26 juin 2020

Tin độc quyền Reuters: 'Mỹ xác định Huawei và 19 công ty do quân đội Trung Quốc đứng sau'


25/06/2020


TTO - Danh sách gồm khoảng 20 công ty Trung Quốc bị cáo buộc do quân đội Trung Quốc đứng sau hỗ trợ. Trong số này có tập đoàn Huawei và Hikvision vốn đã bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ năm ngoái.

Một cửa hàng mới của Huawei ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 23-6 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters ngày 25-6 cho hay chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác định các công ty hàng đầu Trung Quốc gồm tập đoàn viễn thông Huawei và công ty công nghệ giám sát video Hikvision là do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát.

Thông tin này do Reuters công bố độc quyền dựa trên một tài liệu mà hãng tin này thấy được. Động thái trên sẽ đặt nền tảng để Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt tài chính mới.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên đã xác nhận tính chính xác của tài liệu này và cho biết tài liệu này đã được trình lên Quốc hội Mỹ.
Năm ngoái, Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen thương mại vì các mối lo ngại về an ninh quốc gia. Washington cũng dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để thuyết phục các đồng minh không cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G.
Danh sách mới nhất gồm 20 công ty mà Washington cho rằng do Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đứng sau. Ngoài những cái tên như Huawei, Hikvision còn có Tập đoàn Viễn thông di động Trung Quốc (China Mobile), Tập đoàn China Telecom, Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC).
Việc xác định do Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện theo một luật năm 1999. Theo đó, bộ này soạn một danh sách những công ty - vốn cung cấp các dịch vụ thương mại, sản xuất hay xuất khẩu - do quân đội Trung Quốc "sở hữu hoặc kiểm soát".
Hiện Huawei, Hikvision, China Mobile, China Telecom, AVIC, Nhà Trắng, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa phản hồi với yêu cầu bình luận của Hãng tin Reuters.
Lầu Năm Góc đang chịu sức ép từ các nghị sĩ của cả đảng Cộng hòa và Dân chủ để công bố danh sách trên, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ - Trung tăng cao trên nhiều mặt trận từ công nghệ cho tới thương mại và chính sách đối ngoại.
Tháng 9 năm ngoái, lãnh đạo phe Dân chủ tại thượng viện Mỹ Chuck Schumer và thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton đã viết thư gửi lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh sử dụng các tập đoàn Trung Quốc để khai thác các công nghệ dân sự cho mục đích quân sự.
Hãng tin Reuters đánh giá danh sách trên có thể sẽ làm làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Tuần trước, Trung Quốc đã dọa trả đũa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì những vấn đề liên quan người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio nói rằng danh sách trên "là một bước khởi đầu, nhưng đáng tiếc vẫn chưa đầy đủ, để cảnh báo người Mỹ về các công ty do nhà nước sở hữu nhằm hỗ trợ các hoạt động của chính phủ Trung Quốc gây đe dọa cho an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ".
TTO - Ông Todd Chapman, đại sứ Mỹ tại Brazil, cho biết Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị hỗ trợ tài chính cho các công ty viễn thông Brazil và các nước khác để có được công nghệ mạng 5G không phải do một số công ty Trung Quốc "không đáng tin cậy" cung cấp.

BÌNH AN

https://tuoitre.vn/tin-doc-quyen-reuters-my-xac-dinh-huawei-va-19-cong-ty-do-quan-doi-trung-quoc-dung-sau-20200625051003514.htm
Liên Âu cân nhắc cấm dân ngoại quốc nhập cảnh, kể cả người Mỹ
huy vu
24 juin 2020
Công dân Mỹ có thể bị cấm nhập cảnh EU vì COVID-19. (Hình minh họa: Mark Renders/Getty Images)

BRUSSELS, Bỉ (NV) – Các quốc gia thành viên Liên Âu (EU) đang bàn việc cấm người dân một số nước, kể cả Mỹ.

Giữa lúc ca COVID-19 tăng mạnh trở lại ở vài nơi trên thế giới, EU thảo luận với quốc gia thành viên để xác định công dân nước nào có thể được cho là an toàn để vào EU kể từ ngày 1 Tháng Bảy. Quy định này sẽ dựa vào tình hình đại dịch COVID-19 ở những nước đó.



“Quy định của chúng tôi sẽ dựa vào tình trạng lây lan virus,” một nhà ngoại giao EU cho biết.

Người này nói thêm rằng EU cũng đang tìm cách ngăn chặn hành khách từ nước nào mà “virus lây lan mạnh nhất.”

Tuy nhiên, quy định mà Ủy Ban Châu Âu (EC) đưa ra không mang tính bắt buộc. Mỗi quốc gia thành viên có quyền tự quyết định cho ai vào hay không..

Hiện tại, Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất thế giới.

Tính đến chiều Thứ Ba, Mỹ có trên 2.3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 121,000 người chết, theo Johns Hopkins University.

 Nhật báo New York Times đưa tin người Mỹ có thể sẽ không được EU cho nhập cảnh khi khối này mở cửa lại biên giới.