệnh cô lập thành phố Vũ Hán.
Ngày
27, Trump lại phát biểu: "chúng tôi đang trao đổi rất mật thiết với TQ về
bệnh dịch. Rất ít ca ở Mỹ, nhưng chúng tôi đang theo dõi sát. Chúng tôi đã đề
nghị với Tổng thống Tập để Mỹ giúp đỡ. Chuyên viên của chúng tôi rất tuyệt vời."
Ngày
30, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp bệnh dịch toàn cầu.
Ngày
31, Trump ra lệnh cấm nhập cảnh từ TQ, trừ công dân Mỹ, có hiệu lực 3 ngày sau
đó. Trump cho rằng lệnh này rất hữu hiệu để chặn dịch lây lan sang Mỹ, như rằng
Covid-19 kiểm tra hộ chiếu hành khách để quyết định ai bị nhiễm.
Có
hơn 40 ngàn người từ TQ vào Mỹ sau lệnh cấm nhập cảnh. Không ai biết được bao
nhiêu trong số những người đó nhiễm bệnh, vì Mỹ đã không thử nghiệm những người
đó.
Tháng Hai, 2020
Dịch
bộc phát tại Hàn Quốc và một tuần sau nữa, tại Iran và Ý. Trump tiếp tục lạc
quan khi phát biểu vào ngày 23: "trước chúng ta chỉ có 12 ca. Bây giờ khá
hơn nhiều." Hôm sau lại tuýt: "Thật sự đã kiểm soát Coronavirus tại
Hoa Kỳ."
Tuýt
ngày 26: "Bọn tin giả (các cơ quan truyền thông) đang cố hết sức cho thấy
caronavirus (đánh vần sai) thật tệ hại, kể cả làm cho thị trường chứng khoán hoảng
loạn. Bọn Dân Chủ cũng vậy, chỉ biết nói, không biết làm. Tình trạng Hoa Kỳ cực
tốt!"
Ngày
27, Trump đổ lỗi cho người di dân và gợi ý cần đóng cửa biên giới. Ngày 29, Mỹ
có ca tử vong đầu tiên (khám nghiệm tử thi gần đây cho biết khác: người Mỹ đầu
tiên chết tại quận hạt Santa Clara trước đó hơn 3 tuần).
Tháng Ba, 2020
Dịch
bắt đầu bùng lên tại Tây Ban Nha, trong khi chính phủ Ý phong tỏa toàn quốc.
Ngày 11, WHO công bố đại dịch toàn cầu và Trump ra lệnh cấm du khách từ 26 quốc
gia Âu châu.
Tiểu
bang Washington trở thành tâm điểm đầu tiên của đại dịch tại Mỹ. New York và
California theo sau với số người nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng. Cấp lãnh đạo
tại Washington và New York đưa ra những biện pháp hạn chế tụ tập, nhưng không đủ
để ngăn ngừa lây lan.
California
hành động sớm và quyết liệt nhất. Khi mới có vài ca tử vong, các quận hạt quanh
San Jose đã ra lệnh cấm túc vào ngày 16. Ba ngày sau, Thống đốc Newsom cấm túc
toàn tiểu bang.
Đại
dịch rõ ràng hoành hành tại nước Mỹ, nhưng Trump tiếp tục tự khen là mình ăn
khách: "chúng tôi được nhiều người xem nhất trên tivi vì cách chúng tôi đối
phó với nạn dịch."
Trump
ví Covid-19 với cúm thông thường. Các chuyên gia đều quan niệm ngược lại, tức
là Covid-19 lây lan rất nhanh với khả năng gây tử vong cao; do đó nguy hiểm hơn
cúm nhiều lần.
Trump
nói Mỹ không thiếu phương tiện, và ai muốn cũng có thể được xét nghiệm. Nhưng tại
các tuyến đầu, thực tế là Mỹ chỉ có khả năng xét nghiệm một số rất nhỏ trong những
người tình nghi bị nhiễm. Nhiều dụng cụ xét nghiệm Chính phủ Liên bang cung cấp
bị hư hỏng, không dùng được.
Ngày
16, Trump đổi giọng: "chúng ta gặp nguy cơ mà một tháng trước chẳng ai
nghĩ đến." Từ cuối tháng Giêng, Peter Navarro, cố vấn tổng thống về ngoại
thương, đã cảnh báo Trump là dịch Covid-19 từ TQ có khả năng tàn phá Hoa Kỳ.
Trump khoe: "hồi nào tới giờ tôi vẫn biết đây là một đại dịch," tuy
trước đó từng nói ngược lại nhiều lần…
Tháng Tư, năm 2020
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption |
Mỹ
vượt qua tất cả các nước kể cả TQ về số người bị nhiễm và chết vì Covid-19.
Trump đổ lỗi cho WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) đã cả tin TQ. Nên hiểu rằng WHO
không có thẩm quyền để buộc bất cứ quốc gia nào phải cung cấp thông tin. Trump
cắt hết tiền tài trợ của Mỹ cho WHO, tuy đây là lúc họ cần ngân khoản nhất để đối
phó với đại dịch toàn cầu.
Bị
báo chí và dư luận chỉ trích, Trump quy trách nhiệm cho bất cứ ai trừ mình, từ
đảng Dân Chủ, Tổng thống Obama, giới truyền thông, thống đốc các tiểu bang, cho
đến TQ. TQ là con ngáo ộp lý tưởng nhất. Chính sách bài Hoa và người da màu vẫn
thuận tiện để tác động đến tinh thần kỳ thị vẫn âm ỉ trong xã hội.
'Cuộc
chiến' giữa các tiểu bang và liên bang bắt đầu.
Bảy
tiểu bang miền Đông thỏa thuận phối hợp cùng nhau cưỡng lệnh liên bang về thời
điểm mở cửa. Tại miền Tây, 3 tiểu bang khác cũng hành động tương tự. Trump xúi
các tiểu bang khác mở cửa trở lại, nhưng chỉ trích Thống đốc Kemp khi ông tuyên
bố Georgia đi theo hướng này.
Các
nhóm cực hữu, có người trang bị súng ống, biểu tình đòi hủy lệnh cấm túc. Đối
diện họ là nhân viên y tế, khẩn khoản kêu gọi họ trở về nhà để bảo vệ tính mạng
của tất cả.
Trump
không kết án các nhóm biểu tình, thậm chí còn khuyến khích họ hãy "giải
phóng" tiểu bang của mình khỏi đảng Dân Chủ. Hình ảnh của những cuộc biểu
tình cho thấy nước Mỹ dường như đang có nội chiến: một phe tin vào thông tin từ
chuyên gia để bảo vệ an nguy cộng đồng; phe kia chỉ nghe lời lãnh đạo và lấy
tin từ đài Fox News.
Các
vụ kỳ thị người Châu Á mỗi ngày một tăng từ khi Trump gọi Covid-19 là "Dịch
TQ." Người Châu Á bị chửi rủi, đánh đập; các doanh nghiệp bị phá hoại. Nhiều
người Mỹ ghê tởm dân gốc Châu Á, coi họ như những ổ dịch biết đi.
Bản quyền hình ảnh Sandy Huffaker/Getty Images |
Tương lai…
Vẫn
còn mờ mịt. Bao giờ mở cửa lại là đề tài tranh cãi: ưu tiên của các tiểu bang
"đỏ" là khôi phục kinh tế ngay cả nếu số người chết gia tăng. Những
tiểu bang đã bị dịch nặng đưa ra thông cáo thận trọng hơn. Người dân mất việc,
mất nhà thê thảm, và nhu cầu xã hội như bữa ăn miễn phí cho trẻ em nghèo tăng vọt
lên.
Người
ta kêu gọi nhau sản xuất và cống hiến thiết bị cho nhân viên y tế, và cung cấp
bữa ăn cho họ và những ai có nhu cầu. Nhưng một số bất chấp lệnh cấm và an nguy
của toàn xã hội. Trong thiên tai, nét đẹp và xấu của một xã hội lộ ra rất rõ.
Nhìn
lại những gì đã và đang xảy ra trong mấy tháng qua, câu trả lời cho tựa của bài
đã rõ.
Có
phải lỗi của TQ không, đối với cư dân Mỹ là một câu hỏi thừa thãi. Việc TQ thiếu
minh bạch với thông tin của họ là điểu khả tín, nhưng họ không có trách nhiệm bảo
vệ chúng ta.
Trách
nhiệm đó là của giới lãnh đạo nước Mỹ. Trump, người lãnh đạo tối cao, rõ ràng
đã thất bại trầm trọng: thay vì chuẩn bị khi được cảnh báo thì khinh thường;
thay vì ủng hộ các chuyên gia thì tung tin sai lạc; thay vì nắm lấy trách nhiệm
thì đẩy cho người khác; thay vì nhận lỗi thì đổ lỗi; thay vì huy động toàn dân
đoàn kết trước nguy cơ thì chửi rủa; thay vì gây niềm tin cho dân thì phát biểu
tiền hậu bất nhất.
Vài
trò quan trọng nhất của một tổng thống là bảo vệ an ninh cho quốc gia và dân
chúng. Nếu không làm được việc đó, giữ chức lãnh đạo để làm gì?
Lỗi
tại ai, chắc ai cũng có thể trả lời.
Bài
thể hiện quan điểm riêng của Thắng Đỗ, một kiến trúc sư sống ở San Jose,
California, và là thành viên hội đồng quản trị của hội PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc
Việt Cấp Tiến).