Bản quyền hình ảnh AFP Image caption |
Hôm
thứ Ba, báo Thanh Niên phiên bản điện tử đưa tin:
"Gần
750.000 dân phòng, bảo vệ dân phố và công an bán chuyên trách sẽ được tổ chức
thành lực lượng mới có tên là Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự, theo đề xuất của
Bộ Công an.
"Đó
là nội dung đáng chú ý của dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự
cơ sở, vừa được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến."
Tờ
báo là diễn đàn của Hội thanh niên Việt nam dẫn trích nội dung tờ trình của Bộ
Công an Việt Nam cho biết thêm:
"Hiện
nay, về bố trí 3 lực lượng (bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên
trách) tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang có tình trạng không thống
nhất.
"Trên
một địa bàn cấp xã cùng tồn tại các lực lượng quần chúng với tên gọi khác nhau
và đều do Ủy ban Nhân dân cấp xã thành lập, cùng thực hiện một nhiệm vụ nên dễ
dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, chồng lấn.
"Do
đó, theo Bộ Công an, việc tổ chức lại các lực lượng này thành lực lượng với tên
gọi chung sẽ góp phần kiện toàn, tinh gọn bộ máy; kiện toàn lực lượng. Việc điều
chỉnh thống nhất 3 lực lượng này sẽ khắc phục hạn chế, bất cập hiện nay khi người
dân rất khó phân biệt tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, địa bàn, phạm
vi hoạt động… của các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở."
'Đang lấy ý kiến'
Một
nguồn khác, trang mạng "Luật sư Việt Nam", cơ quan thuộc Liên đoàn Luật
sư Việt Nam trong bài viết có tựa đề "từ hôm 01/7 cho biết thêm chi tiết:
"Bộ
Công an đề xuất gộp chung 73.000 bảo vệ tổ dân phố, 550.000 dân phòng và trên
126.000 công an xã, thị trấn không chính quy thành 'lực lượng bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở'…
"Về
lực lượng bảo vệ dân phố: Đã thành lập được 1.882 ban bảo vệ dân phố, 15.656 tổ
bảo vệ dân phố, với tổng số là 72.456 thành viên.
"Về
lực lượng dân phòng: Đã thành lập được 42.476 đội dân phòng với trên 543.095 đội
viên. Về lực lượng Công an xã: Toàn quốc có 126.084 Công an xã, thị trấn không
phải là Công an chính quy đã kết thúc vụ Công an xã và tiếp tục tham bảo vệ an
ninh, trật tự trên địa bàn xã.
"Dự
thảo đang được lấy ý kiến công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an
(hết hạn ngày 24/8/2020), dự kiến có hiệu lực vào năm 2022.
"Từ
năm 2018, Bộ Công an bắt đầu thực hiện đề án đưa 25.000 công an chính quy về
xã. Đến hết tháng 6, toàn quốc có trên 80% số xã được bố trí công an chính quy
với gần 20.000 người, thay thế cho gần 14.000 phó trưởng công an xã, thị trấn
và 113.000 công an viên."
'Bước đi nguy hiểm'?
Hôm
07/7, hai nhà phản biện độc lập và hoạt động dân sự từ Việt Nam đã cho BBC News
Tiếng Việt biết bình luận trên quan điểm riêng của mình về động thái trên của Bộ
Công an Việt Nam, sau đây là nội dung hỏi đáp được thực hiện qua bút đàm:
Tiến
sỹ Khoa học Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng Viện phản biện độc lập IDS đã tự
giải thể):
Tôi cho đây là một bước đi rất nguy hiểm vì nó chính thức hóa các lực lượng có
quân số ¾ triệu người mà lẽ ra đã phải giải thể từ lâu vì vài lý do sau đây:
Tăng
bộ máy do Bộ Công An chỉ huy lên quá cao có thể là một cố gắng tăng quyền lực của
Bộ CA, sẽ làm cho ảnh hưởng của bộ này tăng quá đáng so với các bộ khác và làm
méo mó bản thân chính quyền;
Báo
Thanh niên nói để tinh gọn bộ máy v.v…, nhưng tôi nghĩ ngược lại và chắc chắn sẽ
tăng chi phí ngân sách cho lực lượng của Bộ Công an;
Theo
báo Thanh niên, ông Bộ trưởng nói là để đảm bảo các quyền con người nhưng chính
bài báo nói các nội dung thì thật ra để đàn áp nhân quyền và chắc chắn bị thế
giới lên án.
Theo
tôi, hoàn toàn không cần lực lượng này và nên giải thể chúng chứ không phải
nâng cấp như ý định của Bộ Công an.
Nhà
báo tự do, blogger Nguyễn Hữu Vinh (Cựu Thiếu tá An ninh, từng làm việc tại Cục
bảo vệ chính trị 1, Bộ Công an): Theo báo chí đưa tin, thì đây mới là nội dung dự án
"luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở" vừa được Bộ
Công an công bố để lấy ý kiến.
Đây
có vẻ như một bước "luật hóa", "chính quy hóa" các lực lượng
như "bảo vệ dân phố", "dân phòng"… Về tổng quát thì nên
làm.
Thế
nhưng, xem qua một số nội dung về quyền hạn, tổ chức bộ máy, quản lý, huấn
luyên v.v.., thấy quy mô quá khác thường, song lại bị chống chéo về quản lý. Ví
dụ: "Bộ Công an sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước" lực lượng này, tuy nhiên nó lại "chịu sự lãnh đạo,
điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác của Đảng ủy, UBND
xã, phường, thị trấn."
Về
các điều kiện làm việc có vẻ được tăng thêm, nhưng chưa rõ về các khâu tuyển dụng,
huấn luyện, quyền hạn v.v… khi thi hành nhiệm vụ.
BBC:
So với đề án
tái cấu trúc mô hình, tổ chức, bộ máy đã hiện thực hóa mới đây trong Bộ Công
an, trong đó có xóa bỏ cấp Tổng cục, kể cả Tổng cục Tình báo cũng bị ảnh hưởng,
thì động thái mới này mà hiện nay đag là dự luật, đề xuất xin ý kiến, có thể được
hiểu như thế nào?
TS.
Nguyễn Quang A: Theo tôi, chỉ có thể suy ra sự tham quyền lực, sự tham bành trướng
nhân sự và đi kèm là ảnh hưởng, quyền lực của Bộ Công an.
Ông
Nguyễn Hữu Vinh: Về hình thức, nó như thể "đánh bùn sang ao". Cụ thể
hơn: việc thay đổi tổ chức bộ máy Bộ Công an vừa qua chỉ là "trở lại như
xưa" thôi, chẳng có gì mới mẻ. Nay nó lại có chiều hướng "phình"
là chỗ khác. Trong khi thực tế bao năm nay thấy rõ cần có một sự cải tổ toàn bộ
bộ máy công an trong cả nước (như tôi đã có những bài viết nêu một số ý kiến
liên quan).
BBC:
Về tính thời
điểm của đề xuất dự luật và chủ trương này, các ông thấy thế nào?
TS.
Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ có lẽ họ muốn siết chặt bộ máy kiểm soát toàn dân, bộ
máy đàn áp nhân danh 'AN NINH' vì an ninh luôn được họ diễn giải một cách tù mù
để đàn áp những người có ý kiến không giống họ. Có lẽ họ học Trung Quốc để tăng
cường kiểm soát nhân dân và đàn áp bất đồng chính kiến, đi ngược lại sự tiến bộ
của đất nước, có lẽ họ đang sợ vụ Đồng Tâm và muốn siết chặt hơn sự kìm kẹp.
Ông
Nguyễn Hữu Vinh: Trước hết, Bộ Công an cần phổ biến rộng rãi, chi tiết nội dung
dự án; không chỉ đưa lên trang mạng của Bộ, mà còn cần có nhiều hình thức giải
trình thật sáng rõ, nêu ra những mặt lợi/ không lợi trong việc tổ chức lực lượng
này. Cần có thời gian dài, có nhiều hình thức lấy ý kiến phản biện.
Đồng
thời, một yêu cầu quan trọng, cần có song hành (lẽ ra phải có trước), là phải tổng
kết toàn bộ kinh nghiệm thực tế của việc tồn tại lực lượng dân phòng, bảo vệ
dân phố từ khi nó ra đời đến nay. Trên cơ sở đó mới có thể đánh giá được thấu
đáo mọi khía cạnh của dự án này.
Biết
đâu, nếu có sự tổng kết nghiêm túc, công luận sẽ thấy là nên giải tán toàn bộ
các lực lượng đó?